Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn II (giai đoạn thực hiện đầu tư)

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 40 - 45)

A, B, C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;

- Chủ tịch UBDN các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch UBDN cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;

- Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.

1.2.3.4 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn II (giai đoạn thực hiện đầu tư) đầu tư)

Giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn sử dụng phần lớn vốn của dự án chiếm tới gần 85-95,5% vốn đầu tư được giải ngân trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là thời gian vốn không sinh lời, thời hạn thực hiện đầu tư kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào công tác chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trình việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư. Vì vậy, quản lý vốn đầu tư ở giai đoạn thực hiện đầu tư giữ vị trí quan trọng, quản lý vốn hiệu quả ở giai đoạn này sẽ giảm lãng phí, thất thoát vốn.

* Quản lý tổng dự toán đầu tư xây dựng công trình

Trong giai đoạn chuẩn thực hiện đầu tư, chủ đầu tư cần tập trung quản lý tổng chi phí công trình xây dựng thể hiện bằng chỉ tiêu tổng mức đầu tư. Tổng mức đầu tư là tổng chi phí dự tính để thực hiện toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng, là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư.

Hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB là hoạt động hết sức phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đòi hỏi phải có những phương pháp quản lý khoa học mà trong đó việc lập và thực hiện các kế hoạch tài chính là có tính chất bắt buộc. Các giá trị dự toán trong dự án đầu tư chính là cơ sở quan trọng để lập triển khai các kế hoạch tài chính thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB.

Dự toán vốn đầu tư XDCB công trình dùng để lập kế hoạch tài chính về nhu cầu vốn đầu tư theo các nguồn vốn. Vốn đầu tư XDCB công trình là toàn bộ hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết mà chủ đầu tư bỏ ra để xây dựng công trình. Cụ thể nó chính là toàn bộ số vốn cần thiết phải bỏ ra, vốn đầu tư XDCB công trình bao gồm:

+ Vốn đầu tư xây lắp: Gồm các chi phí để xây lắp công trình và lắp đặt thiết bị vào công trình.

+ Vốn thiết bị: Gồm các chi phí mua sắm máy móc thiết bị sản xuất cho công trình.

+ Vốn kiến thiết cơ bản khác: Gồm toàn bộ các chi phí kiến thiết cơ bản khác được tính và không được tính vào giá trị công trình để đăng ký tài sản cố định.

- Dự toán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng. Dự toán xây dựng công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình. Dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.

- Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình. Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công trình đồng thời là tổng dự toán. Đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước khi khởi công xây dựng công trình phải có thiết kế và tổng dự toán được duyệt.

- Điều chỉnh dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình: đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nếu tổng dự toán được điều chỉnh vượt tổng dự toán đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải thẩm định, phê duyệt lại và báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình. Trong trường hợp tổng dự toán đã được điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.

- Quản lý sự phù hợp giữa tổng dự toán và tổng mức đầu tư: Đối chiếu

giữa tổng dự toán và tổng mức đầu tư để phát hiện các trường hợp tổng dự toán vượt mức đầu tư sai so với quy định. Tổng dự toán không được lớn hơn tổng mức

đầu tư được duyệt; giá trị tổng dự toán kể cả thiết bị phải phù hợp với quyết định đầu tư. Đối chiếu nội dung công việc trong quyết định đầu tư có tương ứng với dự toán chi tiết trong dự toán được duyệt, từ đó phát hiện các trường hợp có trong dự toán nhưng không có trong nội dung quyết định đầu tư hoặc ngược lại.

* Lựa chọn nhà thầu

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.

Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận; thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác.

* Quản lý nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành (khối lượng và đơn giá thanh toán)

Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm: thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành.

- Thanh toán tạm ứng: Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng cụ thể như sau:

- Thanh toán khối lượng hoàn thành

+ Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng: Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng.

+ Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng: việc thanh toán trên cơ sở bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt phù hợp với tính chất từng loại công việc.

+ Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

+ Đối với khối lượng công tác xây lắp: phải căn cứ vào định mức dự toán của từng loại công tác, mức giá vật liệu được công bố từng tháng của địa phương và những thay đổi giá ca máy hoặc tiền lương tại thời điểm thi công khối lượng công tác xây lắp đó để xác định đơn giá XDCB phù hợp với mặt bằng giá tại thời điểm đó hoặc dùng phương pháp bù trừ chênh lệch giá của khối lượng công tác xây lắp hoàn thành được thanh toán.

+ Đối với thanh toán thiết bị: khối lượng thiết bị được thanh toán là khối lượng thiết bị đã nhập kho chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp), hoặc đã lắp đặt xong và được nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp đặt) và thỏa mãn các điều kiện để được nghiệm thu.

+ Thanh toán chi phí kiến thiết cơ bản khác: việc thanh toán chi phí kiến thiết cơ bản khác được thực hiện khi có đủ các căn cứ chứng minh công việc đã được thực hiện.

* Quản lý quyết toán vốn đầu tư

Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Vốn đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ý nghĩa quyết toán vốn đầu tư trong quản lý vốn đầu tư XDCB

Xác định đầy đủ và chính xác tổng mức vốn đã đầu tư xây dựng công trinh, vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động hoặc chi phí không chuyển thành tài sản của công trình là cơ sở xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ quản đầu tư trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB.

Quyết toán vốn đầu tư XDCB có thể xác định rõ được số lượng chất lượng, năng lực sản xuất và giá trị TSCĐ mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của công trình XDCB đã hoàn thành.

Thông qua việc quyết toán đánh giá kết quả quá trình đầu tư XDCB, các bên liên quan, đặc biệt là chủ đầu tư, có thể rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phù hợp với tình hình hiện nay.

- Nội dung quyết toán vốn đầu tư

Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình, bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị và những chi phí kiến thiết cơ bản khác.

Xác định các khoản chi phí thiệt hại không tính vào giá trị công trình.

Xác định tổng số vốn đầu tư thực tế tính vào công trình đầu tư: số vốn này bằng tổng vốn thực tế đầu tư xây dựng công trình trừ đi các khoản chi phí thiệt hại không tính vào giá trị công trình.

- Thẩm quyền phê duyệt quyết toán

+ Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án quan trọng khác do Thủ tướng quyết định đầu tư: Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn NSNN, được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền; chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần không sử dụng vốn NSNN.

+ Đối với dự án nhóm A, B, C: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương các đoàn thể; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự án nhóm B,C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.

+ Đối với các dự án còn lại: người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

* Quản lý việc giải ngân vốn đầu tư XDCB theo tiến độ thi công công trình, đây là nhân tố quan trọng đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ. Theo dõi kiểm soát chi phí phát sinh trong quá trình thi công để có các biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w