Kết quả so sánh các vấn đề khó khăn khi ĐHNN của SV

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 74)

họ chịu ảnh hưởng nhiều từ các tác nhân bên ngồi: Nội dung chương trình học, mơi trường, hình mẫu người trong ngành...

b. Kết quả so sánh những vấn đề khó khăn trong q trình ĐHNN của SV chuyên ngành TLH theo các tham số nghiên cứu

Bảng 2.16. Kết quả so sánh các vấn đề khó khăn khi ĐHNN của SV Vấn đề Vấn đề

khó khăn

Trường Năm thứ Giới tính Hộ khẩu

ĐHSP KHXHNV Năm nhất Năm ba Nam Nữ TPHCM Tỉnh TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB TB XB 1 1,69 8 1,53 8 1,63 8 1,60 8 1,59 8 1,63 8 1,72 8 1,59 8 2 3,13 4 3,18 3 3,33 3 2,91 5 3,27 3 3,12 4 3,07 3 3,17 4 3 3,40 2 3,48 1 3,46 1 3,41 1 3,51 2 3,42 2 3,42 2 3,44 2 4 2,73 6 2,66 7 2,81 6 2,56 7 2,71 6 2,70 7 2,61 7 2,73 6 5 3,72 1 3,29 2 3,64 2 3,41 1 3,39 1 3,58 1 3,54 1 3,54 1 6 2,70 7 2,71 6 2,79 7 2,59 6 2,65 7 2,72 6 2,68 6 2,71 7 7 3,05 5 3,01 4 3,11 5 2,94 4 3,18 4 2,99 5 2,93 4 3,07 5 8 3,32 3 2,95 5 3,24 4 3,07 3 2,82 5 3,26 3 2,89 5 3,26 3 So sánh tương quan F = 0,237 Sig. = 0,098>0,05 F = 0,113 Sig. = 0,007<0,05 F = 0,490 Sig. = 0,644>0,05 F = 0,164 Sig. = 0,322>0,05

Ghi chú: Những vấn đề khó khăn của sinh viên khi ĐHNN 1. Khơng có khó khăn gì

2. Khơng được tư vấn cụ thể, rõ ràng về ngành học và nghề nghiệp cụ thể 3. Không biết thông tin đầy đủ về các nghề thuộc chuyên ngành

4. Không biết ý nghĩa xã hội của nghề

5. Thích nhiều nghề trong ngành, khơng biết chọn nghề nào cho phù hợp 6. Chọn được nghề nhưng gia đình khơng ủng hộ

7. Chọn được nghề nhưng năng lực hạn chế, không phù hợp

8. Không xác định được năng lực, hứng thú, tính cách phù hợp với nghề nào

So sánh sự khác biệt về trung bình theo các tham số nghiên cứu, ta được kết quả ở bảng 2.17. với tham số Trường học (F = 0,237 và Sig. = 0,098), tham số giới tính (F = 0,490 và Sig. = 0,644) và tham số hộ khẩu (F = 0,164 và Sig. = 0,322), đều có Sig.> 0,05 chứng tỏ khơng có sự khác biệt ý nghĩa giữa SV Trường ĐHSP với SV trường

KHXHNV, giữa SV nam với SV nữ, giữa SV ở TPHCM với SV ở tỉnh về những khó khăn trong quá trình ĐHNN của SV.

Chỉ có phần so sánh tương quantheo tham số năm thứ giữa SV năm nhất và SV năm ba ở bảng 2.17. với kết quả F = 0,113 và Sig. = 0,007<0,05 là có sự khác biệt ý nghĩa về những vấn đề khó khăn khi ĐHNN. Sự khác biệt này thể hiện rõ ở việc SV năm nhất xếp bậc vấn đề “Không được tư vấn cụ thể, rõ ràng về ngành học và nghề nghiệp cụ thể” là vấn đề gây ra khó khăn nhiều nhất đối với họ và xếp bậc cao hơn (bậc 3/8) so với SV năm ba (xếp bậc 5/8). Kết quả cho thấy SV năm nhất chưa trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu về ngành TLH nên khi ĐHNN, bản thân SV gặp phải nhiều vấn đề khó khăn và bâng khuâng nhiều hơn so với SV năm ba.

