Tình trạng việc làm
Nhóm tuổi của thanh niên
Tổng Từ 16 tuổi đến dưới 21 tuổi Từ 21 đến dưới 25 tuổi Từ 25 đến 30 tuổi Đã có việc làm ổn định Số lượng 7 15 34 56 Tỷ lệ (%) 12,5 26,8 60,7 100 Có việc làm nhưng chưa ổn
đinh Số lượng 20 16 19 55 Tỷ lệ (%) 36,3 29,1 34,6 100 Chưa có việc làm Số lượng 25 13 7 45 Tỷ lệ (%) 55,6 28,9 15,5 100 Tổng Số lượng 52 44 60 156 Tỷ lệ (%) 33,3 28,2 38,5 100
(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)
Kết quả khảo sát cho thấy những người có việc làm ổn định chủ yếu nằm ở độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi (chiếm 61%), cao hơn rất nhiều so với những thanh niên có việc làm từ độ tuổi 16 đến dưới 21 (13%) tuổi và 21 đến dưới 25 tuổi (27%). Số thanh niên có việc làm nhưng chưa ổn định phân bố đồng đều ở cả ba khoảng tuổi với tỷ lệ lần lượt là: từ 16 đến dưới 21 tuổi (36%), từ 21 đến dưới 25 tuổi (29%) và từ 25 đến dưới 30 tuổi (35%). Các thanh niên chưa có việc làm chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 16 đến dưới 21 tuổi, đây là độ tuổi mà hầu hết các em đang ngồi trên ghế
nhà trường, đang học ở các trường THPT, Đại học - cao đẳng hay học nghề nên chưa có việc làm là điều đương nhiên. Số thanh niên chưa có việc làm thì ở độ tuổi nào cũng có nhưng càng lớn tuổi thì tỷ lệ này càng giảm đi.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng tìm hiểu về ngun nhân chưa có việc làm của thanh niên trong huyện thì thấy rằng ở mỗi độ tuổi khác nhau tình trạng chưa có việc làm của thanh niên lại do những nguyên nhân khác nhau. Nếu ở tuổi trẻ (từ 16 đến dưới 21 tuổi) thanh niên còn đang đi học hoặc mới tốt nghiệp nên chưa có việc làm là điều dễ hiểu thì độ tuổi tuổi từ 21 đến 30 tuổi chưa có việc làm thì ngun nhân chủ yếu là thanh niên trong độ tuổi này cảm thấy công việc hiện tại không phù hợp phần lớn là do chịu tác động của các yếu tố như: lương thấp, công việc quá vất vả, thời gian làm việc nhiều, điều kiện làm việc không tốt hay mâu thuẫn với đồng nghiệp… nên đã nghỉ việc để đi học lên cao hơn hoặc nghỉ việc để đi tìm cơng việc khác nhưng chưa hiện tại vẫn chưa tìm được cơng việc nào phù hợp. Chỉ có một số ít thanh niên nằm trong độ tuổi này vẫn chưa có việc làm vì đó là những thành phần ham chơi, nghiện ma túy hoặc nghiện chơi lô đề, cờ bạc nên không chịu lo làm ăn.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng việc làm và khoảng tuổi của thanh niên cho thấy có mối liên hệ tương đối chặt chẽ giữa hai yếu tố này. Cụ thể, càng lớn tuổi thì những thanh niên lại càng có cơng việc ổn định hơn và ngược lại, những thanh niên càng ít tuổi thì hầu hết chưa có việc làm và nếu có việc làm thì đó là những cơng việc mang tính chất tạm thời và không ổn định. Đây cũng là vấn đề phù hợp với quy luật bởi vì theo lẽ thường thì ở độ tuổi được coi là trưởng thành từ 25 đến dưới 30 tuổi thì hầu hết thanh niên đều phải lo lắng cho cho tương lai phía trước. Nhất là những thanh niên đã lập gia đình thì họ càng quyết tâm làm việc để kiếm tiền để không chỉ đế ni sống bản thân mình và gia đình, con cái. Để có được thu nhập thì chỉ có cách là làm việc và cố gắng hết sức mình, vì thế cho dù có vất vả, có khổ cực đến mấy thì họ cũng cố gắng
làm và giữ cơng việc của mình , thậm chí cịn cố gắng phấn đấu để có thể thăng tiến xa hơn trong công việc mà họ đang làm.
