Thời gian làm việc một ngày của thanh niên huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 50 - 53)

STT Thời gian làm việc Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Dưới 8h/ngày 24 21,6 2 8h 22 19,8 3 Từ 8 h – 10 h 29 26,1 4 Từ 10h – 12h 28 25,3 5 Trên 12h 8 7,2 Tổng 111 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Bảng số liệu trên đây cho thấy số thanh niên đang có thời gian làm việc từ 8- 10 giờ/ngày chiếm tỷ lệ 26,1%, từ 10-12 giờ/ngày chiếm tỷ lệ 25,3% và trên 12 giờ/ngày chiếm tỷ lệ 7,2%. Trong khi đó số thanh niên làm việc dưới 8 giờ đến 8 giờ/ngày chiếm tỷ lệ lần lượt là 21,6 % và 19,8%. Như vậy, nhìn chung thanh niên huyện Phú Bình có thời gian làm việc trên 8 giờ/ngày chiếm tỷ lệ tương đối cao (58,5%), trong đó điển hình số thanh niên có giờ làm việc trên 12 giờ chiếm tỷ lệ 7,2%. Với tỷ lệ này ta có thể thấy nó khơng lớn so với tổng thể mẫu thanh niên có việc làm nhưng trên thực tế con số này rất cao so với kỳ vọng của tác giả khi tiến hành khảo sát.

Theo quy định của Luật lao động thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Mặt khác, thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động khơng q 50% số giờ làm việc

bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ khơng q 300 giờ trong 01 năm. Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. Tuy nhiên, theo khảo sát của đề tài thì có một số thanh niên thường xuyên có thời gian làm việc trên 12 giờ/ngày, trong trường hợp này thì người có một số cơ quan, nhà máy đã vi phạm điều 106 của Luật lao động quy định về thời gian làm việc. Nhưng cũng phải nói thêm rằng thanh niên tại địa bàn nghiên cứu do điều kiện kinh tế khó khăn nên họ cũng cố gắng chấp nhận làm thêm giờ để có thể kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Theo ý kiến của bạn Vũ Thị N, 22 tuổi, nữ, Thị trấn Hương Sơn : “ Nói chung

là cũng vất vả, thời gian làm việc nhiều, hàng ngày tôi phải đi từ 6h sáng tới 8h tối mới về đấy. Vất vả lắm nhưng lương lại không bằng các công nhân làm dưới KCN Sam Sung. Cơng nhân làm dưới đó lương cao lắm, khoảng hơn chục triệu cơ, lương của tôi chỉ bằng một nửa so với họ thôi (được khoảng 6 triệu đồng). Một ngày tôi cố gắng làm thêm 1 đến 2 giờ, như vậy may ra mới đủ tiền trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày “ (Trích phỏng vấn sâu số 4).

Bình thường,với thời gian làm việc 8 giờ/ngày đã khiến cho người lao động mệt mỏi, căng thẳng rồi cho nên với thời gian làm việc dài như vậy sẽ khiến cho những thanh niên làm việc với thời gian dài như thế sẽ kiệt quệ về mặt sức khỏe, tinh thần giảm sút. Chưa kể đến những người đã có gia đình nhất là người phụ nữ thì việc làm thêm giờ, tăng ca quá nhiều dẫn đến việc họ khơng có thời gian để chăm sóc cho gia đình, con cái. Tuy nhiên, đổi lại thì họ sẽ được trả thù lao cao hơn. Qua tìm hiểu thì được biết những thanh niên có thời gian làm việc dài như vậy là do hồn cảnh khó khăn nên muốn cố làm thêm để kiếm tiền trang trải mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày.

“Theo thời gian lao động mà công ty quy định, mỗi ngày chúng tôi phải làm

việc 8 tiếng, buổi sáng từ 7h30 đến 11h30 và buổi chiều từ 12h30 đến 16h30. Tuy nhiên một tuần chúng tôi phải tăng ca từ 3 – 5 ngày/tuần. Mỗi ngày chúng tôi tăng ca ít nhất 2 giờ. Mặc dù cơng việc vất vả phải thường xuyên tăng ca nhưng các anh em trong tổ chúng tôi ai cũng đều vui vẻ làm việc bởi tăng ca chúng tơi được tính

tiền lương 200% so với thời gian làm việc trong giờ hành chính. . (Nguyễn Văn Đ,

Nam, 27 tuổi, Thị Trấn Hương Sơn - Trích phỏng vấn sâu số 7).

Hiện nay đa phần ở các công ty tư nhân, bao gồm cả công ty trong nước lẫn công ty có vốn đầu tư nước ngồi khi cơng việc q bận rộn để đảm bảo tiến độ công việc, các công nhân thường xuyên phải tăng ca từ 2 - 4 giờ/ ngày, do đó mà họ phải làm việc từ 8 - 12 giờ/ ngày. Mặt dù thời gian làm việc dài, công việc rất vất vả tuy nhiên bù lại họ lại có mức lương lại cao hơn lương so với lương làm việc vào giờ chính thức nên đa số các công nhân đều cố gắng làm việc. Điển hình, những thanh niên đang làm việc cho công ty Sam Sung, do khối lượng công việc nhiều, lương làm thêm giờ cao nên đa phần thanh niên trong huyện làm việc tại đây đều làm tăng ca ít nhất 2 giờ/ngày. Ngồi ra, có những cơng việc khác như làm nông nghiệp hay những công việc có sự phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, nguyên vật liệu…thì thời gian làm việc thường ngắn hơn. Chỉ có một số ít thanh niên được làm việc trong khu vực Nhà nước và một số cơ quan, doanh nghiệp có thời gian làm việc theo quy định là 8 giờ/ngày.

Nhìn chung, thời giam làm việc của thanh niên huyện Phú Bình khá dài, đa phần là trên 8 giờ/ngày. Thậm chí có những thanh niên phải làm việc từ 10 -12 giờ và trên 12 giờ/ngày. Thời gian làm việc dài đã là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng lao động của thanh niên. Vậy điều kiện làm việc của họ ra sao, nó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm việc của thanh niên hay khơng thì tác giả xin đề cập ở nội dung tiếp theo của đề tài.

2.2.3. Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc được xem là yếu tố để đánh giá thực trạng việc làm của người lao động, nó được thể hiện qua tiếng ồn, ánh sáng, mức độ độc hại …. Trong quá trình khảo sát đề tài cho thấy đa phần thanh niên huyện Phú Bình đang phải làm việc trong điều kiện làm việc không tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)