Các nhóm biện pháp Sinh Viên Chuyên gia Mức độ khả thi
TB XB TB XB
Nhà trường
1
Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển
trong ngày khai giảng. 3,42 9 3,77 8 2
Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV
các khóa với SV năm nhất 4,17 1 4,36 1 3
Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn/tham vấn; Giảng dạy; Nghiên cứu khoa học; Trị liệu; quản lý nhân sự.
3,84 6 3,82 5
Giảng viên
4
Quan tâm và giúp đỡ SV hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định
nhu cầu, sở thích khi ĐHNN. 3,92 4 3,86 3 5
Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự tìm hiểu
thơng tin, u cầu về nghề nghiệp cho SV. 3,86 5 3,82 5
Cơ quan tuyển dụng 6 Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp.
3,38 10 3,77 8
7 Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý
tưởng, hứng thú nghề nghiệp. 4,05 2 3,82 5 8 Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi
Sinh
Viên 9
Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp
với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân. 3,67 8 3,77 8 10
Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc
thực hiện. 3,78 7 3,95 2
Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp thể hiện ở bảng 3.3. phần SV cho thấy tất cả các biện pháp đều nằm ở mức khả thi, với điểm số TB (3,41< TB < 4,20). Ngoài ra, khơng có biện pháp nào ở mức rất khả thi hay mức trung bình. Trong
đó, biện pháp được SV lựa chọn xếp bậc cao nhất là “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất” (TB = 4,17, bậc 1/10). Biện pháp được xếp bậc khả thi thấp nhất là “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp.” (TB = 3,38; bậc 10/10).
Về phía GV có duy nhất 1 biện pháp được đánh giá ở mức rất khả thi (với TB từ 4,21 – 5,00), đó là biện pháp “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất” (TB = 4,36; bậc 1/10). Những biện pháp còn lại đều ở mức khả thi (TB > 3,41). Trong đó, có 3 biện pháp cùng đồng điểm TB = 3,77 được GV đánh giá và xếp bậc khả thi thấp nhất là: “Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển trong ngày khai giảng.”; “Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân.”; “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp”.
Nhìn chung, kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp cho thấy giữa GV và SV có sự tương đồng về ý kiến đánh giá và xếp bậc các biện pháp. Cả GV và SV đều lựa chọn và xếp bậc biện pháp khả thi cao nhất (bậc 1/10) đối với biện pháp “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất”. Bên cạnh đó, cả GV và SV đều xếp bậc khả thi ở mức thấp nhất đối với 3 biện pháp:
- “Tích cực học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo thêm phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân” (bậc 8 theo GV và bậc 8 theo SV);
- “Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV trúng tuyển trong ngày khai giảng” (bậc 8 theo GV và bậc 9 theo SV);
- “Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp” (bậc 8 theo GV và bậc 10 theo SV).
Trong 3 biện pháp được GV và SV cho ý kiến xếp bậc thấp, biện pháp xếp bậc thấp nhất (bậc 10/10) là biện pháp thuộc về các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. Điều này cho thấy các cơ quan, đơn vị tuyển dụng trong thực tế chưa thật sự quan tâm, đầu tư thích đáng từ ngọn nguồn đối với nguồn nhân lực chuyên môn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát giữa GV và SV cịn có sự khác biệt và chênh lệch thứ bậc rất lớn khi lựa chọn và đánh giá mức độ khả thi đối với biện pháp “Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện”. Ở biện pháp này, GV lựa chọn và đánh giá mức khả thi cao hơn (TB = 3,95; xếp bậc 2/10) so với sự đánh giá và xếp bậc của SV (TB = 3,78; xếp bậc 7/10 ). Điều này cho thấy, các GV luôn đánh giá cao những nỗ lực, những cố gắng phấn đấu của chính bản thân mỗi SV trong bất kỳ hoạt động nào. Bản thân các GV ln tìm mọi cách để tạo điều kiện cho SV chủ động, tích cực phát huy nội lực, phát huy những thế mạnh của bản thân mỗi SV trong quá trình học tập, thực tập, rèn luyện chuyên mơn nghề nghiệp và hồn thiện nhân cách.
