* Căn cứ vào nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư XDCB bao gồm: vốn từ NSNN, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài, vốn vay nước ngoài, vốn ODA, vốn huy động từ nhân dân.
+ Vốn từ NSNN: là vốn của NSNN được cân đối trong dự toán NSNN hàng năm từ các nguồn thu trong nước (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư XDCB.
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của tổ chức Quốc tế và các Chính phủ hỗ trọ cho Chính phủ Việt Nam.
+ Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước dùng để đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Vốn đầu tư XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Vốn đầu tư phát triển của Doanh nghiệp: vốn khấu hao tài sản cố định nguồn ngân sách để lại và khấu hao tài sản cố định nguồn tự bổ sung (gọi chung là nguồn vốn khấu hao tài sản cố định); các nguồn vốn sử dụng chung của doanh nghiệp như: Quỹ đầu tư phát triển của DN gồm: quỹ cổ phần hoá, quỹ hình thành từ lợi nhuận); quỹ dùng chung gồm: quỹ môi trường, quỹ thăm dò khai thác tài nguyên và các quỹ khác theo quy định của Pháp luật...), Quỹ đầu tư phát triển và quỹ phúc lợi của các công ty con, các công ty liên kết; vốn vay thương mại (vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của DN); vốn huy động của Công nhân viên chức; vốn huy động từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty hoặc công trình.
+ Vốn khác: vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu kho bạc nhà nước phát hành theo quyết định của Chính phủ, vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ, vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
* Căn cứ theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định
+ Vốn đầu tư xây dựng mới (xây dựng, mua sắm tài sản cố định mới do nguồn vốn trích từ lợi nhuận)
+ Vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo sửa chữa (thay thế tài sản đã hết niên hạn sử dụng từ nguồn vốn khấu hao) và hiện đại hóa tài sản cố định.
* Căn cứ vào chủ đầu tư
+ Chủ đầu tư là Nhà nước: vốn do NSNN cấp, chủ yếu cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, công trình giao thông thủy lợi, công trình công cộng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm.
+ Chủ đầu tư là các doanh nghiệp: chủ đầu tư là các doanh nghiệp quốc doanh, phi quốc doanh, độc lập và liên doanh, trong nước và nước ngoài đầu tư chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận.
+ Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ: các công ty tư nhân, công ty TNHH một thành viên đầu tư sản xuất kinh doanh vì mục tiêu sinh lời.
* Căn cứ vào cơ cấu đầu tư
+ Vốn đầu tư XDCB cho các ngành kinh tế (các ngành cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV)
+ Vốn đầu tư XDCB cho các địa phương và vùng lãnh thổ + Vốn đầu tư XDCB theo các thành phần kinh tế.
Do tính chất phức tạp và thời gian thu hồi vốn lâu của các dự án đầu tư XDCB, nguồn vốn NSNN giữ vị trí chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư XDCB. Vì vậy, quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB một cách hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí sẽ tạo điều kiện cho dự án đầu tư XDCB phát huy hiệu quả cao nhất.