Cơ chế, chính sách của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1. Cơ chế, chính sách của địa phương

Thực hiện Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động; Công văn số 137/2015/CVL-TTLĐ của Cục Việc làm (Bộ LĐTB & XH) về việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động năm 2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch triển khai thu thập, ghi chép cập nhật và xử lý thông tin cơ sở dữ liệu cung, cầu lao động trên địa bàn tỉnh năm 2015. Trên cơ sở đó, cập nhật những thơng tin cơ bản, chính sách về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp và biến động qua từng thời kỳ, từng địa bàn làm cơ sở để hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu cung, cầu lao động của tỉnh trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên những chính sách của địa phương mới chỉ một phần nào phát huy được mục tiêu ban đầu đã đề ra, chưa thực sự đạt hiệu quả trong việc hỗ trợ, các tổ chức chính quyền địa phương và các trung tâm giới thiệu việc làm ở các sở, ban, ngành vẫn chưa phát huy được vai trò là cầu nối giữa người lao động và người tuyển dụng lao động.

Thực tế trên địa bàn huyện Phú Bình thì người lao động mà đặc biệt là thanh niên rất ít nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tìm kiếm việc làm.

Khi được hỏi về việc đã từng nhận được sự hỗ trợ nào của chính quyền địa phương trong việc tìm kiếm, tạo dựng việc làm thì chỉ có 29,5 % thanh niên trả lời rằng họ có nhận được sự hỗ trợ của địa phương trong quá trình tìm kiếm việc làm. Cịn lại 70,5% cho biết họ không nhận được sự hỗ trợ nào của chính quyền địa phương, đa số các thanh niên cho rằng họ tìm được việc làm là do tìm hiểu được các thơng tin tuyển dụng từ chính doanh nghiệp, từ trung tâm giới thiệu việc làm, từ bạn bè và người thân trong gia đình hay các phương tiện truyền thơng đại chúng.

“Em biết được thông tin tuyển dụng qua bạn bè em đang làm ở đó. Chúng em tự đi tìm việc làm chẳng ai được ủy ban xã giới thiệu cả.”(Ngô Văn H, nam, 19 tuổi,

tốt nghiệp THPT, Xã Đào Xá – Trích phỏng vấn sâu số 6).

“ Theo tơi được biết ở nhiều nơi khác Đồn thanh niên thường tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề cho đồn viên. Nhưng ở đây thì tơi chưa bao giờ thấy những lớp học đó, nếu có thì cùng lắm là hội khuyến nơng huyện tổ chức tập huấn cho nông dân về cách trồng lúa và hoa màu hay hướng dẫn chăn ni sao cho có hiệu quả thơi. Về phía Đồn thanh niên thì thỉnh thoảng cũng có chương trình cho vay vốn để sản xuất nhưng chỉ có số ít người được vay các khoản vốn đó. Cịn lại vấn đề có việc làm hay khơng có việc làm thì tơi nhận thấy họ chẳng mấy khi quan tâm để ý nên hầu hết mọi người trong xã nhận đều không được thông tin tuyển dụng từ phía ủy ban huống chi là đợi họ giới thiệu việc làm cho mình.” (Vũ Thị N, 22 tuổi, nữ,

tốt nghiệp THPT, Thị trấn Hương Sơn – Trích phỏng vấn sâu số 4).

Qua tìm hiểu thì được biết chính quyền địa phương chưa có một kế hoạch cụ thể đối với vấn đề việc làm của người dân, nhất là đối tượng thanh niên. Tình trạng lãnh đạo địa phương hầu như khơng nắm được tình hình việc làm của thanh niên tại địa phương mình là điều khơng khó hiểu bởi lâu nay UBND các địa phương trong huyện vẫn cho rằng đó khơng thuộc trách nhiệm quản lý của họ mà là thuộc trách nhiệm của Phịng LĐTB & XH.

“ Tơi nghĩ đa phần là thanh niên đang làm trong các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi. Cịn tỷ lệ thanh niên có việc làm hiện nay chiếm tỷ lệ bao nhiêu thì vấn đề đó phía Ủy ban xã khơng nắm được.” Hay “Đa phần thanh niên trên địa bàn xã đang làm việc trong các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, các cơng ty tư nhân, số ít thì làm trong các cơ quan Nhà nước, các cơng việc mang tính chất thời vụ và những ai khơng có cơ hội xin việc làm khác thì vẫn phải làm nghề nơng. Theo đánh giá của chúng tơi thì đại đa số thanh niên trong xã đã có việc làm và có mức thu nhập khá. Mức độ ổn định hay khơng thì chúng tơi cần phải có thêm nhân lực và

thời gian thống kê mới có thể biết được.” (Phó Chủ tịch UBND xã Đào Xá - Trích

phỏng vấn sâu số 7).