Như vậy, cần phải tăng cường các hình thức GDNN để cung cấp thêm thơng tin chính xác, kịp thời ngay từ năm đầu đào tạo để SV có nhận thức đúng đắn hơn về các mặt của ngành học và nghề TLH. Từ đó, thúc đẩy SV tích cực, chủ động tìm hiểu, học tập chuyên ngành và ĐHNN cho phù hợp với bản thân.

2.2.2.4. Nhận thức của SV về vai trò và ý nghĩa của hoạt động ĐHNN Bảng 2.17. Nhận thức của SV về vai trò và ý nghĩa của hoạt động ĐHNN

Nhận định Tần số Tỷ lệ % ĐTB ĐLC Không quan trọng 4 1,7 4,12 0,839 Ít quan trọng 6 2,6 Phân vân 26 11,4 Quan trọng 115 50,2 Rất quan trọng 78 34,1 Tổng 229 100,0

Sử dụng thang 5 mức độ từ Khơng quan trọng, Ít quan trọng, Phân vân, quan trọng đến rất quan trọngkhảo sát trên tồn mẫu, kết quả nhận thức về vai trị, ý nghĩa của hoạt động ĐHNN thể hiện ở bảng 2.17. Với điểm TB chung là 4,12 cho thấy SV đánh giá vai trò, ý nghĩa của hoạt động ĐHNN ở mức quan trọng (chiếm 50,2%) tổng số lựa chọn. Ở mức rất quan trọng cũng được SV lựa chọn với tỉ lệ cao (chiếm 34,1%). Như vậy, kết quả chung cho thấy một điều rất đáng trân trọng, đó là SV đã bước đầu nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của hoạt động ĐHNN. Đó sẽ là một

trong những động lực thúc đẩy SV ngày càng chủ động hơn, tích cực hơn trong q trình học tập, rèn luyện, phát triển bản thân và nghề nghiệp.

Qua khảo sát và phỏng vấn sâu một số đối tượng về câu hỏi trên, người nghiên cứu nhận được những chia sẻ với đầy tâm trạng bâng khuâng, thậm chí bi quan của các bạn SV. Trong đó, bạn L.V.Q (SV lớp TLH K37, Trường ĐHSP TPHCM) chia sẻ:

Em định học xong sẽ theo hướng trở thành một chuyên gia tư vấn Tâm lý. Em thích được làm việc tư vấn qua các kênh truyền thông: tư vấn qua tổng đài radio hay các kênh trên đài truyền hình. Tuy nhiên, định hướng là một chuyện cịn việc học xong ra trường có được làm cơng việc mình muốn hay khơng thì cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nghề nào muốn có chỗ làm cũng phải có mối quan hệ rộng, quen biết này nọ rất nhiều. Em là dân tỉnh, khơng có điều kiện, cũng khơng quen biết ai có quyền có thế. Thơi thì định hướng cũng hên xui mà không định hướng cũng vậy. Cứ để tự nhiên, trời kêu ai nấy dạ, chứ nói trước bước khơng khỏi.”

Hay chia sẻ của bạn N.H.X.H (SV lớp TLH K39, Trường ĐHSP TPHCM): “Em khơng biết gì về ngành TLH, em thấy cái tên ngành hay hay thì chọn đại để thi nên cũng chưa định hướng mình sẽ làm gì sau khi học xong. Nhưng em nghĩ học ngành TLH ở trường Sư Phạm thì sau này ra làm nhà giáo, đi dạy thì cũng ổn.”

Qua chia sẻ của bạn L.V.Q, bạn N.H.X.H và một số SV có ý kiến tương tự, chúng ta nhận thấy được sự hời hợt, bi quan của một số bạn SV trong quá trình ĐHNN cho bản thân. SV chịu sự tác động từ những hệ lụy tiêu cực của xã hội: quá xem trọng bằng cấp, các mối quan hệ và tiền tài nên nhận thức cũng có phần lệch lạc và phát triển theo xu hướng tiêu cực. Dù chỉ có một số ít SV đánh giá vai trị và ý nghĩa của hoạt động ĐHNN ở mức không quan trọng (chiếm 1,7%), và ít quan trọng (chiếm 2,6%) nhưng đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm mà nhà trường và các cơ quan ban ngành liên quan cần phải có biện pháp tích cực hơn trong cơng tác giáo dục để điều chỉnh nhận thức của SV cho phù hợp.

