Chương trình đào tạo cử nhân TLH Trường KHXHNV TPHCM

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 59)

STT Nội dung đào tạo Tín chỉ

1 Kiến thức giáo dục đại cương 45

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chuyên ngành Tâm lý học 95

2.1 - Kiến thức cơ sở ngành 25

2.2 - Kiến thức chuyên ngành 33

2.3 - Kiến thức tự chọn (kiến thức định hướng chuyên ngành) 25

2.4 - Thực tập, thực tế nghề nghiệp 12

Tổng cộng tín chỉ 140

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Chương trình khung đào tạo chuyên ngành TLH trường ĐH KHXHNV TP HCM gồm 140 tín chỉ, bao gồm 2 khối kiến thức: Khối kiến thức giáo dục đại cương được tổ

chức đào tạo trong 3 học kỳ chính (45 tín chỉ); Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được tổ chức đào tạo trong 5 học kỳ chính (95 tín chỉ).

Khối các học phần tự chọn bắt buộc được thiết kế theo hướng chuyên ngành: Tham vấn trị liệu và chuyên ngành Tâm lý Tổ chức – Nhân sự. Mỗi SV sẽ được rèn luyện nghiệp vụ tại các cơ sở tư vấn tâm lý, các bệnh viện, cơ quan ban ngành với hai học phần: thực tập nghề nghiệp (2 tín chỉ) và Thực tập tốt nghiệp (10 tín chỉ). Trong tồn khóa học, SV phải tích lũy tối thiểu 140 tín chỉ và phải có các chứng chỉ ngoại ngữ (trình độ B), Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Tin học (Các chứng chỉ này do SV tự tích lũy) để được xét cơng nhận tốt nghiệp. Cuối mỗi khóa học, những SV có đủ điều kiện sau đây sẽ được xét và công nhận tốt nghiệp:

- Khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khơng bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên (tính đến thời điểm xét tốt nghiệp)

- Tích lũy đủ số học phần theo quy định (140 tín chỉ)

- Điểm trung bình chung tích lũy của tồn khóa học phải đạt từ 5,0 trở lên - Có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, giáo dục quốc phịng và giáo dục thể chất. Tính đến đầu năm 2014, Khoa đã đào tạo được 2 khóa chính quy, 1 khóa vừa học vừa làm (VHVL) sắp tốt nghiệp và đang đào tạo 3 khóa chính quy, 3 khóa hệ VHVL, 2 khóa văn bằng 2 với số lượng trên 991 SV.

Bảng 2.4. Sinh viên toàn Khoa Tâm lý (thống kê cập nhật tháng 4/2014) Sinh viên Khóa Hệ chính quy Hệ VLVH Hệ văn bằng 2

K01 (2008 - 2012) 46 80 102 K02 (2009 - 2013) 64 100 110 K03 (2010 - 2014) 80 117 K04 (2011 - 2015) 60 92 K05 (2012 - 2016) 70 K06 (2013 - 2017) 70 Tổng từng hệ 390 389 112 Tổng toàn Khoa 991

Nhìn chung ngành TLH được đào tạo từ 2 trường trên đều quan tâm nghiên cứu mọi hiện tượng xã hội liên quan đến đời sống tinh thần của con người ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần đối tượng; đều hướng đến đào tạo cử nhân TLH có trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp để nghiên cứu TLH và làm việc tại các

trung tâm, các cơ quan, đoàn thể xã hội, viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, bệnh viện,… Ngồi ra, SV sau khi tốt nghiệp có thể học tiếp ở các bậc học cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học.

2.1.3. Mô tả cách thức nghiên cứu 2.1.3.1. Công cụ nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu là bảng hỏi được thiết kế dành cho các nhóm khách thể là SV chuyên ngành TLH, giảng viên, các nhà giáo dục đang công tác trong lĩnh vực ngành TLH. Các mẫu bảng hỏi được thực hiện qua các giai đoạn sau:

a. Giai đoạn một

Để có cơ sở tiếp cận đối tượng nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ điều tra, người nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành soạn thảo bảng hỏi gồm 10 câu hỏi mở để tìm hiểu sơ bộ về những vấn đề có liên quan đến ĐHNN của SV chuyên ngành TLH làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức. (Phụ lục 1, mẫu 1). Sau đó, phát cho 100 SV chuyên ngành TLH, trong đó 50 SV đang theo học tại trường ĐHSP TPHCM và 50 SV trường ĐH KHXHNV TPHCM. Kết quả thu lại được 94 phiếu, thất lạc 6 phiếu.

