Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội V. Pareto, Max Weber, sau này T.Parson. V. Pareto nhà xã hội học người Ý, là người đầu tiên đưa ra khái niệm hành động xã hôi. Khi ông phân biệt hai loại hành động xã hội của con người là hành động mang tính logic và hành động phi logic. Tuy nhiên, người có cơng lớn nhất trong lý thuyết hành động xã hội là Max Weber, nhà xã hội học, kinh tế học, triết học, sử học- một trong những nhà lý luận có ảnh hướng lớn nhất khi những tranh luận xung quanh luận điểm của ông chưa bao giờ chấm dứt. Theo ông, hành động xã hội là một hành động được chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan, là hành động có tính đến hành vi của người khác vì vậy nó được định hướng tới người khác trong đường lối và quá trình hành động ((Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, 1997: 127). Theo ơng, thì hành động xã hội được phân chia làm 4 loại là hành động duy lý mục đích, hành động duy lý giá trị, hành động duy lý truyền thống và hành động theo cảm xúc. Weber cho rằng tất cả các loại hành động của con người đều thuộc một trong bốn loại hành động này. Tuy nhiên, sự tồn tại của bốn loại hành động này không phải độc lập với nhau mà chúng đan xen, bổ trợ và đặc biệt trong thực tiễn ranh giới giữa các hành động khơng phải lúc nào cũng có thể minh định được.

Theo M. Weber, hành động xã hội được chia làm 4 loại:

Hành động duy lý công cụ: là hành động mà các cá nhân có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn, đối chiếu trước khi hành động để đạt được mục tiêu.

Hành động duy lý giá trị: Là hành động nhằm đạt được một giá trị nào đó. + Hành động duy lý truyền thống: Là hành động cá nhân thực hiện theo phong tục tập quán, truyền thống văn hóa được gọi là duy lý truyền thống.

Hành động duy cảm : Là loại hành động được thực hiện theo cảm xúc nhất định. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hành động của con người theo cảm xúc đều là hành động duy cảm mà chỉ có những hành động có cảm xúc liên quan đến người khác mới được coi là hành động duy cảm.

Theo Weber, hành động làm việc của thanh niên sẽ được coi là duy lý cơng cụ sẽ có sự cân nhắc để hướng tới một mục tiêu nào đó chẳng hạn như để thể hiện năng lực của bản thân, để kiếm tiền, để đem lại danh tiếng cho bản thân mình, đem lại danh tiếng cho gia đình mình… Tương tự, nếu trong trường hợp thanh niên lựa chọn việc làm trên cơ sở coi trọng một giá trị nào đó cho bản thân mình như tiền bạc, danh tiếng hay niềm vui thì hành động này được coi là duy lý giá trị. Trong trường hợp thanh niên lựa chọn việc làm khơng phải vì khao khát lợi ích nào đó mà là vì truyền thống gia đình, chẳng hạn như làm cơng việc nào đó vì nối nghiệp của cha mẹ hay truyền thống gia đình làm việc này từ bao đời nay thì được gọi là hành động duy lý truyền thống. Cũng có trường hợp thanh niên đi làm vì bố mẹ muốn họ làm cơng việc đó chứ thực ra bản thân họ không muốn. Bố mẹ phải sử dụng đến tình cảm của mình để thúc đẩy cho thanh niên phải làm theo, hành động này được gọi là duy cảm. Thơng thường ít khi hành động xin việc làm của thanh niên là hành động duy cảm mà chủ yếu là duy lý.

Hành động xã hội của con người vừa hướng đến lý giải những yếu tố mang tính chất riêng rẽ của một cá nhân, hay nhóm cụ thể nhưng đồng thời cũng cho thấy được sự tác động của yếu tố xã hội như: giá trị, chuẩn mực, tơn giáo tín ngưỡng,… đến các hành động đó. Trong thực tế, khi nhận biết được ý nghĩa của hành động thì sẽ biết nên hành động đến đâu để điều khiển và kiểm soát hành động cho phù hợp với mục đích của cá nhân.