2.2.2.5. Nhận thức của SV về những yêu cầu phẩm chất, năng lực của người công tác trong ngành TLH

a. Kết quả nhận thức của SV về những yêu cầu phẩm chất, năng lực của người công tác trong ngành TLH

Để tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của SV về những yêu cầu phẩm chất, năng lực của người công tác trong ngành TLH, người nghiên cứu tiến hành khảo sát 18 phẩm chất và 18 năng lực trên toàn mẫu sinh viên. (Câu 11, Phụ lục 1, mẫu 2). Kết quả thể hiện ở bảng 2.18 và bảng 2.19.

Bảng 2.18. Nhận thức của SV về những yêu cầu phẩm chất của người công tác trong ngành TLH

Stt Yêu cầu Phẩm chất TB ĐLC XB

1 Đam mê, hứng thú với nghề nghiệp 4,40 0,611 3

2 Niềm tin nghề nghiệp 4,28 0,609 10

3 Niềm tin vào bản thân 4,44 0,629 2

4 Tinh thần kỷ luật cao 4,14 0,734 14

5 Tính thận trọng cao 4,14 0,790 14

6 Lòng nhân đạo, yêu thương con người 4,04 0,847 17 7 Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi 4,30 0,726 9

8 Năng động, mềm dẻo, linh hoạt 4,37 0,680 6

9 Kiên trì, chịu khó 4,32 0,772 8

10 Có uy tín với mọi người 4,40 0,722 3

11 Kín đáo, bảo mật 4,56 0,663 1

12 Trung thực 4,33 0,768 7

13 Có tình cảm u nghề, trân trọng, gìn giữ và phát huy các

giá trị nghề nghiệp 4,28 0,762 10

14 Tận tâm phục vụ cộng đồng; 4,05 0,852 16

15 Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp (trong tư vấn,

trị liệu và tổ chức nhân sự) 4,39 0,762 5

16 Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp. 4,28 0,634 10 17 Có thái độ chủ động, tích cực trong việc rèn luyện nhân cách. 4,25 0,652 13

18 Những phẩm chất liên quan đến giá trị sống (u hịa bình,

Sử dụng thang đo 5 mức độ từ Khơng cần thiết, Ít cần thiết, Phân vân, Cần thiết đến Rất cần thiết khảo sát trên toàn mẫu, được kết quả ở bảng 2.18. với điểm TB cao

nhất là 4,56 và thấp nhất là 3,93. Trong số 18 phẩm chất được chọn, khơng có phẩm chất nào xếp bậc ở mức trung bình (từ 2,61 – 3,40), càng khơng có phẩm chất nào được xếp ở mức ít cần thiết (TB từ 1,81 – 2,60) và mức không cần thiết (TB từ 1,00 – 1,80). Điều này cho thấy SV nhận thức rất cao và đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất cần có của người cơng tác trong lĩnh vực ngành TLH. Cụ thể:

Ở mức rất cần thiết (với TB từ 4,21 – 5,00), SV đánh giá rất cao những phẩm chất: Kín đáo, bảo mật (bậc 1/18); Niềm tin vào bản thân (2/18); Có uy tín với mọi người (3/18); Đam mê, hứng thú với nghề nghiệp (bậc 4/18); Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp (trong tư vấn, trị liệu và tổ chức nhân sự) (bậc 5/18); Năng động, mềm dẻo, linh hoạt (bậc 6/18); Trung thực (bậc 7/18); Kiên trì, chịu khó (bậc 8/18); có Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi (bậc 9/18); Có tình cảm u nghề, trân trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị nghề nghiệp (bậc 10/18); Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp (bậc 10/18); Niềm tin nghề nghiệp (10/18); và Có thái độ chủ động, tích cực trong việc rèn luyện nhân cách (bậc 13/18).

