- Các vấn đề xã hộ
2.2.1 Tình hình nguồn vốn và vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN KHU KINH TẾ NGHI SƠN, THANH HÓA
2.2.1 Tình hình nguồn vốn và vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa bản khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa
Hiện nay, dự án đầu tư XDCB phần lớn trong giai đoạn chuyển tiếp và thi công, do đó tỉnh tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ và đủ điều kiện khởi công; bảo đảm cho việc thực hiện các nghị quyết trong giai đoạn mà Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua và các công trình chuyển tiếp nhằm đẩy nhanh tiến độ. Về chỉ tiêu vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, bố trí vốn cho các dự án đầu tư bảo đảm mục tiêu hỗ trợ, chỉ tiến hành khởi công xây dựng công trình đối với một số dự án thật sự cần thiết. Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng sử dụng vốn dàn trải, lãng phí và kém hiệu quả.
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn theo giai đoạn đầu tư cho dự án XDCB tại KKT Nghi Sơn 2006-2010
Đơn vị tính : triệu đồng
(Nguồn : Báo cáo tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án XDCB KKT Nghi Sơn 2006-2010)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng giá trị 27.601 100 151.669 100 213.828 100 623.867 100 348.004 100 Dự án hoàn thành 10.155 36,79 23.800 15,69 58.828 27,51 94.482 15,14 21.522 6,18 Dự án chuyển tiếp và đang triển khai thi
công 17.446 63,21 127.649 84,16 152.100 71,13 436.253 69,93 297.032 85,35 Dự án có kế hoạch khởi công 2010 - - - - 1.500 0,70 91.782 14,71 27.850 8,00 Dự án chuẩn bị đầu tư - - 220 0,15 1.400 0,66 1.350 0,22 1.600 0,47
Tỷ lệ vốn của các dự án hoàn thành tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng. Đồng thời giá trị và tỷ trọng vốn của các dự án chuyển tiếp và đang thi công tăng lên qua các năm, thể hiện KKT Nghi Sơn đã thu hút được lượng vốn và số lượng dự án ngày càng lớn qua các năm. Điều này thể hiện sự quan tâm đúng mức của Chính Phủ dành cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực thu hút các nguồn khác, mở rộng và phát triển các KKT nói riêng trên địa bàn cả nước và KKT Nghi Sơn, Thanh Hóa nói riêng.
Việc xây dựng và tập trung phát triển các KKT là bước đi vững chắc, tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để làm được điều này, ngoài việc huy động được vốn từ các nguồn (NSNN, vốn từ tập đoàn lớn, vốn đầu tư nước ngoài,...) còn liên quan tới vấn đề sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả đồng vốn, nhất là với nguồn vốn lớn và dễ bị thất thoát như vốn từ NSNN.
Bảng 2.2 : Kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu Giai đoạn 2011-2015
Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
1. Vốn từ NSNN 10.578 6,03
2. Phát hành trái phiếu, huy động từ
các nhà đầu tư,… 164.811 93,97
Tổng 175.389 100
(Nguồn : Chương trình phát triển KKT Nghi Sơn đến năm 2015)
Nhu cầu vốn để đầu tư các dự án hạ tầng là rất lớn trong khi đó nguồn vốn ngân sách đầu tư hàng năm cho KKT, KCN chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu, tuy đã đề ra nhiều giải pháp để kêu gọi, huy động các nguồn vốn để đầu tư (ODA; BOT;…). Nhưng trong thực tế nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh vẫn từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ trung ương và cân đối ngân sách của địa phương. Trong giai đoạn tới (2011-2015), các KKT nói chung và KKT Nghi Sơn nói riêng đang tập trung vào các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư XDCB, giảm tỷ trọng vốn NSNN trong tổng vốn còn dưới 10%. Điều này tạo điều kiện chủ động nguồn vốn và tăng hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, vốn NSNN vẫn là một trong những nguồn vốn quan trọng trong XDCB cần phải quản lý tốt để tránh thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư, tạo động lực huy động các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư XDCB.