Nếu những thanh niên lớn tuổi đa phần đã có được một cơng việc ổn định thì ở độ tuổi 16 đến dưới 21 tuổi, đa phần thanh niên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tập trung cho việc học tập, thu nhận kiến thức, chuyên môn để làm hành trang xin việc nên chưa thể đi làm. Chỉ có một bộ phận nhỏ thanh niên bỏ học sớm vì một lý do nào đó, họ xin việc để đi làm nhưng chỉ là những công việc lao động giản đơn nên lương không cao. Hơn nữa, đặc trưng tâm lý của độ tuổi này phần lớn vẫn là ít lo nghĩ, chưa có kế hoạch cụ thể cho tương lai, chưa ý thức được tầm quan trọng của một công việc ổn định nên tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ” khá phổ biến, do vậy mà tình trạng nhảy việc xảy ra thường xun. Có thể hơm nay họ xin được việc nhưng chỉ là làm tạm thời, ngày mai thích thì họ làm cịn khơng thì lại nghỉ. Thậm chí chỉ cần nghe thấy bạn bè hoặc ai đó nói là làm ở chỗ này hay chỗ khác lương cao hơn, nhàn hạ hơn thì họ lại bỏ việc để xin vào chỗ đó làm.
Đào Thị T, 21 tuổi, Tốt nghiệp Trung cấp Y, xã Đào Xá cho biết: “Trước
đây em có làm việc ở công ty TNHH Dong Sung Vina được 4 tháng, đây là một công ty của Hàn Quốc hoạt động ở lĩnh vực sản xuất các đồ linh kiện điện tử. Tuy nhiên cơng việc ở đó rất vất vả, em thường xuyên phải làm tăng ca mà thu nhập thì chẳng được bao nhiêu nên em vừa xin nghỉ hồi tháng 5 vừa rồi. Hiện tại thì e đang nộp hồ sơ vào công ty TNHH Seohui Việt Nam, mấy đứa bạn cùng làng em đang làm ở đây lương cũng được khoảng 5 triệu/tháng mà lại ít phải tăng ca” –
(Trích phỏng vấn sâu số 1).
Bên cạnh đó, quan điểm về một công việc lý tưởng của những thanh niên ở độ tuổi khác nhau cũng có sự khác nhau:
Bảng 23: Quan điểm về một công việc lý tưởng theo nhóm tuổi
Quan điểm về cơng việc lý tưởng
Nhóm ti NTL Tổng Từ 16 đến dưới 21 tuổi Từ 21 tuổi đến dưới 25 tuổi Từ 25 tuổi đến 30 tuổi Phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân Số lượng 21 12 25 58 Tỷ lệ (%) 36,2 20,7 43,1 100 Có thu nhập cao Số lượng 9 9 21 39 Tỷ lệ (%) 23,1 23,1 53,8 100
Đem lại danh tiếng cho gia đình và bản thân Số lượng 3 5 12 20 Tỷ lệ (%) 15,0 25,0 60,0 100 Ổn định Số lượng 12 9 18 39 Tỷ lệ (%) 30,8 23,1 46,2 100 Tổng Số lượng 45 35 76 156 Tỷ lệ (%) 28,8 22,5 48,7 100
(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)
Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí có một cơng việc ổn định là quan điểm chung của tất cả các thanh niên. Trong khi đó, những thanh niên có độ tuổi từ 21 đến dưới 25 tuổi, là những người vừa mới tốt nghiệp các trường, đang trong quá trình bắt đầu sự nghiệp nên tiêu chí phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân luôn được họ đặt lên hàng đầu. Những thanh niên trong nhóm tuổi từ 25 đến dưới
30 tuổi thì lại đặt tiêu chí ổn định, có thu nhập cao và đem lại danh tiếng cho gia đình làm tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn công việc cho bản thân mình. Chẳng hạn như ý kiến của một số thanh niên mà tác giả ghi nhận được trong quá trình phỏng vấn như sau:
- Em không biết mọi người suy nghĩ thế nào nhưng với em thì một cơng việc
lý tưởng là một công việc mà em được làm đúng như chun mơn mình đã được đào tạo. Nếu học một đường rồi đi làm một nẻo thì thà rằng khơng học cịn hơn.
(Bùi Lan H, 22 tuổi, nữ, tốt nghiệp Đại học, thị trấn Hương Sơn – Trích phỏng vấn sâu số 10).