Như vậy, xét về mức độ khả thi cả GV và SV đều cho rằng 10 biện pháp trên đều có tính khả thi và đều có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH. Trong đó, biện pháp “Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất” là biện pháp được cả GV và SV đánh giá khả thi nhất.
Tóm lại, với kết quả khảo nghiệm thu được ở bảng 3.1. và bảng 3.2. có thể kết luận 10 biện pháp mà người nghiên cứu nêu ra là cần thiết và có tính khả thi. Vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH ở các Trường ĐH tại TPHCM cần tiến hành một cách đồng bộ tất cả các biện pháp nêu trên.
Tiểu kết chương 3
Kết quả khảo nghiệm cho thấy cần phải tiến hành một số biện pháp nâng cao khả năng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH, ở một số trường ĐH tại TPHCM, nhằm giúp cho SV chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập, rèn luyện và ĐHNN cho bản thân đúng đắn, phù hợp với đặc điểm về sở thích, nhu cầu, tính cách và năng lực của SV.
Một số biện pháp thể hiện sự thống nhất giữa GV và SV ở mức độ cần thiết và mức độ khả thi nhất có thể áp dụng vào thực tiễn đó là:
1. Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho sinh viên có tên trong danh sách trúng tuyển trong ngày khai giảng;
2. Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho sinh viên các khóa với sinh viên năm nhất;
3. Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn / tham vấn; Giảng dạy; nghiên cứu khoa học; Trị liệu; quản lý nhân sự; ....;
4. Quan tâm và giúp đỡ sinh viên hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định nhu cầu, sở thích khi định hướng nghề nghiệp;
5. Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự tìm hiểu thông tin, yêu cầu về nghề nghiệp cụ thể cho sinh viên;
6. Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những sinh viên tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp,... ;
7. Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp; 8. Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thuộc chuyên ngành;
9. Tích cực tham gia học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo bên ngồi phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân;
10. Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện.
Đồng thời, các biện pháp đề ra nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần hiệu quả trong công tác đào tạo, giáo dục và ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dựa trên những cở sở lý luận và kết quả nghiên cứu về thực trạng, cũng như kết quả khảo nghiệm các biện pháp của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1. Về mặt lý luận
Hướng nghiệp và ĐHNN cho SV các ngành khác nói chung và SV chuyên ngành TLH nói riêng vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng.
ĐHNN là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực, nguyện vọng, sở thích, hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp nào đó, vừa là quá trình cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu nghề, về hệ thống phân công lao động trong xã hội, dưới sự tác động của hệ thống các biện pháp Tâm lý – Giáo dục phù hợp.
ĐHNN bao hàm ba mặt, đó là sự nhận thức, thái độ đánh giá của bản thân SV về đặc điểm, giá trị, yêu cầu của ngành học và nghề TLH, được biểu hiện ra bên ngồi bằng những hành vi cụ thể trong q trình hoạt động của cá nhân SV.
Bên cạnh đó, ĐHNN của cá nhân SV bị chi phối, bị điều khiển bởi các yếu tố chủ quan như: sở thích, hứng thú, tích cách,… và các yếu tố khách quan như: nhu cầu xã hội, cơ hội việc làm,... Mỗi yếu tố có vị trí, vai trị khác nhau, song chúng quan hệ chặt chẽ, bổ sung, tác động qua lại và quy định lẫn nhau.
1.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài khảo sát thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH với các tham số nghiên cứu: SV Trường ĐHSP TPHCM và SV Trường ĐH KHXHNV TPHCM, SV năm thứ nhất và SV năm ba, SV nam và SV nữ, SV ở TPHCM và SV ở tỉnh.
Lí do SV đến với ngành TLH chủ yếu vì đam mê, yêu thích ngành học và mong muốn khám phá tâm lý, thay đổi bản thân và người khác. Như vậy, định hướng ngành học và nghề nghiệp của SV còn chủ quan, cảm tính, chưa dựa trên cơ sở khoa học sự phù hợp về tính cách, năng lực của bản thân với ngành, nghề theo học.
