Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên
Trước ngưỡng cửa vào đời, mỗi SV đều có những ĐHNN cho riêng mình. Kèm theo đó là những ước mơ về sự thành đạt nghề nghiệp trong tương lai. Sự hình thành ĐHNN bao giờ cũng gắn liền với việc xem xét, cân nhắc các yếu tố như sở thích, hứng thú, năng lực, tính cách bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động, cùng với những thuận lợi và những khó khăn trong nghề nghiệp. Những yếu tố đó được xem xét dưới các góc nhìn sau đây:
1.5.1. Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân SV, gồm những yếu tố thuộc về tâm lý và thể chất của họ. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến q trình ĐHNN của mỗi SV, như:
• Sở thích
Sở thích hay cịn gọi là thú vui, thú tiêu khiển, là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian nào đó. Sở thích cũng chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định.
Mỗi người đều có niềm đam mê, sở thích nào đó. Ở đây ta nói về sở thích liên quan đến nghề nghiệp hay cịn gọi là “sở thích nghề nghiệp”. Có người biết rõ sở thích của mình nhưng cũng có người khơng biết. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu người nào được làm công việc phù hợp với “sở thích nghề nghiệp” của mình sẽ ln có động lực làm việc, u thích cơng việc và ln có cảm giác thoải mái, hạnh phúc trong cơng việc. Có thể nói lịng say mê, u thích đối với nghề sẽ là động lực rất quan trọng để mỗi người có sức rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng và vượt qua mọi khó khăn để vươn tới đỉnh cao của nghề nghiệp. Vì vậy khi ĐHNN, yếu tố đầu tiên phải tính đến đó là bản thân có u thích nghề đó hay khơng.
• Hứng thú
Hứng thú là thái độ đặc biệt của con người đối với sự vật hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, vừa đem lại cho họ những khối cảm trong q trình hoạt động. E.M.Chevlov cho rằng: “Hứng thú là động lực quan trọng nhất trong việc nắm vững tri thức, mở rộng học vấn, làm giàu nội dung đời sống tâm lý con người. Thiếu hứng thú hoặc hứng thú mờ nhạt, cuộc sống con người sẽ trở nên ảm đạm và nghèo nàn. Đối với con người thể hiện đặc trưng nhất ở họ là sự buồn chán”. Hứng thú khiến con người làm việc chăm chỉ, quên mệt mỏi, là nhân tố kích thích hoạt động, kích thích khả năng tìm tịi, sáng tạo ở con người.
Theo tiến sĩ N.G.Marơzơva, có ít nhất ba yếu tố đặc trưng cho hứng thú: Có xúc cảm đúng đắn đối với hoạt động; Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm (niềm vui tìm hiểu và nhận thức); Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tức là hoạt động tự nó lơi cuốn và kích thích, khơng phụ thuộc các động cơ khác. Trên cơ sở đó, hứng thú nghề nghiệp thể hiện thái độ của con người đối với một hoặc một số nghề xác định, biểu hiện thái độ của con người muốn làm quen tìm hiểu những nghề đó, là động lực thúc đẩy lựa chọn nghề và là nguồn gốc cơ bản của lòng yêu nghề, niềm vui
nghề nghiệp, thể hiện sự say mê trong q trình học tập và lao động nhằm hồn thiện, nâng cao học vấn chung và tay nghề [64].
Như vậy, ĐHNN là một quyết định quan trọng không chỉ với bản thân SV, mà với cả gia đình và xã hội. Do đó, việc xây dựng một kế hoạch về tương lai được phát triển trên cơ sở hứng thú sẽ có tác dụng tích cực trong q trình học nghề và hành nghề. Điều này được thực thi khi cá nhân chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để hứng thú nghề nghiệp xuất hiện và biến hứng thú đó trở nên mạnh mẽ để thơi thúc cá nhân tích cực học nghề, hành nghề, duy trì và phát triển nghề.
