Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 78 - 80)

- Các vấn đề xã hộ

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

2.3.2.1 Hạn chế

Thứ nhất: Chất lượng và tiến độ lập đồ án quy hoạch chi tiết chưa đáp ứng yêu cầu

Công tác quy hoạch tuy đã được quan tâm triển khai, nhưng chất lượng một số hồ sơ các đồ án quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa bám sát được thực tế và tính khả thi không cao. Công tác quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế, việc xây dựng cơi nới trái phép, vi phạm hành lang chưa được ngăn chặn kịp thời, tiến độ một số đồ án quy hoạch còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Chất lượng hồ sơ còn sai sót, trong quá trình thực hiện các dự án tại hiện trường còn có phát sinh, điều chỉnh, công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng tiến độ các dự án tại hiện trường được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tiến độ thực hiện tại một số dự án còn kéo dài chậm đưa vào khai thác, sử dụng, nên chưa phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Tiến độ lập quy hoạch chi tiết một số khu chức năng chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và giới thiệu địa điểm cho các nhà đầu tư. Đã xảy ra tình trạng tập trung đông người cản trở thi công và chống người thi hành công vụ; khiếu nại tố cáo, cờ bạc, số đề, trộm cắp trong KKT có chiều hướng gia tăng.

Thứ hai: công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn chưa chặt chẽ.

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện không đầy đủ và chưa nghiêm túc, chỉ mang tính hình thức, chưa xây dựng được quy trình kiểm soát chặt chẽ đã làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư từ NSNN.

Thứ ba: Công tác thanh, quyết toán còn hạn chế.

Công tác lập hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư, thời gian lập hồ sơ, chất lượng lập hồ sơ báo cáo quyết toán đối với một số dự án hoàn thành bàn giao còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu so với quy định tại Thông tư số 19/2011/TT- BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính.

+ Chủ đầu tư còn chậm trong việc với cấp có thẩm quyền xem xét xử lý và cho phép quyết toán khối lượng đã thực hiện dẫn đến tồn tại kéo dài trong công tác quyết tóan vốn đầu tư các dự án.

+ Trong những năm gần đây do sự biến động giá thị trường và sự thay đổi của cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng, văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, Ngành không được ban hành đồng bộ; Giá vật tư, nhân công có nhiều biến động vì vậy các dự án cần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, tổng dự toán theo quy định nhưng chưa được Chủ đầu tư trình Cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến chậm trễ kéo dài trong quá trình lập hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư sau khi công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp có thẩm quyền với Chủ đầu tư, BQLDA, đơn vị thi công để xử lý kịp thời các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và chỉ đạo các Chủ đầu tư, BQLDA trực thuộc trong quá trình thực hiện dự án và lập hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để trình phê duyệt theo quy định

+ Chưa xác định trách nhiệm cụ thể và tổ chức bộ phận chuyên môn hóa để thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành trong các BQLDA chưa được chú trọng và tập trung chỉ đạo quyết liệt. Mặt khác năng lực quản lý, tổ chức bộ máy điều hành dự án của Ban quản lý dự án là các đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng công trình có tính chất đặc trưng như (Truờng học, Bệnh viện … ) chưa đảm bảo yêu cầu về năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dẫn đến gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy trình thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản gây chậm trễ trong công tác lập hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

+ Việc chấp hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư và đề xuất xử lý các tồn tại vướng mắc của BQLDA ở một số dự án còn chưa kịp thời, chưa đảm bảo chất lượng và thời hạn quy định ảnh hưởng nhiều đến công tác tổng hợp, báo cáo với các Cấp có thẩm quyền để được xem xét, xử lý kịp thời những tồn tại trong công tác quyết toán vốn đầu tư.

Thứ tư: Công tác đấu thầu còn nhiều bất cập.

Luật đấu thầu ra đời năm 2006, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng như mua bán thầu, đấu thầu hình thức vẫn diễn ra, nhất là đối với nguồn vốn NSNN. Cơ chế xử lý các nhà thầu vi phạm vẫn chưa được hoàn thiện, do đó chưa tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ đối với hoạt động đấu thầu. Do hạn chế trong công tác đấu thầu dẫn tới việc một số nhà thầu không đủ năng lực vẫn trúng thầu, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và giảm chất lượng công trình xây dựng.

Thứ năm: Công cụ quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản chưa phát huy hiệu quả

Hiện nay, công cụ quản lý vốn NSNN chủ yếu là hệ thống văn bản pháp luật, chiến lược quy hoạch phát triển vùng, ngành trong từng thời kỳ và hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật. Tuy nhiên, các công cụ này đang trong giai đoạn xây dựng, chưa hoàn thiện làm giảm hiệu quả quản lý. Ngoài ra, công cụ khá quan trọng trong quản lý vốn là vai trò của cộng đồng chưa được sử dụng.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w