- Đối với tơi thì một cơng việc có thu nhập cao sẽ là lý tưởng. Trong hồn
cảnh của tơi mà khơng có tiền thì khơng thể lo được cho gia đình mình ( Đào Thị T,
29 tuổi, Nữ, Tốt nghiệp THCS, Xã Đào Xá- Trích phỏng vấn sâu số 5)
Như vậy, có thể thấy rằng mỗi độ tuổi khác nhau thì lại có quan điểm khác nhau về một cơng việc lý tưởng. Đó cũng là một yếu tố tác động không nhỏ tới quá trình tìm kiếm việc làm và quá trình làm việc của thanh niên huyện Phú Bình.
Giới tính
Theo nghiên cứu mới đây của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì hiện tượng bất bình đẳng giới hiện nay vẫn đang xảy ra ở các doanh nghiệp Việt, vấn đề giới tính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên. Phụ nữ ít được đảm nhiệm những vị trí quản lý hơn nam giới do những phân biệt từ khâu tuyển dụng đến khâu thăng tiến. Mặc dù tỷ lệ phụ nữ Việt Nam có mặt trong lực lượng lao động thuộc mức cao so với thế giới đạt 73% nhưng thấp hơn 9% so với nam giới.
Kết quả khảo sát về tình trạng việc làm trên địa bàn huyện Phú Bình cho thấy, tỷ lệ thanh niên có việc làm theo giới tính cũng có sự chênh lệch đáng kể:
Bảng 24: Hiện trạng việc làm giữa nam và nữ Giới tính Giới tính Hiện trạng việc làm Tổng Đã có cơng việc ổn định Có cơng việc nhưng chưa ổn định Chưa có việc làm Nam Tỷ lệ (%) 38.0 39.2 22.8 100 Nữ Tỷ lệ (%) 33.7 31.2 35.1 100
(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy số lao động có việc làm là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ giới. Nếu như chiếm tỷ lệ 35,1% thanh niên nữ chưa có việc làm thì tỷ lệ thanh niên nam chưa có việc làm chỉ có 22,8%. Thậm chí tỷ lệ thanh niên nam giới có cơng việc ổn định cũng cao hơn so với nữ giới.
Kết quả khảo sát này là hoàn toàn phù hợp với thị trường việc làm ở Việt Nam nói chung và huyện Phú Bình nói riêng. Rà sốt những thơng tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng uy tín trong thời gian gần đây thì có tới 1/5 thơng tin tuyển dụng có đề cập đến yêu cầu về giới tính. Trong số các việc làm đăng tuyển có yếu tố giới, đa phần các cơ quan yêu cầu chỉ tuyển nam giới, trong khi chỉ có số ít các cơ quan mong muốn tuyển nhân sự là nữ giới. Tác giả xin được trích dẫn một vài hình ảnh minh họa cho thực trạng này tại địa bàn huyện Phú Bình.
Về lĩnh vực tuyển dụng, tùy theo các ngành nghề, theo đặc thù công việc mà vấn đề lựa chọn các ứng viên cũng có sự khác nhau. Các ngành nghề về kỹ thuật, chuyên môn sâu, hoặc các công việc di chuyển nhiều, hay những công việc nặng nhọc đa phần đều yêu cầu ứng viên nam giới. Chẳng hạn, đối với nghề kỹ sư, CNTT, kiến trúc sư, đầu bếp, lái xe hay những công việc có tính chất nặng nhọc thường là lựa chọn của nam giới. Trong khi đó phụ nữ được khuyến khích ứng tuyển cho các vị trí như lễ tân, thư ký, trợ lý... Đây cũng là những công việc thông thường có mức lương thấp hơn. Ngoài trách nhiệm gia đình nói chung, việc nghỉ thai sản (từ 4 tháng trước đây lên 6 tháng như hiện nay) cũng là một cản trở đáng kể. Một khía cạnh nữa, khi tuyển dụng nữ giới, khơng ít nhà tuyển dụng cảm thấy e ngại vì thời gian nghỉ phép kéo dài nếu lao động đó sinh con và chăm sóc con nhỏ. Đó là một phần lý do nhà tuyển dụng ưa thích nam giới hơn là nữ giới cho các cơng việc đăng tuyển.
Vấn đề giới tính cịn ảnh hưởng, chi phối đến cả vấn đề thăng tiến của người lao động. Khi đưa ra quyết định thăng tiến, ngoài hai nhân tố quan trọng nhất mà người sử dụng lao động quan tâm là hiệu quả công việc và thâm niên công tác cịn có sự cân nhắc, xem xét về giới tính. Thường thì nam giới được ưu tiên hơn vì họ mạnh mẽ hơn, quyết đốn hơn, lại ít vướng bận việc gia đình, có thể dành nhiều thời gian cho công việc hơn nữ giới. Trong cuộc sống, rõ ràng phụ nữ đang phải gánh vác nhiều trách nhiệm gia đình hơn, cơ hội để được đánh giá ở ba tiêu chí nói trên là khá thấp, vì vậy có thể nói cơ hội thăng tiến cũng chưa thực sự rộng mở với nữ giới.