Qua phỏng vấn cán bộ UBND xã chỉ nhận được những câu trả lời rất chung chung dựa theo ý kiến đánh giá chủ quan của một vài cá nhân nào đó. Trách nhiệm của ủy ban các xã – thị trấn trên địa bàn huyện về vấn đề việc làm chưa được thực hiện một cách thỏa đáng. Hơn nữa, khi hỏi về những hỗ trợ hay sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đối với thanh niên thì lãnh đạo địa phương dường như vẫn đang đùn đẩy trách nhiệm sang cho Đoàn Thanh niên. Tuy nhiên, khi phỏng vấn đại diện Đồn Thanh niên lại nói họ chỉ thực hiện khi có sự chỉ đạo của cấp trên mà cụ thể là lãnh đạo ủy ban hay Huyện đoàn.

“Đối với những thanh niên chưa có việc làm lại chưa qua đào tạo thì chúng tơi giao cho bên Đồn Thanh niên xã, nếu có chương trình đào tạo nghề do Trung tâm dạy nghề hoặc do các Hội tổ chức thì Đồn thanh niên sẽ thơng báo cho anh em đi học. Kinh phí tổ chức cho một lớp học nghề khơng nhỏ và nó nằm ngồi khả năng kinh phí mà ủy ban xã có. Nếu khơng xin được tài trợ mà ủy ban xã muốn tổ chức được lớp học nghề thì những người đi học phải đóng tiền mới có kinh phí để tổ chức lớp. Điều này quả thật là rất khó.” (Phó Chủ tịch UBND xã Đào Xá - Trích

phỏng vấn sâu số 7).

Trong khi đó quan điểm của Đồn thanh niên xã lại cho rằng:“ Vấn đề việc

làm không phải là trách nhiệm của Đồn thanh niên mà đó còn là vấn đề chung của địa phương. Khi nào lãnh đạo địa phương có chỉ đạo gì thì chúng tơi mới đưa về các thôn cho anh em thực hiện.”

“ Tập huấn hay dạy nghề nếu có thì chủ yếu là tổ chức cho nơng dân trong tồn xã

đi học, chương trình này do Trung tâm khuyến nơng huyện kết hợp với Hội khuyến nông xã tổ chức. Cịn bên Đồn thì từ khi tơi làm Bí thư đã 3 năm nay chưa có lớp dạy nghề nào cả. Có một vài lần định tổ chức nhưng do khơng xin được kinh phí nên lại thơi. Riêng vấn đề giới thiệu việc làm thì thi thoảng mới có nhưng hầu hết

đó là những cơng việc không thu hút được nhiều sự quan tâm của đồn viên nên hiệu quả khơng cao.” (Bí thư Đồn Thanh niên xã – trích phỏng vấn sâu số 8).

Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay chính quyền địa phương chưa thực sự chú ý đến vấn đề việc làm của thanh niên trên địa bàn. Vì lẽ đó, những chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên hiện nay còn rất mờ nhạt và có sự đùn đầy trách nhiệm giữa Ủy ban xã – thị trấn, Đoàn Thanh niên và Phịng LĐTB & XH. Chính vì lẽ đó mà những thanh niên địa phương chưa bao giờ dám nghĩ tới việc nhờ cậy vào sự giúp đỡ của chính quyền đia phương cũng như Đoàn thanh niên để mong có được việc làm. Chẳng hạn như ý kiến của bạn Bùi Lan H, 22 tuổi, nữ, tốt nghiệp Đại học, thị trấn Hương Sơn:“Em chưa bao giờ nghĩ đến việc trông cậy vào sự giúp

đỡ của mấy bác bên Ủy ban hay Đồn thanh niên xã vì biết rằng họ sẽ khơng giúp gì được cho mình đâu. Ngay cả việc ra xã xin mấy cái giấy tờ để nộp hồ sơ xin việc em còn phải đi năm lần, bảy lượt mới được đấy.” (trích phỏng vấn sâu số 10). Các

thanh niên ở địa bàn nghiên cứu chỉ có một số rất ít nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự giúp đỡ này chủ yếu dựa trên hình thức cho vay vốn tín dụng hoặc kết hợp với Hội Nông dân xã, thị trấn tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn trồng trọt, chăn ni sao cho có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)