Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Phú Bình

Điều kiện tự nhiên

Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ n về phía tây, Phía đơng và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21023 33’ – 21035 22’ vĩ Bắc; 105051 – 1060 02 kinh độ Đông.

Huyện Phú Bình có 22 đơn vị hành chính gồm 20 xã (Tân Thành, Đào Xá, Kha Sơn, Tân Hòa, Thanh Ninh, Dương Thành, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Bảo Lý, Tân Kim, Úc Kỳ, Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Nhã Lộng, Điềm Thụy, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương) và 2 thị trấn (Hương Sơn và Úc Sơn) và với diện tích rộng, dân số trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn nên Phú Bình có vị trí quan trọng, là điểm thu hút các dự án đầu tư với các khu Công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trong tương lai của tỉnh.

Tình hình kinh tế - xã hội

Theo số liệu do Phòng Thống kê và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình cung cấp, tính đến cuối năm 2014, dân số của tồn huyện Phú Bình là 146.086 người, với mật độ dân số trung bình là 586 người/km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành.

Trong số 146.086 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây vừa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm của huyện trong những năm triển khai quy hoạch. Năm 2014 có 2.266 lao động được giải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề. Phân theo ngành, năm 2014 lao động nơng nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người, chiếm 78% tổng số lao động của toàn huyện.

Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông. Tỷ lệ lao động

hạn chế. Lực lượng lao động lành nghề, có trình độ chun mơn cao thường thốt ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác. Những đặc điểm về dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Phú Bình cả những thuận lợi và những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)