Ở mức cần thiết (TB từ 3,41 – 4,20), các phẩm chất được SV lựa chọn ở mức này là: Tính thận trọng cao (14/18); có Tinh thần kỷ luật cao (14/18); Tận tâm phục vụ cộng đồng (16/18); Lòng nhân đạo, yêu thương con người (17/18) và xếp bậc cuối cùng (18/18) là Những phẩm chất liên quan đến giá trị sống (u hịa bình, dũng cảm, hy sinh,..).

Với kết quả chung ở trên và việc SV lựa chọn và xếp bậc cao nhất (1/18) phẩm chất “Kín đáo, bảo mật” cũng là một trong những nguyên tắc đạo đức hàng đầu mà những người công tác và hành nghề trong lĩnh vực TLH, đặc biệt là chuyên ngành TLH tham vấn, trị liệu cần phải có. Điều này cho thấy SV đã ý thức rất rõ đặc trưng của nghề TLH là phải có “Niềm tin vào bản thân”, “Niềm tin vào nghề nghiệp”, phải “Đam mê, hứng thú với nghề nghiệp”. Đặc biệt phải “Có uy tín với mọi người”, phải kiên trì, năng động, mềm dẻo, linh hoạt trong mọi tình huống để ứng phó kịp thời với nhiều đối tượng, nhiều thành phần đa dạng, phức tạp trong quá trình làm việc. Sự ý

thức rõ ràng này sẽ góp phần giúp ích rất nhiều cho SV trong quá trình tìm hiểu, ĐHNN và phát triển bản thân theo chiều hướng phù hợp nhất.

Bảng 2.19. Nhận thức của SV về những yêu cầu năng lực của người công tác trong ngành TLH

Stt Năng lực / Kỹ năng ĐTB ĐLC XB

1 Có trình độ chun mơn tốt 4,61 0,572 1

2 Tự kiểm tra, đánh giá công việc 4,30 0,628 5

3 Nghiên cứu khoa học 3,89 0,869 16

4 Tổ chức, lập kế hoạch cho các hoạt động 3,90 0,815 15

5 Giảng dạy, truyền đạt 3,69 0,911 17

6 Tư vấn/ tham vấn, trị liệu 4,03 0,865 13

7 Xây dựng test và sử dụng test 3,62 1,004 18

8 Nhạy bén, linh hoạt 3,99 0,922 14

9 Tư duy độc lập, sáng tạo 4,10 0,771 11

10 Thực hành chuyên môn, nghiệp vụ 4,21 0,724 7 11 Sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ 4,08 0,823 12

12 Chịu được áp lực công việc 4,35 0,702 3

13 Quan sát, tìm kiếm và sử dụng thông tin 4,19 0,742 9

14 Quản lý thời gian 4,14 0,867 10

15 Quản lý cảm xúc 4,35 0,859 3

16 Giao tiếp, ứng xử trong công việc 4,45 0,671 2

17 Đồn kết, hợp tác nhóm 4,20 0,761 8

18 Ứng dụng thành tựu tâm lý vào các lĩnh vực có liên quan: nghiên cứu, trắc đạt xã hội, truyền thông, sản xuất, kinh doanh, giáo dục..

4,28 0,676 6

Cũng với thang đo 5 mức độ từ không cần thiết đến rất cần thiết bảng 2.19. cho thấy kết quả nhận thức về các yêu cầu năng lực của SV có điểm TB ở mức rất cao, dao động và nằm trong mức cần thiết và rất cần thiết. Khơng có năng lực nào ở mức trung

bình, mức ít cần thiếtkhơng cần thiết. SV lựa chọn xếp bậc cao nhất là năng lực “Có trình độ chun mơn tốt” (với TB = 4,61), thấp nhất là năng lực biết “Xây dựng test và sử dụng test” (với TB = 3,62).

Trong số 18 năng lực có 7 năng lực được SV lựa chọn nằm ở mức rất cần thiết (với TB từ 4,21 – 5,00): Có trình độ chun mơn tốt (bậc 1/18); Giao tiếp, ứng xử trong công việc (bậc 2/18); Quản lý cảm xúc (bậc 3/18); Chịu được áp lực công việc (bậc 4/18); Tự kiểm tra, đánh giá công việc (bậc 5/18); Ứng dụng thành tựu tâm lý vào các lĩnh vực có liên quan: nghiên cứu, trắc đạt xã hội, truyền thông, sản xuất, kinh doanh, giáo dục...(bậc 6/18); Thực hành chuyên môn, nghiệp vụ (bậc 7/18).

