Thực trạng công cụ quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 62 - 65)

- Các vấn đề xã hộ

2.2.2 Thực trạng công cụ quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây

dựng cơ bản

Thứ nhất: Hệ thống cơ chế chính sách pháp luật.

Hiện nay, tuy đã hệ thống cơ chế chính sách pháp luật về quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB được ban hành nhưng vẫn tồn tại những hạn chế như các văn bản pháp lý chồng chéo, thiếu tính thống nhất, dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng trong quản lý vốn.

Các văn bản pháp luật hiện nay liên quan tới quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB :

- Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

- Nghị định 73/2003/NĐ-CP về quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.

Quy định về quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB

Các văn bản QPPL về quản lý xây dựng đô thị và quy hoạch đó được ban hành đầy đủ. Tuy nhiên, việc ban hành Quy chuẩn quy hoạch xây dựng chưa kịp thời (mới được ban hành năm 2008). Luật Xây dựng chỉ quan tâm nhiều đến quy hoạch vùng đô thị, các điểm dân cư mà chưa có các luật về quy hoạch ngành (như quy hoạch giao thông) là công cụ quan trọng làm cơ sở quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng.

Còn thiếu các quy phạm pháp luật quy định về việc quy hoạch đó được phê duyệt nhưng khi triển khai thực hiện quy hoạch lại không có đủ vốn thực hiện nên dẫn đến quy hoạch "treo". Có sự chồng chéo trong các văn bản pháp quy, ảnh hưởng nhiều đến công tác quy hoạch. Rõ nhất là các văn bản QPPL đối với quy hoạch tổng

thể và quy hoạch chi tiết, giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch môi trường.

Quy định về quản lý đầu tư XDCB: việc hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng có nhiều điểm cũng bất cập, chưa thống nhất trong cách hiểu, làm các cơ quan đơn vị quản lý dự án lúng túng trong thực hiện

Quy định về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng : hệ thống văn bản quy định về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng thiếu tính thống nhất. Một số quy định hiện hành về đấu thầu không có tính khả thi, không phù hợp và không rõ ràng.

Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng : nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng là một bước tiến mạnh mẽ trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phù hợp với cơ chế thị trường, và trong thực tế áp dụng cho cả các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, đối với nguồn vốn Nhà nước vẫn cũng nhiều vướng mắc vì chủ đầu tư không phải là người chủ thực sự, mà chỉ là người được giao vốn Nhà nước để đầu tư và bị giám sát, thẩm tra bởi các chủ thể quản lý của Nhà nước.

Quy định về xử lý vi phạm : hệ thống các quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đầu tư XDCB cũng chưa đầy đủ. Một số quy định về trách nhiệm của các chủ thể chưa rõ ràng, chế tài xử phạt khung đầy đủ để ràng buộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, trong ghi kế hoạch đầu tư (thiếu thủ tục, không có nguồn vốn …), không đồng bộ giữa giải phóng mặt bằng và triển khai thi công, vi phạm về năng lực chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý dự án, vi phạm trong đấu thầu, chọn thầu…

Thứ hai: Chiến lược, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.

Các yêu cầu chung khi lập quy hoạch xây dựng phải phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch khác ; tổ chức, sắp xếp không gian hợp lý, tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững. Vai trò của quy hoạch xây dựng ở chỗ phải phân cấp trách nhiệm về lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch xây dựng.

Ngay sau khi thành lập Ban quản lý KKT Nghi Sơn đã phối hợp với Sở, Ban ngành trong Tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương triển khai lập, hoàn chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007. Đồng thời triển khai nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng, trong đó ưu tiên lập quy hoạch Cảng biển Nghi Sơn, các KCN, khu tái định cư, khu phi thuế quan, khu trung tâm dịch vụ công

cộng, các khu nghĩa trang, khu dân cư... trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đến nay đã phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết 23 khu chức năng trong KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh; Đang trình phê duyệt 18 khu chức năng khác, dự kiến hoàn thành QHCT các khu chức năng trong năm 2010, đạt mục tiêu đề ra.

Ban còn tham mưu cho Tỉnh phối hợp với các Bộ ngành Trung ương, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn nghiên cứu và thống nhất trình Chính phủ cho phép chuyển vị trí cảng xuất sản phẩm Lọc hoá dầu lên phía Bắc đảo Biện Sơn; hoàn chỉnh hồ sơ địa điểm Sân bay dân dụng trình Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định; Lập hồ sơ quy hoạch chi tiết Cảng biển Nghi Sơn trình Bộ Giao thông vận tải và đã được phê duyệt

Thứ ba: Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật.

Định mức kinh tế kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quản lý vốn NSNN trong XDCB. Tuy nhiên, công tác xây dựng định mức gặp nhiều khó khăn do không có tài liệu hướng dẫn về phương pháp xây dựng định mức. Phương pháp sử dụng chủ yếu ở các đơn vị này là thống kê kinh nghiệm và một số đơn vị có tham khảo phương pháp tính toán từ các đơn vị tư vấn. Hơn nữa, việc xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật đòi hỏi thời gian nghiên cứu và trình độ của các cán bộ xây dựng chỉ tiêu cao và bám sát thực tế thay đổi của thị trường. Một thực trạng hiện nay là hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực XDCB còn nhiều lạc hậu, thiếu tính khả thi, chưa theo kịp với những thay đổi của thị trường. Do đó, ảnh hưởng tới công việc dự toán vốn và giảm hiệu quả công tác quản lý vốn, nhất là đối với vốn NSNN trong lĩnh vực XDCB.

Quy trình, quy phạm xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng chưa có một văn bản pháp luật quy định chính thức, cho nên để xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng trước hết phải ứng dụng các quy trình về xây dựng cơ sở dữ liệu và xây dựng ứng dụng phần mềm hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu.

Phương pháp sử dụng trong xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật là phương pháp tổng hợp (thống kê, kinh nghiệm) và phương pháp phân tích (phân tích tính toán). Do đó, hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật thường lạc hậu, không theo kịp sự thay đổi của thị trường.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w