Dự định cho tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Định hướng nghề nghiệp của thanh niên chưa có việc làm

2.3.2. Dự định cho tương lai

Mỗi một người khi đã trưởng thành đều mơ ước có một nghề nghiệp tương xứng với năng lực cũng như sở thích của mình. Định hướng cho tương lai là mục đích của cuộc sống mà mỗi người đều khát khao muốn đạt được. Vậy thanh niên huyện Phú Bình chưa có việc làm thì họ đã có những dự định cho tương lai ?

Bảng 18: Dự định cho tương lai của thanh niên huyện Phú Bình STT Dự định cho tương lai Số lượng Tỷ lệ (%) STT Dự định cho tương lai Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Chưa có dự định gì 15 33,3

2 Sẽ học thêm rồi mới đi kiếm việc làm 14 31,2

3 Đang kiếm việc làm 16 35,5

Tổng 45 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Khi được hỏi về dự định của bản thân trong thời gian sắp tới đối với các thanh niên chưa có việc làm, kết quả khảo sát cho thấy có 35,5% thanh niên đang kiếm việc làm; 31,2% thanh niên trả lời rằng trong thời gian sắp tới họ sẽ đi học thêm rồi mới đi kiếm việc làm, đây chủ yếu là các thanh niên đang học ở trường THPT và các trường THCN/ Dạy nghề. Đặc biệt có tới 33,3% thanh niên trả lời rằng họ cho có dự định gì cho tương lai, điều này cho thấy vấn đề định hướng việc làm của các thanh niên trên địa bàn huyện Phú Bình vẫn chưa thực sự được chú trọng, nếu như các thanh niên khơng được định hướng nghề nghiệp thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Nếu khơng có sự tư vấn, giúp đỡ của các bậc phụ huynh, của gia đình, bạn bè cũng như chính quyền địa phương thì những thanh niên mà nhất là những thanh niên trẻ tuổi sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mất phương hướng, khơng có dự định cho tương lai.

Bảng 19 : Tương quan giữa độ tuổi với dự định cho tương lai

Bảng kiểm định Khi bình phương Giá trị

trong biến

Bậc tự do Giá trị kiểm định 2 phía

Khi bình phương 10,401a 4 ,34

Tỷ lệ thích hợp 10,782 4 ,29

Đo lường mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến 8,641 1 ,003

Với df= 44, X = 10,401 và p< 0,05 thì ta có thể khẳng định rằng dự định cho tương

lai của thanh niên phụ thuộc vào tuổi của thanh niên. Cụ thể:

Dự định cho tương lai

Nhóm tuổi của người trả lời

Tổng Từ 16 đến dưới 21 tuổi Từ 21 đến dưới 25 tuổi Từ 25 đến dưới 30 tuổi Chưa có dự định gì Số lượng 11 3 1 15 Tỷ lệ (%) 73,3 20 6,7 33,3 Sẽ đi học rồi mới xin việc

Số lượng 8 5 1 14 Tỷ lệ (%) 57,2 35,7 7,1 31,1 Đang đi tìm việc làm Số lượng 4 7 5 16 Tỷ lệ (%) 25 43,8 31,2 35,6 Tổng Số lượng 23 15 7 45 Tỷ lệ (%) 51,1 33,3 15,6 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Qua bảng số liệu trên đây cho thấy càng ít tuổi thì thanh niên càng ít có dự định cho tương lai. Cụ thể, trong số những thanh niên trả lời họ chưa có dự định gì hoặc là sẽ đi học rồi mới xin việc làm thì đa phần nằm trong độ tuổi từ 16 đến dưới 21 tuổi (chiếm tỷ lệ lần lượt là 73,3% và 57,2%), những thanh niên cho biết họ đang đi tìm việc làm chủ yếu lại nằm trong khoảng tuổi từ 21 đến dưới 25 tuổi (43,8%) và từ 25 đến dưới 30 tuổi (31,2%). Đi sâu tìm hiểu thì được biết những thanh niên trẻ tuổi (thường là từ 16 đến dưới 21 tuổi) vẫn đang trong giai đoạn đi học THPT hay Đại học - Cao đẳng, THCN/Dạy nghề nên phần lớn họ cho rằng phải đợi đến khi học xong thì họ mới tính tiếp, cịn trong thời điểm hiện tại thì họ chưa có dự định gì. Bên cạnh đó, có một số thanh niên trẻ tuổi khơng đi học nhưng do vẫn còn được bố mẹ và gia đình bao bọc, lại chưa suy nghĩ chín chắn, chưa thực sự lo cho

tương lai nên họ cảm thấy chưa cần phải vội vàng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Chẳng hạn như ý kiến của bạn Trần Công T, 21 tuổi, nam, tốt nghiệp THPT, Huyên Việt Yên – Bắc Giang:“Hiện tại em chưa có dự định gì, cứ ở nhà một thời

gian xem thế nào đã. Thực ra em vẫn cịn trẻ, lại chưa có vợ con nên cũng chẳng cần phải sốt ruột chị ạ” ( Trích phỏng vấn sâu số 15).

Đối với những thanh niên lớn tuổi hơn, đặc biệt là thanh niên nằm trong độ tuổi từ 25 đến dưới 30 tuổi là những người được coi là đã trưởng thành, đa phần họ đã có gia đình riêng và con cái nên vấn đề việc làm ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của họ. Chính vì lẽ đó, những thanh niên chưa có việc làm họ đều rất lo lắng, ln ln mong muốn sẽ sớm tìm kiếm được một cơng việc để ổn định cuộc sống. Qua tìm hiều thực tế thì được biết rằng trong số những thanh niên lớn tuổi vẫn có những người chưa có dự định gì cho tương lai là do những thanh niên này thuộc thành phần lười biếng, chỉ thích ham chơi, đua địi, thậm chí có những người đã sa ngã vào các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc hay nghiện ma túy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)