Cịn lại 11 năng lực (có TB từ 3,41 – 4,20) được xếp bậc thấp hơn, nằm ở mức

cần thiết: Đồn kết, hợp tác nhóm (bậc 8/18); Quan sát, tìm kiếm và sử dụng thơng tin

(bạc 9/18); Quản lý thời gian (bậc 10/18); Tư duy độc lập, sáng tạo (bậc 11/18); Sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ (bậc 12/18); Tư vấn/ tham vấn, trị liệu (bậc 13/18); Nhạy bén, linh hoạt (bậc 14/18); Tổ chức, lập kế hoạch cho các hoạt động (bậc 15/18); Nghiên cứu khoa học (bậc 16/18); Giảng dạy, truyền đạt (bậc 17/18); Xây dựng test và sử dụng test (bậc 18/18).

Với kết quả ở bảng 2.19. ta nhận thấy những năng lực được SV đánh giá ở thứ bậc cao là những năng lực quan trọng, đóng vai trị là cơ sở nền tảng cho việc học tập và phát triển nghề nghiệp cho bản thân mỗi SV. Những năng lực nền tảng, cơ bản này sẽ luôn cần thiết và theo suốt tiến trình học tập và cơng tác sau này của những người làm việc trong lĩnh vực TLH. Đối với những SV có năng lực phù hợp thì khơng ngừng học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, đối với những SV khơng có năng lực phù hợp với yêu cầu của nghề thì có thể định hướng lại, thay đổi quyết định để không phải hối tiếc và mất nhiều thời gian, công sức khơng cần thiết.

Bên cạnh đó, những năng lực được đánh giá ở cuối bảng: Nghiên cứu khoa học (bậc 16/18); Giảng dạy, truyền đạt (bậc 17/18); Xây dựng test và sử dụng test (bậc 18/18). Qua khảo sát và phỏng vấn sâu một số trường hợp, ta thấy những SV yêu thích, lựa chọn nhóm nghề tham vấn trị liệu đánh giá cao năng lực “Xây dựng và sử

dụng các bài test”, ưu tiên ở bậc cao nhất để phục vụ cho cơng việc của mình sau này. Nhóm các SV lựa chọn nhóm nghề giảng dạy thì ưu tiên các năng lực thiên về “Giảng

Theo bạn T.H.Y (SV lớp TLH K04, Trường ĐH KHXHNV TPHCM) chia sẻ:

“Em chọn chuyên ngành TLH tham vấn trị liệu nên em rất quan tâm đến những môn học liên quan đến thực hành tham vấn, trị liệu, những buổi đi tham quan, thực tế ở các bệnh viện, em không bao giờ bỏ. Đặc biệt những hội thảo, những buổi học hay báo cáo liên quan đến việc sử dụng các bộ công cụ, các test để trị liệu luôn cuốn hút và gây cho em nhiều thích thú. Những mơn học khác về tổ chức hoạt động, quản lý này kia thì em khơng thích lắm”.

Cịn bạn N.T.U.T (SV lớp TLH K37, Trường ĐHSP) thì chia sẻ “Em thích sau này trở thành giảng viên dạy các học phần TLH ở các trường ĐH, CĐ nên những học phần về TLH lứa tuổi, TLH Sư Phạm, các môn liên quan đến phương pháp giảng dạy và truyền đạt, em luôn cố gắng học tập thật tốt....”.

Như vậy, kết quả cho thấy có sự phân biệt năng lực rất lớn theo sự phân hóa các nhóm nghề mà SV đã định hướng trước đó. Việc nhận thức đúng vai trị, vị trí, tầm quan trọng của những năng lực cần thiết sẽ góp phần thúc đẩy, định hướng tương lai cho mỗi SV được rõ ràng, vững chắc hơn.

b. Kết quả so sánh nhận thức của SV về những yêu cầu phẩm chất, năng lực

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)