Khơng chỉ có sự khác nhau về tình trạng việc làm của thanh niên nam và thanh niên nữ mà giữa họ cịn có sự khác nhau về quan điểm thế nào là một công việc lý tưởng:
Bảng 25: Quan điểm về một cơng việc lý tưởng theo giới tính
Quan điểm về một cơng việc lý tưởng
Giới tính
Tổng Nam Nữ
Phù hợp sở thích và năng lực của bản thân
Số lượng 36 22 58
Tỷ lệ (%) 62,1 37,9 100
Có thu nhập cao
Số lượng 18 21 39
Tỷ lệ (%) 46,2 53,8 100
Đem lại danh tiếng cho bản thân và gia đình Số lượng 7 13 20 Tỷ lệ (%) 35,0 65,0 100 Ổn định Số lượng 18 21 39 Tỷ lệ (%) 46,2 53,8 100 Tổng Số lượng 79 77 156 Tỷ lệ (%) 50,6 49,4 100
(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)
Dù là ai đi chăng nữa thì khi đã đi làm họ đều mong muốn có một cơng việc ổn định, có một khoản thu nhập tương xứng với cơng sức mà mình bỏ ra. Tuy nhiên, mỗi giới tính khác nhau lại có những suy nghĩ không giống nhau về một công việc lý tưởng. Chẳng hạn, đối với thanh niên nam họ cho rằng một công việc lý tưởng ngoài việc phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân thì phải cơng việc đó phải có thu nhập cao. Tuy nhiên, ở thanh niên nữ họ lại rất đề cao việc đem lại danh tiếng cho gia đình và bản thân. Cụ thể, có 37,9% thanh niên nữ đưa ra tiêu chí cơng việc lý tưởng là phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, trong khi đó tỷ lệ thanh niên nam đưa ra tiêu chí này cao hơn rất nhiều so với thanh niên nữ
(62,1%). Với tiêu chí đem lại danh tiếng cho gia đình và bản thân, tỷ lệ thanh niên nữ đưa ra tiêu chí này lại cao hơn 30% so với thanh niên nam.
Có thể thấy rằng sự khác nhau về những tiêu chí về một công việc lý tưởng giữa thanh niên nam và thanh niên nữ trên địa bàn huyện Phú Bình là hồn tồn phù hợp với thực tế hiện nay. Bởi ở xã hội Việt Nam tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn cịn tồn tại, trong gia đình việc làm kinh tế hầu như là do nam giới đảm nhiệm. Nam giới đóng vai trị trụ cột trong gia đình cịn đối với nữ giới họ chỉ cần một cơng việc ổn định và có thời gian chăm sóc cho gia đình, do đó vấn đề thu nhập cũng được họ đề cao tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp với nam giới.
Qua khảo sát cho thấy, thanh niên đều mang trong mình những hồi bão, những ước mơ trong đó có được việc có được việc làm tốt là một trong những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của mỗi người. Do có quan điểm khác nhau về một công việc lý tưởng nên giữa thanh niên nam và thanh niên nữ lại có những tiêu chí khác nhau khi tìm kiếm việc làm. Mỗi người khác nhau lại có những quan điểm khác nhau khi lựa chọn cho mình một cơng việc lý tưởng. Từ khác nhau về quan điểm trong công việc lý tưởng dẫn đến có sự khác nhau về lý do lựa chọn công việc. Đối với thanh niên nữ, họ cho rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn cơng việc là sự ổn định (31,6%), có thu nhập cao (28,9%); đối với thanh niên nam họ cho rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn cơng việc là có thu nhập cao (chiếm tỷ lệ 39,2%) rồi mới đến tiêu chí ổn định (22,8%). Ta có thể thấy rằng, rõ ràng nam giới quan tâm đến vấn đề thu nhập nhiều hơn, còn nữ giới lại quan tâm nhiều hơn đến sự ổn định của công việc. Cịn yếu tố phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân hay đem lại danh tiếng cho bản thân và gia đình khơng có sự khác biệt nhiều giữa nam giới hay nữ giới.
Như vậy, đối với thanh niên nam thì yếu tố có thu nhập cao là cách lựa chọn