Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
1.4. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên
ĐHNN của sinh viên được biểu hiện ở nhiều mặt: nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân đối với dự định ban đầu về nghề nghiệp, cũng như định hướng về việc duy trì, phát triển nghề nghiệp tương lai thuộc chun ngành TLH. Có thể trình bày một cách khái quát như sau:
* Mặt nhận thức:
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người: nhận thức – tình cảm – ý chí. Nhận thức đúng về nghề nghiệp làm cơ sở cho tình cảm, ý chí, quan điểm, lập trường tư tưởng và hành động đúng của cá nhân trong quá trình ĐHNN. Nghề nghiệp là một lĩnh vực tồn tại khách quan, muốn chiếm lĩnh nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp thì trước hết mỗi người phải tự nhận thức được những đặc điểm, yêu cầu cơ bản về nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm: Nhận thức về nghề nghiệp là q trình cá nhân tìm tịi, phát hiện và phản ánh những đặc trưng cơ bản của nghề, những yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp, những đòi hỏi về mặt tâm sinh lý đối với người làm nghề. Hoạt động ĐHNN là hoạt động phức tạp, đa dạng với nhiều giai đoạn. Vì vậy, để SV ĐHNN tốt, trước hết SV phải có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thuận lợi, khó khăn, tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung, tính chất của nghề nghiệp. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu và động cơ nghề nghiệp của sinh viên.
* Mặt thái độ:
Thái độ là một bộ phận cấu thành, một thuộc tính tồn vẹn của ý thức tạo ra trạng thái tâm lý sẵn sàng phản ứng lại các tác động khách quan, sẵn sàng hành động với đối tượng theo một hướng nhất định, được biểu hiện ra ở quá trình nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, hồn cảnh nhất định. Theo đó, “Thái độ nghề nghiệp” là thuộc tính phức hợp của nhân cách, được biểu hiện ở ý thức, tính cách, động cơ, tình cảm, ý chí của chủ thể đối với hoạt động nghề nghiệp thông qua các đánh giá chủ quan về mặt nhận thức, tình cảm và hành động với đối tượng có liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu nghề của chủ thể. Chỉ khi nào con người có được những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nghề nghiệp thì mới hình thành nên những tình cảm sâu sắc, gắn bó với nghề. Tạo nên những động lực hoạt động nghề nghiệp mạnh
mẽ, bền vững. Có như thế người ta mới khắc phục được những khó khăn trở ngại trong q trình hoạt động nghề nghiệp, có khả năng lao động sáng tạo, tích lũy được nhiều kinh nghiệm q báu để hồn thành nhiệm vụ của mình và khơng ngừng nâng cao chất lượng nghề nghiệp. Mặt khác, chính tình cảm nghề nghiệp và q trình hoạt động nghề nghiệp lại củng cố nhận thức của con người ngày càng đầy đủ, sâu sắc và có thêm những hiểu biết mới về nghề nghiệp.
* Mặt hành vi:
Đây là mặt thể hiện rõ nhất khả năng huy động chức năng tâm lý của bản thân SV một cách tự giác, tích cực để vượt qua những khó khăn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ ĐHNN. Trên cơ sở sự hiểu biết đã được hình thành, SV có được những thái độ tích cực đối với hoạt động ĐHNN để sẵn sàng tham gia hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường một cách nghiêm túc. SV cũng phải thể hiện tính tích cực, tự giác vượt qua những khó khăn nhất định trong q trình hình thành thái độ cần thiết với hoạt động ĐHNN. Như vậy, khi SV ý thức được đầy đủ khó khăn, tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động ĐHNN, từ đó có thái độ đúng đắn, tự giác tham gia hoạt động đồng thời thực hiện các hành vi tương ứng trong quá trình ĐHNN.
Trong nghiên cứu này về ĐHNN của SV, tất cả các mặt ĐHNN của SV có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vậy, khi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở tất cả các mặt trên. Đây cũng là cơ sở lý luận để người nghiên cứu xây dựng hệ thống công cụ sử dụng cho đề tài.