Giữa ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi ĐHNN của SV có mối tương quan thuận với nhau. So sánh tương quan, các biểu hiện về thái độ, hành vi ĐHNN của SV chuyên
ngành TLH theo các tham số nghiên cứu đều có Sig.> 0,05 chứng tỏ khơng có sự khác biệt về thái độ, hành vi ĐHNN giữa SV năm nhất và SV năm ba, giữa SV nam và SV nữ, giữa SV ở TPHCM và SV ở tỉnh, giữa SV ở hai trường ĐH tại TPHCM. Duy chỉ có mặt nhận thức những đặc điểm về ngành học và nghề nghiệp TLH là có sự khác biệt giữa SV năm nhất và SV năm ba.
Mặt khác, kết quả khảo sát cũng phản ánh có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến q trình ĐHNN của SV, trong đó nhóm yếu tố chủ quan thuộc về bản thân SV như sở thích, hứng thú, tính cách (TB = 3,83) ảnh hưởng nhiều hơn nhóm yếu tố khách quan như đỉnh cao thành công của ngành học và nghề nghiệp, cơ hội việc làm,.. (TB = 2,71)
1.3. Về mặt biện pháp
Qua kết quả khảo nghiệm các biện pháp, người nghiên cứu đưa ra mười biện pháp có mức độ cần thiết và khả thi có thể áp dụng vào thực tế để nâng cao hiệu quả ĐHNN của SV chuyên ngành TLH. Mười biện pháp đó là: Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho SV có tên trong danh sách trúng tuyển trong ngày khai giảng; Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho SV các khóa với SV năm nhất; Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn / tham vấn; Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, Trị liệu, quản lý nhân sự; Quan tâm và giúp đỡ SV hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định nhu cầu, sở thích khi ĐHNN; Giáo dục ý thức, tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự tìm hiểu thơng tin, yêu cầu về nghề nghiệp; Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những SV tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp; Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp; Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với ngành và nghề; Tích cực tham gia học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo bên ngồi phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân; Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các Trường đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học tại TPHCM - Một là, quan tâm nhiều hơn đến việc triển khai công tác ĐHNN cho SV xuyên suốt các giai đoạn ngay từ khi SV học năm nhất cho đến năm cuối của bậc học.
- Hai là, thiết lập và phát triển bền vững mối liên hệ giữa nhà trường với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng nghề TLH, để tổ chức thường xuyên, hấp dẫn
những hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ học tập, sinh hoạt chuyên đề tập thể, giao lưu giữa SV các Trường đào tạo ngành TLH với nhau.
- Ba là, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và thực hành nghề nghiệp nhằm nâng cao ĐHNN cho SV.
2.2. Đối với GV giảng dạy chuyên ngành TLH tại các Trường đào tạo
- Một là, sáng tạo đa dạng hình thức và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động tư vấn, dạy học và rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho SV.
- Hai là, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện hơn để có sự chia sẻ, thơng hiểu SV, kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh những nhận thức sai lệch về ngành và nghề cho SV.
- Ba là, các GV phải thực sự là một hình mẫu và tấm gương khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và mẫu mực trong các mối quan hệ để SV noi theo.
2.3. Đối với SV chuyên ngành TLH ở các trường đào tạo tại TPHCM
- Một là, cần nhận thức rõ vai trò của hoạt động ĐHNN, quan tâm sớm đến việc ĐHNN ngay từ khi mới bắt đầu tìm hiểu và chọn lựa ngành học để thi tuyển.
- Hai là, đề ra các kế hoạch, mục tiêu cụ thể, tích cực và sáng tạo trong quá trình ĐHNN, chủ động tìm kiếm và tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm, tư vấn nghề nghiệp chuyên ngành TLH. Đăng ký tham gia các khóa học chuyên sâu về nghề nghiệp để rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ và thực tập nghề.
- Ba là, tích cực hơn nữa trong cơng tác ĐHNN cho bản thân, đặc biệt là cần đầu tư thêm thời gian và nguồn lực để thể hiện nhiều hơn nữa tính chủ thể của mình trong việc ĐHNN chuyên ngành TLH.
2.4. Đối với các cơ quan, đơn vị tuyển dụng nhân lực chuyên ngành TLH - Một là, cần nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm trong q trình hỗ trợ đào tạo, đầu tư rèn luyện chuyên môn và ĐHNN cụ thể cho SV là chiến lược lâu dài, quyết định