Thực trạng chỉ tiêu đánh hiệu quả quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 74 - 76)

- Các vấn đề xã hộ

2.2.4 Thực trạng chỉ tiêu đánh hiệu quả quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

đầu tư xây dựng cơ bản

Hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng dùng để đánh giá trình độ quản lý vốn trong XDCB chưa có và cũng ít được đề cập tới trong các báo cáo nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB. Vì vậy, đây là vấn đề đang còn bỏ ngỏ cần được quan tâm để có một cách đánh giá chính xác, chi tiết hơn đối với công tác quản lý vốn xây dựng hiện nay.

Việc tính toán và sử dụng chỉ tiêu nào để đánh giá hầu như do kinh nghiệm và tính chủ quan của từng người. Do đó, chưa thống nhất trong phương pháp tính và

quy chuẩn đánh giá nên khó áp dụng để quản lý vốn hiệu quả.

Các dự án đầu tư XDCB có tính đặc trưng riêng, phức tạp, thời gian phát huy tác dụng lâu dài. Vì vậy, chỉ áp dụng tính toán chỉ tiêu cho từng dự án riêng lẻ, khó xây dựng được chỉ tiêu chung dùng đánh giá trình độ quản lý của BQLDA.

Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giai đoạn 2006- 2010

Công tác lập quy hoạch chi

tiết so với quy hoạch chung. 78% (giai đoạn 2006-2010) Vốn đầu tư thực hiện theo

kế hoạch = vốn đầu tư thực hiện/ vốn kế hoạch (%)

100 101 106 100,4 76 93,5

Tỷ lệ giảm trừ sau thẩm

tra (%) 1 0,9 0,97 1,12 0,95 1,03

Tỷ lệ thất thoát vốn (%) - - - -

+ Công tác lập quy hoạch chi tiết so với quy hoạch chung: đạt trên 70% diện tích trong KKT được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đang trình duyệt 11 đồ án quy hoạch chi tiết khu chức năng dự kiến hoàn thành cuối năm 2011.

+ Chỉ tiêu Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: luôn đạt 100% và vượt mức 100% trong giai đoạn 2006-2009. Riêng năm 2010, tỷ lệ này chỉ đạt 76% do các dự án có kế hoạch khởi công trong năm 2010 bị chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng, dẫn tới chậm tiến độ thực hiện dự án, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

+ Tỷ lệ giảm trừ sau thẩm tra: Tỷ lệ giảm trừ trung bình của các dự án đầu tư XDCB tại KKT Nghi Sơn đã được quyết toán trong thời gian năm năm qua, vào khoảng 1%, là tỷ lệ thường thấy ở các dự án sử dụng vốn NSNN tại các địa phương.

+ Tỷ lệ thất thoát vốn: chưa được quan tâm và tính toán tại các báo cáo về hiệu quả quản lý vốn NSNN của các dự án đầu tư XDCB. Đây là tỷ lệ quan trọng và

chủ yếu để đánh giá một cách sát thực nhất đối với hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên phương pháp tính và hệ thống cơ sở dữ liệu cần thiết để tính toán chưa hoàn thiện. Do đó, chưa được sử dụng như một chỉ tiêu chính trong đánh giá hiệu quả quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại Khu kinh tế Nghi Sơn cũng như các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN khác.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w