b. Giai đoạn hai

Sau khi thu bảng hỏi mở, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời trong từng vấn đề theo phương pháp phân tích nội dung. Từ kết quả cụ thể đó, kết hợp với xin ý kiến từ các giáo viên, các nhà giáo dục đang công tác trong ngành TLH, tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức cho SV, có hướng dẫn cách trả lời rõ ràng, chi tiết cho từng câu hỏi. (Phụ lục 1, mẫu 2)

Phiếu thăm dị ý kiến chính thức cho SV được xây dựng gồm 20 câu hỏi theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo tính khách quan, trung thực, gồm hai phần cơ bản: Phần thông tin của khách thể và phần nội dung. Phần thông tin của khách thể bao gồm: tên trường, tên chuyên ngành đang học, năm thứ, giới tính, hộ khẩu thường trú nhằm so sánh sự khác biệt. Phần nội dung của phiếu thăm dị có tổng cộng 20 câu hỏi chính, gồm các loại câu hỏi:

+ Câu hỏi đóng: đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn. + Câu hỏi kết hợp: bao gồm các phương án trả lời có sẵn và phần cho người hỏi đưa ra ý kiến của mình nhằm thu thập thêm thơng tin.

Bảng hỏi 20 câu dùng để đánh giá biểu hiện ĐHNN của SV chủ yếu theo 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi, được cấu trúc như sau:

+ Nhóm câu hỏi khảo sát ĐHNN của SV thể hiện ở nhận thức đối với ngành học và hệ thống các nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH: Câu 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11.

+ Nhóm câu hỏi khảo sát ĐHNN của SV thể hiện ở thái độ đối với ngành học và hệ thống các nghề nghiệp thuộc chuyên ngành TLH: Câu 8, 12, 13, 15.

+ Nhóm câu hỏi khảo sát ĐHNN của SV thể hiện ở hành vi thực hiện các công việc ĐHNN thông qua hoạt động học tập, giao lưu, thực hành, thực tập của SV để theo đuổi, chiếm lĩnh, duy trì và gắn bó với nghề nghiệp đã chọn: Câu 6, 14, 16.

+ Nhóm câu hỏi khảo sát ĐHNN của sinh viên thể hiện ở việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân tác động đến sự ĐHNN của SV: Câu 17, 18, 19.

+ Câu hỏi khảo sát lí do thi tuyển: Câu 2

+ Câu hỏi khảo sát sự kiên định với ngành học: Câu 20 + Câu hỏi khảo sát nguyện vọng theo học: Câu 1

c. Giai đoạn ba

Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức.

Tổng số sinh viên chuyên ngành TLH năm thứ nhất (khóa 2013 - 2017) và năm thứ ba (khóa 2011 - 2015) hệ chính quy hiện đang theo học tại trường ĐHSP TPHCM và trường ĐH KHXHNV TPHCM (tính đến thời điểm tháng 4/2014) là 314 sinh viên. Tuy nhiên do tác động của một số yếu tố khách quan không mong muốn nên khơng thu phiếu được tồn bộ dân số. Số phiếu phát ra là 300, số phiếu thu về là 253. Sau khi kiểm tra, có 24 phiếu khơng hồn chỉnh nên bị loại, kết quả cuối cùng được 229 phiếu hợp lệ.

Trong nghiên cứu này sử dụng công thức của Slovin (1960) để kiểm tra lại việc chọn mẫu tối ưu. Công thức chọn mẫu như sau: n = N/ (1+N x e2)

Trong đó: + n: Quy mơ mẫu lựa chọn + N: Tổng thể dân số

+ e: Mức sai lệch mong muốn (với mức ý nghĩa 95%; e = 0,05)

Theo cơngthức của Slovin ta tính được quy mơ mẫu cần chọn là 176 SV. Như vậy, 229 phiếu thu được từ cuộc khảo sát đạt trên mức quy mơ mẫu tối ưu, có thể dùng làm đại diện nghiên cứu. Do đó, kích thước mẫu cuối cùng để xử lý là 229. Trong đó cơ cấu khách thể nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.6. như sau:

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)