• Năng lực
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động nhanh chóng đạt kết quả. Năng lực khơng mang tính chung chung, khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó, như năng lực tốn học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy,... Như vậy có thể định “nghĩa năng lực nghề nghiệp” như sau: “Năng lực nghề
nghiệp là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu khơng có sự tương ứng này thì con người khơng thể theo đuổi nghề nghiệp được” [6], [28].
Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung lại theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau: Tri thức chuyên môn; Kỹ năng hành nghề và Thái độ đối với nghề.
Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng khơng có sẵn trong con người, khơng phải là những phẩm chất bẩm sinh như một số nhà TLH quan niệm. Nó được hình thành và phát triển qua hoạt động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp. Chúng ta có thể khẳng định rằng học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân [34].
Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường ĐH, CĐ, nơi đào tạo ra các chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học, cơng nghệ thì việc tổ chức chương trình đào tạo cần căn cứ vào hệ thống năng lực nghề nghiệp mà nghề địi hỏi, có như vậy người SV sau khi ra trường mới có năng lực phù hợp đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động. Mặt khác nó giúp cho ngành giáo dục
đào tạo nói riêng và tồn xã hội nói chung giảm thiểu lãng phí chất xám khơng cần thiết như thực tế đang diễn ra hiện nay.
• Tính cách
Tính cách là một khái niệm phức tạp trong khoa học tâm lý, việc đưa ra một định nghĩa chính thống, đảm bảo tính khoa học và được đa số mọi người thừa nhận là việc không hề đơn giản. Trên cơ sở khảo cứu và xem xét các định nghĩa khác nhau về tính cách thì cách hiểu như sau về tính cách được chúng tơi sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này: “Tính cách là hệ thống thái độ của con người đối với thế giới xung quanh và bản thân, được thể hiện trong hành vi của họ” được hình thành dưới sự ảnh hưởng chủ yếu của cuộc sống và giáo dục.
Tính cách phân biệt cá thể này với cá thể khác và có ảnh hưởng lớn đến hành vi và suy nghĩ của con người, từ đó tác động đến cơng việc và các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa tính cách và nghề nghiệp được hiểu là hệ thống thái độ, hành vi của cá nhân đối với loại hình nghề nghiệp nào đó, được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của cuộc sống và giáo dục. Nhà Tâm lý học C. Jung và những người theo học thuyết của ông tin rằng, mỗi người sinh ra đều có một cá tính riêng biệt, nó làm nên “cái” rất riêng biệt của mỗi người. Có người ln ơn hịa, nhã nhặn, bình tĩnh, nhưng cũng có người ln dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh; có người có tính cách “hướng nội”, có người có tính cách “hướng ngoại”… Để học nghề và hành nghề, khơng nên coi nhẹ mặt tính cách. Nhiều trường hợp năng lực giỏi nhưng tính cách khơng phù hợp với yêu cầu và chức năng của nghề, vẫn thất bại giữa chừng.
Như vậy, hiểu rõ tính cách của bản thân sẽ giúp chọn nghề nghiệp và môi trường làm việc phù hợp hơn. Đó là yếu tố quan trọng giúp đạt được sự thành công và thỏa mãn trong cơng việc.
• Nhu cầu, mục đích nghề nghiệp
Nhu cầu là yếu tố quan trọng thúc đẩy SV tích cực hoạt động nhằm hồn thành các kế hoạch ĐHNN đã đặt ra. Khi con người có nhu cầu bắt gặp đối tượng thì nảy sinh động cơ. Hoạt động của con người ln là những hoạt động có mục đích và hướng vào những đối tượng nhất định. Hoạt động ĐHNN của SV cũng có mục đích, có lý do nhất định. Mục đích có vai trị quan trọng trong việc điều khiển hành vi của mỗi cá nhân và dựa trên các nhu cầu cơ bản của cá nhân đó. Mỗi cá nhân SV có một
vốn tri thức, một năng lực tư duy riêng, cho nên chỉ có bản thân họ mới biết rõ mình cịn thiếu gì, cần gì và làm gì để đạt được điều mình muốn. Nếu SV xác định mục đích nghề nghiệp rõ ràng thì họ sẽ khơng ngừng cố gắng và dễ có cơ hội để đạt được hiệu quả cao trong nghề nghiệp của bản thân hơn.
