Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
2.2. Kết quả thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý
2.2.5. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi trong hoạt động ĐHNN
của SV chuyên ngành TLH
Để xác định mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái, độ và hành vi trong quá trình ĐHNN, người nghiên cứu đã tổng hợp kết quả cho từng mặt. Cụ thể, điểm xác định mức độ nhận thức là tổng điểm TB xác định nhận thức của SV về những đặc điểm của ngành và nghề TLH (tổng điểm TB = 3,43). Điểm xác định thái độ là tổng điểm xác định các biểu hiện thái độ đối với các hoạt động trong quá trình ĐHNN (tổng điểm TB = 3,41). Tương tự, điểm xác định hành vi ĐHNN là tổng điểm SV thực hiện các hoạt động cụ thể để ĐHNN cho bản thân (tổng điểm TB= 3,06). Kết quả thể hiện ở bảng 2.31. như sau:
Bảng 2.31. Mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi
Các yếu tố
Nhận thức Thái độ Hành vi
Giá trị tương quan r
Sig. Giá trị tương quan r
Sig. Giá trị tương quan r
Sig.
Nhận thức 1
Thái độ 0,217** 0,001 1
Hành vi 0,196** 0,003 0,732** 0,000 1
Ghi chú: Kết quả (**) là sự khác biệt có ý nghĩa với α=0,01 qua kiểm nghiệm Pearson.
Kết quả tương quan thể hiện ở bảng 3.31. cho thấy:
Kết quả tương quan giữa nhận thức và thái độ, với r = 0,217 và sig.= 0,001<0,01 thể hiện mối tương quan thuận nhưng khơng chặt. Có nghĩa là nhận thức của SV về đặc điểm ngành và nghề TLH và biểu hiện thái độ của SV trong q trình ĐHNN khơng có sự khác biệt. Điều này chứng tỏ khi tác động vào nhận thức của SV để SV nhận thức càng đúng đắn thì biểu hiện thái độ ĐHNN của SV càng trở nên tích cực. Thực trạng khảo sát cũng cho thấy có sự thống nhất về nhận thức ngành và nghề TLH với biểu hiện thái độ ĐHNN, ở chỗ: SV nhận thức TLH là ngành thực tế, giúp ích được nhiều cho xã hội, yêu cầu cao, địi hỏi nhiều kỹ năng nên các SV có thái độ rất
tích cực, chủ động trong q trình ĐHNN. Họ nghiêm túc tuân thủ những yêu cầu về nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp trong thực hành nghề. Bên cạnh đó, SV cịn tỏ thái độ thích thú với việc tiếp nhận các kiến thức mới của ngành và cảm thấy hài lòng khi nỗ lực, cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ học tập, thực hành nghề nghiệp được giao. Kết quả tương quan giữa nhận thức và hành vi với r = 0,196 và sig.= 0,003 < 0,01 thể hiện mối tương quan thuận nhưng không chặt. Điều này cũng có nghĩa là khi tác động đến nhận thức của SV để nâng cao nhận thức đúng đắn hơn thì biểu hiện hành vi ĐHNN của SV cũng trở nên tích cực hơn. Kết quả khảo sát thực trạng cũng đã thể hiện rất rõ ràng điều này.
Các biểu hiện về thái độ ĐHNN có mối tương quan chặt chẽ với các biểu hiện về hành vi ĐHNN của SV, với kết quả r = 0,732 và sig. = 0,000. Đây cũng là giá trị cao nhất trong hệ thống quan hệ tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi ĐHNN của SV chuyên ngành TLH. Hành vi luôn là yếu tố khó ghi nhận nhất trong nghiên cứu tâm lý nói chung và nghiên cứu ĐHNN nói riêng. Kết quả này chứng tỏ những SV có thái độ tích cực, chủ động trong q trình ĐHNN thì hành vi thực hiện các hoạt động ĐHNN cụ thể như học tập, thực tập, rèn luyện,... cũng được thực hiện tích cực, thường xuyên hơn. Điều này cũng chỉ ra thái độ ĐHNN tích cực sẽ tạo động lực thúc đẩy các hoạt động ĐHNN tích cực hơn.
Tóm lại, kết quả đã chỉ ra: nhận thức, thái độ, hành vi trong q trình ĐHNN của SV có mối liên hệ với nhau. Từ đó cho thấy, muốn nâng cao khả năng ĐHNN của SV thì phải tác động đồng thời trên cả ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi. Khi SV nhận thức được một cách đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động nghề nghiệp và có thái độ tích cực đối với nó thì mới có thể chủ động trong học tập, rèn luyện và trog các hoạt động, thực hành, thực tập để phát triển bản thân, ĐHNN và duy trì, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.