Nhóm giải pháp tăng cường quản lý vốn trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 89)

- Các vấn đề xã hộ

NGHI SƠN, THANH HÓA

3.2.6 Nhóm giải pháp tăng cường quản lý vốn trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Thứ nhất: tăng cường kiểm tra, giám sát việc áp dụng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý chi phí đầu tư.

+ Quản lý chi phí xây lắp: cần kiểm tra, giám sát việc áp dụng các định mức, đơn giá đảm bảo đúng các qui định về thành phần công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công, đối với các qui định hướng dẫn điều chỉnh định mức, đơn giá dự toán và các chế độ trong quản lý XDCB của Nhà nước và địa phương, cần chú ý tới thời hạn hiệu lực của văn bản.

loại, công suất, các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo đúng nội dung đầu tư thiết bị trong dự án đã được duyệt. Tiếp đó, cần giám sát, theo dõi chặt chẽ để đảm bảo các máy móc, thiết bị này được sử dụng đúng mục đích, được khai thác và tận dụng một cách có hiệu quả.

Theo tiến độ của dự án, việc tiếp nhận và sử dụng vốn tạm ứng được thực hiện cho các đối tượng là khối lượng xây lắp thực hiện, chi phí thiết bị và các chi phí khác của dự án.

Thứ hai: Mở rộng hình thức đấu thầu.

Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Để lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực cần tập trung vấn đề sau:

- Mở rộng đối tượng tham gia dự thầu như: tăng số lượng dự án đấu thầu rộng rãi, giảm hình thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu,…

- Thực hiện đúng quy trình tham gia đấu thầu, hoàn thiện phương pháp chấm điểm thầu.

- Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu chi tiết, chặt chẽ hơn, cần có những chế tài xử phạt nghiêm đối với những trường hợp vi phạm.

Thứ ba: Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ triển khai các dự án.

- Thường xuyên tổ chức giao ban, chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng cho các Chủ đầu tư triển khai dự án, trước hết là Dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn, Dự án thép Nghi Sơn, Trường dạy nghề Nghi Sơn...để khởi công trong năm 2010, thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

- Quan tâm theo dõi, nắm tình hình, phối hợp giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, cấp điện, cấp nước...để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong KKT.

Để đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng hồ sơ quyết toán và thời gian lập hồ sơ báo cáo quyết toán theo đúng quy định cần thực hiện các giải pháp sau:

- Quy định rõ thời điểm chủ đầu tư phải lập hồ sơ quyết toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, tránh tình trạng chậm trễ trong quyết toán vốn đầu tư. Đồng thời quy định biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư vi phạm thời gian và thủ tục lập hồ sơ quyết toán vốn.

- Đổi mới, ban hành các văn bản hướng dẫn lập hồ sơ quyết toán và điều chỉnh tổng mức đầu tư, tổng dự toán khi có sự biến động giá cả thị trường để cấp có thẩm quyền có căn cứ pháp lý xem xét, phê duyệt hồ sơ quyết toán sau khi điều chỉnh.

- Có cơ chế, quy định về việc phối hợp giữa các cấp có thẩm quyền với Chủ đầu tư, BQLDA, đơn vị thi công để xử lý kịp thời các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và chỉ đạo các Chủ đầu tư, BQLDA trực thuộc trong quá trình thực hiện dự án và lập hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để trình phê duyệt theo quy định

- Phân rõ quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, bộ phận chuyên môn hóa để thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành trong các BQLDA.

Thứ năm: Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý sai phạm trong quá trình thực hiện dự án.

Hoạt động đầu tư tại các KCN cần được kiểm soát chặt chẽ đồng thời với việc bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm thực tế phát triển KCN trên địa bàn và tại một số địa phương cho thấy, hoạt động của các dự án đầu tư trong KCN có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Do đó việc xây dựng các KCN bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung. Yêu cầu các chủ đầu tư phải tuân thủ đúng, đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường ngay từ thời điểm đăng ký cấp giấy Chứng nhận đầu tư. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm của các dự án gây ô nhiễm môi trường trong KCN. Quá trình cấp phép cho các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản cần phải thận trọng vì một mặt gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (nếu cho phép khai thác ồ ạt), mặt khác sẽ có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w