Lý do lựa chọn công việc hiện tại của thanh niên huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 57 - 59)

STT Lý do lựa chọn công việc Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Phù hợp với chuyên môn và năng lực 31 28 2 Phù hợp với sở thích, hứng thú và nhu

cầu của bản thân 24 21,7

3 Theo ý muốn của bố mẹ 15 13,5

4 Có thu nhập cao 11 10

5 Đi làm gần nhà 10 9

6 Không có cơ hội xin việc làm khác 20 17,8

Tổng 111 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015

Từ kết quả trên có thể thấy rằng số thanh niên lựa chọn công việc mình đang làm là theo sở thích của bản thân và do cảm thấy phù hợp với chuyên môn và năng lực của mình chiếm một tỷ lệ tương đối cao (28%), tiếp đến là phù hợp với sở thích, hứng thú và nhu cầu của bản thân (21,7%). Điều này cho thấy có rất nhiều thanh niên huyện Phú Bình đã có được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, họ biết họ cần gì và phải làm gì khi làm công việc hiện tại. Rõ ràng điều này sẽ làm cho các thanh niên trở nên hứng thú hơn đối với công việc mà mình đang làm.

việc thanh niên không có sự lựa chọn nào khác nên phải chọn làm công việc hiện tại. Khi tác giải đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà những thanh niên này lại không có cơ hội xin việc làm khác thì có hai nhóm đối tượng thanh niên như sau: Thứ nhất là những thanh niên không có trình độ học vấn cao, hầu hết họ chỉ học hết trung học cơ sở nên xin vào các công ty ở khu công nghiệp để làm công nhân, họ không có khả năng xin được những công việc tốt hơn vì họ không có trình độ; Thứ hai là những thanh niên đã tốt nghiệp ở các trường đại học - cao đẳng, THCN/ Dạy nghề tuy nhiên họ không xin được việc làm vì nhiều lý do khác nhau: không có tiền để xin vào làm trong các cơ quan nhà nước, làm công việc theo đúng ngành nghề lại xa nhà…nên họ đành phải đi làm công nhân. Ngày nay, hiện tượng mà các sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng xin vào làm công nhân ở các nhà máy và xí nghiệp không phải và một chuyện lạ nữa mà nó ngày càng trở nên phổ biến ở các khu công nghiệp huyện Phú Bình nói riêng và ở các khu công nghiệp cả nước nói chung. Thậm chí, có những thanh niên đang theo học các trường THCN/Dạy nghề hay cao đẳng đã bỏ học để đi làm công nhân bởi vì họ nhận thấy sau khi học xong cũng không có khả năng xin việc làm mà sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc… Trường hợp của anh Ngô Văn H ở xã Đào Xá là một ví dụ điển hình:

“Tôi mới vào làm công nhân ở công ty May TNG Thái Nguyên (chi nhánh Phú Bình). Thực ra trước đây tôi thi đỗ cao đẳng nghề và đã đi học được một năm rồi nhưng thấy rằng nhiều người học Đại học, cao đẳng ra trường không xin được việc, mà muốn xin được việc cũng phải quen biết ông nọ, bà kia làm chức to to và cũng phải có tiền nữa. Mà chị bảo ở nông thôn đủ ăn đã khó thì lấy đâu ra hàng chục hay

hàng trăm triệu để đi xin việc làm chứ nên tôi quyết định nghỉ học để đi làm.” (Ngô

Văn H, 19 tuổi, Nam, Tốt nghiệp THPT, Xã Đào Xá- trích phỏng vấn sâu số 6).

Ngoài hai lý do cơ bản trên thì việc lựa chọn công việc hiện tại còn do một số yếu tố khác như có thu nhập cao, đi làm gần nhà hay lựa chọn theo ý muốn của gia đình… Đây là những lựa chọn không xuất phát từ năng lực, sở thích của chính bản thân thanh niên mà.

Chúng ta biết rằng, với mỗi lý do lựa chọn việc làm thì nó đều thể hiện sự gắn bó đối với công việc mà mỗi người đang làm, nhất là những thanh trẻ tuổi. Vì vậy, hơn bao giờ hết thì mỗi người hãy xác định cho mình một động cơ phù hợp nhất khi lựa chọn việc làm để có thể gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho công việc. Chẳng hạn, nếu thanh niên muốn tìm công việc phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân hay muốn có thu nhập cao thì họ cần phải học tập, nâng cao trình độ và rèn luyện kỹ năng để có thể dễ dàng xin được việc theo ý muốn của mình. Trong quá trình làm việc thì họ phải phấn đấu làm việc cho tốt, tích lũy, học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)