• Tình trạng sức khỏe
Các yếu tố về sức khỏe như đặc điểm về thể lực và hệ thần kinh có ảnh hưởng rất lớn đến ĐHNN của SV. ĐHNN là hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng địi hỏi SV phải có sức khỏe mới có thể tiến hành các hành động định hướng một cách nhanh chóng, hiệu quả, duy trì sự dẻo dai, niềm say mê, hứng thú nghề nghiệp. Đặc điểm hệ thần kinh, các quy luật vận động của hệ thần kinh với các chức năng của nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động ĐHNN của SV. Vì thế, người SV bên cạnh rèn luyện trí tuệ cũng cần phải quan tâm rèn luyện thân thể để có sức khỏe tốt nhất.
Như vậy, mỗi một SV khi trải qua q trình ĐHNN ln phải chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan cùng một lúc. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tùy thuộc vào đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân SV.
1.5.2. Yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tác động đến ĐHNN của SV. • Gia đình
Đề cập đến yếu tố gia đình, điều đầu tiên ảnh hưởng đến ĐHNN của khơng ít SV đó là điều kiện kinh tế gia đình. Đây là vấn đề làm cho SV phân vân nhất khi chọn nghề, nhất là các SV ở tỉnh lẻ, vùng nông thôn. Các em chọn nghề luôn phải cân nhắc mối tương quan giữa nghề nghiệp và các khoản chi phí trong q trình học. Nhiều SV phải thay đổi ngành học khơng đúng với mong muốn ban đầu cũng chỉ vì điều kiện kinh tế gia đình. Mặc khác, truyền thống gia đình ln quan trọng với người Việt Nam nói riêng và người phương Đơng nói chung. Chúng ta ln bị ảnh hưởng bởi gia đình khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào. Nhiều bạn SV chọn học nghề nào đó vì truyền thống nghề nghiệp của gia đình, vì ba mẹ ép học hoặc vì tiếp nối theo đuổi ước mơ của ba mẹ thời trẻ. Nếu gia đình có truyền thống tự do, bình đẳng, đầm ấm, hạnh phúc, có sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất thì sẽ giúp SV dễ dàng hơn rất nhiều trong quá trình ĐHNN.
• Nhà trường
Nhà trường với các yếu tố cụ thể như : vị trí, uy tín của trường, giảng viên, cố vấn học tập, môi trường giảng dạy, chương trình học, điều kiện cơ sở vật chất,… Thông qua các tiết học trên lớp hay các hình thức khác, nhà trường sẽ định hướng SV suy nghĩ và chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong hệ thống các nghề nghiệp thuộc chuyên ngành. Môi trường học tập lành mạnh; điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi; phong cách giảng dạy tích cực; tấm gương sáng say mê nghiên cứu, giảng dạy không ngừng của giảng viên;…Tất cả ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, thái độ, tính tích cực học tập và ĐHNN của SV. Trong trường hợp này, nhà trường không chỉ đóng vai trị cung cấp thơng tin, định hướng, dẫn dắt mà là quyết định hoàn toàn việc chọn nghề của SV tùy theo hướng phát triển của ngành đào tạo.
• Bạn bè
Lứa tuổi thanh niên SV là lứa tuổi năng động, thích chứng tỏ, khẳng định mình với mọi người xung quanh. Bạn bè là đối tượng thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện, cung cấp thơng tin cho mỗi cá nhân SV. Họ góp phần khơng nhỏ trong việc ĐHNN của mỗi SV. Đơi khi vì mong muốn giúp đỡ bạn bè, vì phong trào hay chỉ vì lời khiêu khích của bạn bè mà SV đưa ra những quyết định trọng đại liên quan đến tương lai, sự nghiệp của bản thân họ. Có thể nói bạn bè là một trong những đối tượng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của SV, đặc biệt là ĐHNN.