Khơng giống M.Weber, Talcott Parson lại cho rằng: hành động là một quá trình trong một hệ thống tác nhân - tình huống mà hệ thống đó có ý nghĩa động cơ đối với tác nhân cá nhân hay trong trường hợp của một tập thể, các cá nhân thành viên của tập thể. Theo Parsons, một đơn vị hành động được cấu tạo như sau:

Chủ thể của hành động chịu tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, các giá trị chuẩn mực trong quá trình đi tìm việc làm và quá trình làm việc. Theo đó, tùy từng mục đích của chủ thế mà chủ thể sẽ lựa chọn công cụ hay phương tiện hành động nhằm đạt được mục đích xác định.

Chẳng hạn, thông qua lý thuyết này có thể thấy hành động của thanh niên trong việc lựa chọn việc làm trong bối cảnh hiện nay dựa trên phương tiện hành động nào. Có những người lựa chọn việc làm này vì có thu nhập cao, có người lựa chọn kia vì muốn để được mọi người tơn trọng, vì có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng có những người lại lấy lý do lựa chọn việc làm là vì lý do muốn nối nghiệp ơng bà, cha mẹ hay chỉ là có một cơng việc để đi làm cho vui ….Như vậy, tùy mỗi mục đích khác nhau mà các chủ thể sẽ lựa chọn công cụ, phương tiện khác nhau để đạt được mục đích đã định.

Những đóng góp đó của lý thuyết hành động xã hội đặc biệt là của M.Weber và Talcott Parson là cơ sở quan trọng giúp cho tác giả lý giải được hành động của thanh niên trong quá trình tìm việc làm và quá trình làm việc của họ.

Chủ thể hành động

Việc làm

Giá trị, chuẩn mực, năng lực, sở thích, niềm tin,….

Điều kiện kinh tế - xã hội Phương tiện 1

Phương tiện 2 Phương tiện n

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu

Abraham Maslow (1908-1970) là nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, ông được coi là người tiên phong đi đầu trường phái tâm lý học nhân văn. Trường phái này được xem như là thế lực thứ ba khi thế giới lúc ấy đang biết đến hai trường phái tâm lý chính là Phân tâm học và chủ nghĩa hành vi.

Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở cấp bậc thấp thì càng xếp phía dưới.

Năm 1943, ơng đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về bậc thang nhu cầu của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ caoo hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội .Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã man" của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăng dần.

Cấu trúc tháp nhu cầu có 5 tầng , trong đó:

1. Tầng thứ nhất (Physiological): là các nhu cầu thuộc về “thể lý” bao gồm các nhu cầu như: đồ ăn, thức uống, thở, nghỉ ngơi, chỗ ở, quần áo, bài tíêt, tình dục.

2. Tầng thứ hai (Safety): nhu cầu an toàn về thân thể, sức khỏe, việc làm, tài sản… 3. Tầng thứ ba (Love/belongging): nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn được trực thuộc một nhóm cộng đồng nào đó.

4. Tầng thứ tư (Esteem): bao gồm các nhu cầu được kính trọng, được quý mến, tin tưởng, địa vị, danh tiếng, thành đạt…

5. Tầng thứ năm (Self-actualization): là các nhu cầu tự thể hiện bản thân như khả năng trình diễn, khả năng sáng tạo…

Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người ln có nhu cầu u thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng cơng”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tơn vọng và kính nể.

Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một cơng việc nào đó theo sở thích và chỉ khi cơng việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.

thân, đồng thời tạo ra thu nhập ni sống bản thân và gia đình họ là nhu cầu chủ yếu. Tức là thỏa mãn nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu khơng thể thiếu hụt vì nếu con người khơng được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tơn trọng, vinh danh với một cá nhân…Hay nói cách khác, các cá nhân có nhu cầu được trả lương, đóng BHXH, bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và chăm sóc sức khoẻ tốt, được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất, tơn trọng các giá trị của con người và có cơ hội để phát huy năng lực của bản thân.

Như vậy, đối với mỗi con người thì các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...

Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của con người còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại.. Ai cũng cần được yêu thương, tơn trọng, an tồn, được thừa nhận và nhu cầu được hoàn thiên bản thân. Sử dụng thuyết nhu cầu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách giúp cho con người mà đặc biệt là những thanh niên trong lựa chọn việc làm nhằm thỏa mãn nhu cầu cả về vật chất và tinh thần.

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)