Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 113)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Từ những cơ sở lý luận về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp đã được trình bày ở chương 1 và những kết quả khảo sát thực trạng của cơng tác ĐHNN ở SV đã trình bày ở chương 2, người nghiên cứu đặc biệt lưu ý đến những cơ sở quy định trực tiếp đến việc đề xuất các biện pháp cụ thể như sau:

3.1.1. Dựa vào cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

ĐHNN là một trong những hoạt động đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập, thực tập, rèn luyện chun mơn và hồn thiện nhân cách của mỗi SV. Nó quyết định sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc đời của mỗi SV sau này. Vì vậy, cần phải có những biện pháp tác động, thúc đẩy, hỗ trợ quá trình ĐHNN của SV kịp thời, đúng đắn.

Trong TLH, ĐHNN được hiểu là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực, nguyện vọng, sở thích, hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp nào đó, vừa là q trình cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu nghề, về hệ thống phân công lao động xã hội hiện hành dưới sự tác động của hệ thống các biện pháp Tâm lý – Giáo dục phù hợp. Vì vậy, quá trình ĐHNN của SV rất cần được tổ chức, hỗ trợ và định hướng từ nhà trường, thầy cô và các cơ quan ban ngành liên quan.

Cùng với đặc trưng phong phú, đa dạng của hệ thống nghề nghiệp chuyên ngành TLH hiện nay đã khiến cho quá trình ĐHNN của SV gặp thêm nhiều khó khăn. Mặt khác công tác ĐHNN ngày càng trở thành hoạt động hết sức quan trọng trong quá

trình đào tạo và giáo dục SV chuyên ngành TLH. Do đó, các biện pháp tác động giúp hỗ trợ và nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV trở nên cần thiết hơn lúc nào hết.

Bên cạnh đó, ĐHNN của cá nhân SV bao giờ cũng bị chi phối, bị điều khiển bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Mỗi yếu tố có vị trí, vai trị khác nhau, song chúng quan hệ chặt chẽ, bổ sung, tác động qua lại và quy định lẫn nhau. Vì thế để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả ĐHNN của SV cần phải tác động đồng bộ lên cả hai nhóm yếu tố mới đem lại kết quả khả quan.

3.1.2. Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng

SV đến với ngành TLH chủ yếu vì đam mê, u thích ngành học (chiếm 46,7%) và với mong muốn khám phá tâm lý, thay đổi bản thân và những người khác (chiếm 38,9%). Tuy nhiên, lí do của SV cịn cảm tính, chưa dựa trên những cơ sở khoa học sự phù hợp về tính cách, năng lực của bản thân với ngành mà SV đã chọn học. Do đó, cần phải có biện pháp tác động để giúp SV xác định lại sự phù hợp giữa bản thân với ngành học và nghề nghiệp mà SV đã định hướng.

Về mặt thái độ có 1,7% SV khơng hứng thú và 22,3% SV phân vân, lúc thích, lúc chán ngành học và nghề nghiệp đã chọn.

Về mặt hành vi, SV chỉ thể hiện các hoạt động ĐHNN ở mức trung bình (với TB = 3,06) qua các hoạt động cụ thể: học tập, thực tập, thực hành nghề nghiệp, rèn luyện chuyên mơn.

Bên cạnh đó, có 24,5% SV phân vân với quyết định tiếp tục duy trì theo đuổi hay chọn lại ngành và nghề khác, bên cạnh đó cịn có 6,1% SV quyết định từ bỏ ngành TLH để chọn lại ngành và nghề khác.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng phản ánh có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ĐHNN của SV, trong đó nhóm yếu tố chủ quan thuộc về bản thân SV như sở thích, hứng thú, tính cách,.. (với TB = 3,83) ảnh hưởng nhiều hơn nhóm yếu tố khách quan như nhu cầu xã hội, đỉnh cao thành công của ngành và nghề, cơ hội việc làm (với TB = 2,71). Từ kết quả đó, thiết nghĩ cũng cần phải có những biện pháp tác động đến bản thân SV để thúc đẩy, điều chỉnh, điều khiển, cũng như hỗ trợ kịp thời để quá trình ĐHNN của SV chuyên ngành TLH đạt kết quả tốt nhất.

Mặt khác, kết quả khảo sát các nguyên nhân của thực trạng ĐHNN của SV chuyên ngành TLH cũng cho thấy nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình ĐHNN của SV là các nguyên nhân khách quan, có điểm TB khá cao (TB chung = 3,79). Trong đó, các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là: “Hình thức tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp thuộc chuyên ngành còn đơn điệu, chưa thường xuyên”;“Môi trường xã hội phức tạp và phương tiện truyền thơng nhìn nhận, tun truyền ngành và nghề với nhiều góc độ khác nhau”; “Chưa có mối liên hệ và sự đầu tư thích đáng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị tuyển dụng với nơi đào tạo”; và nguyên nhân “Các tổ chức chưa có sự tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp cụ thể thuộc chuyên ngành trước khi SV vào học”.

Như vậy, những kết quả về thực trạng công tác ĐHNN và kết quả về các nguyên nhân tác động đến quá trình ĐHNN của SV như đã nêu trên cũng cho thấy được sự cần thiết, là phải có các biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả công tác ĐHNN cho SV chuyên ngành TLH.

3.1.3. Dựa vào kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp

Sau khi thu thập và xử lý phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 1, mẫu 1). Với kết quả thu được ở câu số 10, người nghiên cứu tiến hành đề xuất 26 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐHNN của SV chuyên ngành TLH. Sau đó tiến hành thăm dị ý kiến SV và xin ý kiến của các giảng viên, chuyên viên hướng nghiệp để chọn ra 10 biện pháp tối ưu nhất khảo nghiệm mức độ cần thiết, mức độ khả thi. Kết quả cụ thể là:

1. Tổ chức tư vấn chuyên sâu về nghề nghiệp thuộc chuyên ngành cho sinh viên có tên trong danh sách trúng tuyển trong ngày khai giảng;

2. Tổ chức giao lưu, chia sẻ về ngành học và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho sinh viên các khóa với sinh viên năm nhất;

3. Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp tại trường: Tư vấn / tham vấn; Giảng dạy; nghiên cứu khoa học; Trị liệu; quản lý nhân sự; ....;

4. Quan tâm và giúp đỡ sinh viên hình thành động cơ, thái độ đúng đắn, củng cố và xác định nhu cầu, sở thích khi định hướng nghề nghiệp;

5. Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự tìm hiểu thơng tin, yêu cầu về ngành học và nghề nghiệp cụ thể cho sinh viên;

6. Chủ động, tích cực tiếp cận, tìm kiếm và bồi dưỡng những sinh viên tài năng, có hứng thú, tính cách phù hợp với ngành học và nghề nghiệp cụ thể thông qua các buổi tọa đàm, kiến tập, thực tập nghề nghiệp,... ;

7. Chủ động hình thành nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp; 8. Hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với ngành học và nghề nghiệp;

9. Tích cực tham gia học tập nội dung chính thức ở trường, các khóa đào tạo bên ngoài phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp của bản thân;

10. Chủ động lập kế hoạch học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp và nghiêm túc thực hiện.

Trong 10 biện pháp nêu trên, gồm có: 3 biện pháp thuộc về nhà trường, 2 biện pháp thuộc về giảng viên, 1 biện pháp thuộc về các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng và 4 biện pháp thuộc về bản thân SV.

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Tâm lý học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)