• Yếu tố hấp dẫn của nghề nghiệp
Có nhiều yếu tố khiến cho một nghề nghiệp trở nên hấp dẫn với những người xung quanh. Đó có thể là vị thế, lợi ích, nguồn thu nhập mà nghề nghiệp mang lại cho mỗi cá nhân. Đó cũng có thể là danh tiếng, sự ngưỡng mộ của những người xung quanh dành cho những người hành nghề. Hoặc thậm chí là hấp dẫn bởi uy tín, đỉnh cao của những tấm gương thành cơng trong ngành. Những người này có tầm ảnh hưởng to lớn đến những quyết định liên quan đến cả cuộc đời người SV.
• Nhu cầu xã hội
Tuy cùng chuyên ngành nhưng cần cân nhắc nhu cầu của xã hội về một số nghề cụ thể thuộc ngành học và xu hướng của bản thân. Có thể phải chọn nghề xã hội đang cần hoặc nghề có thể giải quyết vấn đề kinh tế cho cuộc sống, trước khi theo đuổi nghề
mà mình thích, như một giải pháp tình thế. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là xác định được bản thân có khả năng nổi bật về lĩnh vực nào đó hay khơng để quyết định chọn nghề cho phù hợp.
• Phương tiện truyền thông
Thế hệ SV ngày nay được sống trong một thế giới “mở”, các em có nhiều điều kiện tiếp cận với thông tin và hệ thống nghề nghiệp thế giới thông qua nhiều kênh truyền thơng khác nhau (internet, truyền hình, đài phát thanh, sách báo,…). Đồng thời, khi khoa học, cơng nghệ phát triển với tốc độ vũ bão thì phương tiện truyền thơng, internet là nguồn tư liệu phong phú và hết sức có giá trị giúp cho SV có thêm dữ liệu để tham khảo và so sánh trước khi chính thức chọn nghề. Bên cạnh những mặt tích cực thì sự tuyên truyền đa dạng và hỗn loạn thơng tin theo nhiều mục đích và chiều hướng khác nhau trên các phương tiện truyền thông cũng chi phối mạnh mẽ đến q trình ĐHNN của mỗi SV.
• Chun viên tư vấn hướng nghiệp ở các trung tâm tư vấn, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp
Hiện nay, do sự phát triển không ngừng của xã hội và sự quan tâm của các ban ngành đến vấn đề hướng nghiệp cho đối tượng thanh niên, SV nên nhiều tổ chức, nhiều trung tâm hướng nghiệp ra đời, hoạt động và phát triển mạnh mẽ. SV, thanh niên là đối tượng năng động, ham thích học hỏi, tìm kiếm và khám phá, họ dễ dàng tiếp cận và tìm đến tư vấn ở các trung tâm với số lượng ngày càng nhiều. Thông qua các hình thức tư vấn, chỉ dẫn và trợ giúp cụ thể kết hợp với các trắc nghiệm sở thích, năng lực, tính cách nghề nghiệp, các chuyên gia tâm lý hướng nghiệp cũng ảnh hưởng và góp phần khơng nhỏ vào quá trình ĐHNN của giới thanh niên, SV.
Nhìn chung, các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến ĐHNN của SV chuyên ngành TLH ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, sự thay đổi mức độ cao thấp của các yếu tố ảnh hưởng cũng còn tùy thuộc nhiều vào đặc điểm của bản thân từng SV.
Tiểu kết chương 1
ĐHNN là một trong những hoạt động đóng vai trị quan trọng quyết định sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc đời mỗi SV. Vấn đề ĐHNN đã được nhiều nhà khoa học, ở nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những cơng trình được tìm thấy mới chỉ nghiên cứu ĐHNN ở đối tượng HS THPT mà chưa