Trình độ học vấn của người trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 43 - 45)

STT Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tốt nghiệp tiểu học 6 3,8 2 Tốt nghiệp THCS 24 15,4 3 Tốt nghiệp THPT 53 34 4 Tốt nghiệp THCN/dạy nghề 27 17,3 5 Tốt nghiệp Đại học/CĐ 38 24,4

7 Tốt nghiệp sau đại học 8 5,1

Tổng 156 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông và tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 34% và 24,4%. Tỷ lệ thanh niên có trình độ trên đại học là 5,1% và số thanh niên tốt nghiệp các trường THCN/ Dạy nghề là 17,3%; và số thanh niên tốt nghiệp trung học cơ sở

chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là 15,4%; chỉ có tỷ lệ rất ít những thanh niên mới tốt nghiệp tiểu học (3,8%).

Nhìn chung trình độ học vấn của thanh niên huyện Phú Bình tương đối cao. Số thanh niên được học hết THPT chiếm gần 2/3 tổng số thanh niên được hỏi, trong số những thanh niên này có rất nhiều người đã tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng hay THCN/ dạy nghề, thậm chí có những người cịn học lên cao hơn nữa. Điều này cho thấy rằng dù là một huyện cịn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các gia đình đã hiểu được rằng trong bất cứ xã hội nào trình độ chun mơn có ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình xin việc và quá trình làm việc nên có sự đầu tư cho vấn đề học tập của con em mình. Trong khi đó, thanh niên cũng ý thức được rằng chỉ có học tập mới có thể có được cơng việc ổn định và có thu nhập cao.

Trong số những thanh niên được hỏi thì có một tỷ lệ nhỏ thanh niên mới chỉ học hết tiểu học (chiếm 3,8%) và tốt nghiệp trung học cơ sở (chiếm 15,4%) tập trung chủ yếu ở xã Đào Xá. Khi tác giả đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà các thanh niên này lại không đi học lên mà lại bỏ học giữa chừng thì được biết nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế gia đình của các hộ gia đình trong xã cịn khó khăn nên một số thanh niên dù rất ham học nhưng vẫn phải nghỉ học vì khơng có tiền đóng học phí, có những thanh niên nghỉ học sớm để phụ giúp cha mẹ làm kinh tế. Chỉ có một bộ phận nhỏ những thanh niên do ham chơi, lười học nên đã tự ý bỏ học để đi lêu lổng hay đi làm để lấy tiền ăn chơi. Đây cũng là một vấn đề không chỉ của huyện Phú Bình mà cịn là vấn đề đáng bàn của nhiều địa phương khác đặc biệt là ỏ các vùng nơng thơn và nó cũng là điều đáng quan tâm của các nhà quản lý trong bối cảnh xã hội hiện nay khi mà tình trạng người lao động bị thất nghiệp trở ngày càng phổ biến.

Quê quán của người trả lời

Quê quán ảnh hưởng rất nhiều tới vốn xã hội của thanh niên. Thông thường, những người sinh sống, làm việc tại quê hương sẽ có vốn xã hội nhiều hơn những người từ nơi khác đến.

Qua tìm hiểu cho thấy đa số thanh niên là người địa phương (80,8%), số thanh niên là người từ huyện, tỉnh khác đến làm việc chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ bằng 1/4 số thanh niên là người địa phương. Điều này cho thấy khả năng thanh niên trên địa bàn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội để có thể tiếp cận những thơng tin về vấn đề tuyển dụng việc làm.

2.1.2. Tình trạng việc làm của người trả lời

Kết quả khảo sát về thực trạng việc làm cho thấy, trong tổng số 156 thanh niên tham gia trả lời phỏng vấn thì đa số các thanh niên đã có việc làm (chiếm 71,2%) chỉ có 28,8% thanh niên chưa có việc làm. Tình trạng việc làm của người trả lời được trình bày chi tiết trong bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)