Mối quan hệ giữa tình trạng việc làm và quê quán của người trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 106 - 107)

Bảng kiểm định Khi bình phương Giá trị trong biến Bậc tự do Giá trị kiểm định 2 phía Khi bình phương ,251a 2 ,882 Tỷ lệ thích hợp ,247 2 ,884

Đo lường mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến 201 1 ,654

Số quan sát 156

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Với df= 2, X =0,251 và p > 0,05 nên có thể khẳng định rằng quê quán không ảnh hưởng đến vấn đề việc làm của thanh niên huyện Phú Bình. Kết quả khảo sát về mối quan hệ giữa tình trạng việc làm và quê quán của người trả lời cho thấy những thanh niên ở địa phương khác đều đã có việc làm thậm chí là đã có cơng việc ổn định và không thanh niên nào là chưa có việc làm. Đi sâu hơn nữa để tìm hiểu thì được biết có hai lý do chính để những thanh niên từ nơi khác đến địa phương làm việc đều đã có việc làm là do họ đã có cơng việc ổn định trước khi chuyển đến, đến đây làm việc có thể là muốn tìm cơ hội để phát triển sự nghiệp nhiều hơn; Hoặc là những thanh niên đó theo chồng (vợ) về địa phương sinh sống khi đã tìm cho mình một công việc mới tại địa phương mà họ dự định chuyển đến. Thường thì những thanh niên từ địa phương khác đến có sự gắn bó với cơng việc cao hơn vì họ cần phải tự ổn định cuộc sống khi mà họ hầu như khơng có chỗ dựa và cũng ít có sự lựa chọn cơng việc khác. Cịn những thanh niên địa phương gốc có thể là do suy nghĩ gia đình mình ở đó rồi nên rất đủng đỉnh trong q trình xin việc làm hoặc có xin được việc thì cũng khơng phải chịu áp lực là nhất thiết phải làm cơng việc đó.

Trong những nghiên cứu khác thì vốn xã hội là yếu tố phụ thuộc rất lớn vào quê quán của con người và nó là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới vấn đề việc làm của thanh niên. Những thanh niên được sinh ra và lớn lên tại địa bàn thì sẽ có vốn xã hội nhiều hơn nên dễ xin được việc làm hơn. Ngược lại, nếu người từ địa phương khác đến thì đa phần đã có việc làm nên chuyển đến, nếu chưa có việc làm thì khó xin việc hơn…. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này cho thấy khơng có sự khác biệt về tình trạng việc làm của thanh niên sinh ra tại địa phương so với những thanh

niên từ nơi khác đến. Thậm chí, những thanh niên từ nơi khác đến họ đều đã có việc làm, thậm chí là ổn định hơn so với những thanh niên được sinh ra tại địa phương. Sự khác biệt này là do đặc thù của địa bàn nghiên cứu vì trong thời gian một vài năm trở lại đây đã có rất nhiều các KCN, các nhà máy lớn được xây dựng và đi vào hoạt động, trong khi đó nguồn lao động tại địa phương không đủ để cung ứng nên cần đến một lực lượng lao động rất lớn từ các địa phương khác. Do vậy mà khơng chỉ có những thanh niên tại địa phương mà những thanh niên từ huyện, tỉnh khác cũng có thể xin được việc làm ở các nhà máy, các KCN đóng trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, cơ chế tuyển dụng hiện nay cơng bằng hơn, ai có đủ năng lực, có trình độ cũng như đảm bảo sức khỏe thì sẽ được nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển chọn. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là phủ nhận q qn của thanh niên khơng có bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến vấn đề việc làm của họ vì thực tế mỗi chúng ta được sinh sống và làm việc tại địa phương mình sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với những người đến từ nơi khác.

Hồn cảnh gia đình

Trong quá trình khảo sát đề tài tác giả đã đưa ra câu hỏi” Điều gì cản trở nhất trong quá trình tìm kiếm việc làm” thì nhận được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)