Kinh nghiệm việc làm của thanh niên chưa có việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Định hướng nghề nghiệp của thanh niên chưa có việc làm

2.3.1. Kinh nghiệm việc làm của thanh niên chưa có việc làm

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ thanh niên chưa có việc làm là 28,8% trong tổng số những người được hỏi. Tuy nhiên, họ chưa có việc làm chưa chắc là họ chưa có kinh nghiệm làm việc.

Trong tổng những thanh niên chưa có việc làm được hỏi rằng trước đây bạn đã từng đi làm hay chưa thì có 51,1% thanh niên trả lời rằng trước đây đã từng đi làm và 48,9% thanh niên trả lời rằng chưa bao giờ đi làm ở đâu. Đi sâu tìm hiểu thì được biết những thanh niên chưa bao giờ đi làm ở đâu hầu hết nằm trong độ tuổi dưới 25 tuổi, khơng có thanh niên nào trên 25 tuổi mà chưa bao giờ đi làm. Những thanh niên chưa đi làm ở đâu hầu hết là những những thanh niên vẫn còn đang theo học ở trường trung học phổ thông và một số trường cao đẳng, đại học hay THCN/Dạy nghề. Những thanh niên này còn đang ngồi trên ghế nhà trường để trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng để có thể kiếm được một công việc tốt sau khi ra trường.

Để trả lời cho câu hỏi độ tuổi của thanh niên có ảnh hưởng đến việc làm của họ hay không, tác giả đã khảo sát về mối tương quan giữa tình trạng việc làm và nhóm tuổi của thanh niên huyện Phú Bình.

Bảng 16: Mối tương quan giữa độ tuổi và tình trạng việc làm

Bảng kiểm định Khi bình phương Giá trị trong biến Bậc tự do Giá trị kiểm định 2 phía

Khi bình phương 9,234a 3 ,026

Tỷ lệ thích hợp 11,983 3 ,007

Đo lường mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến 7,709 1 ,005

Số quan sát 45

Trong nhóm thanh niên chưa có việc làm cho thấy có mối quan hệ giữa độ tuổi với kinh nghiệm việc làm với df=3, X = 9,234 và p < 0, 05. Cụ thể thanh niên chưa có việc làm phân bố về kinh nghiệm làm việc theo độ tuổi như sau:

Nhóm tuổi Tình trạng việc làm Tổng Đã từng đi làm Chưa bao giờ đi làm Từ 16 đến dưới 21 tuổi Số lượng 9 16 25 Tỷ lệ (%) 36 64 100 Từ 21 đến dưới 25 tuổi Số lượng 7 6 13 Tỷ lệ (%) 53,8 46,2 100 Từ 25 đến 30 tuổi Số lượng 7 0 7 Tỷ lệ (%) 100 0 100 Tổng Số lượng 23 22 45 Tỷ lệ (%) 51,1 48,9 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Trong những thanh niên trả lời rằng họ đã từng đi làm thì có 36% thanh niên nằm trong độ tuổi từ 16 – dưới 21 tuổi; 53,8% thanh niên nằm trong độ tuổi từ 21 đến dưới 25 và 100% thanh niên nằm trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi. Giữa độ tuổi và tình trạng việc làm có mối quan hệ với nhau, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của độ tuổi tới kinh nghiệm làm việc khơng nhiều. Thường thì những thanh niên nằm trong độ tuổi 16- 21 tuổi là độ tuổi đang đi học, nhưng trong nghiên cứu này có tới 36% thanh niên ở độ tuổi này được hỏi về kinh nghiệm việc làm nói rằng họ đã từng đi làm. Đây chủ yếu là những thanh niên bỏ học sớm để đi làm, hoặc là những sinh viên họ tranh thủ đi làm thêm các công việc như làm ở quán café, quán ăn, đi làm gia sư… để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Để lý giải về việc tại sao những thanh niên ở độ tuổi từ từ 21-30 tuổi chưa có việc làm thì tác giả đã đi tìm hiểu rõ hơn và được biết có những người đã từng đi làm nhưng vì lý do nào đó, có thể là do cơng việc trước đó khơng phù hợp với sở thích của mình, do cơng việc trước đây họ làm quá vất vả, thu nhập thấp hay gia

đình khơng đồng ý hoặc vì một lý do nào khác mà họ đã nghỉ việc và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm được cơng việc mới.

Kết quả khảo sát về lý do tại sao mà các thanh niên lại không làm cơng việc đó nữa được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 17: Lý do khiến các bạn khơng làm việc đó nữa ?

STT Lý do nghỉ việc Tỷ lệ (%)

1 Công việc quá vất vả 17,4

2 Thu nhập quá thấp 17,4

3 Khơng phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân 34,8 4 Quan hệ đồng nghiệp quá căng thẳng 8,7

5 Gia đình khơng đồng ý 21,7

Tổng 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Khi tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà những thanh niên lại khơng làm cơng việc đó nữa, kết quả điều tra cho thấy có 17,4% thanh niên trả lời rằng nguyên nhân họ không làm cơng việc đó nữa là do cơng việc quá vất vả; 17,4% thanh niên trả lời là do thu nhập từ cơng việc đó q thấp. Đặc biệt có tới 34,8% thanh niên cho biết họ khơng làm cơng việc đó nữa là do khơng phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân; 8,7% thanh niên đưa ra lý do là quan hệ đồng nghiệp quá căng thẳng; 21,7% thanh niên đưa ra lý do nghỉ việc là do khơng được sự đồng ý của gia đình nên họ nghỉ khơng làm cơng việc đó nữa.

Thực tế cho thấy, trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Ngun nói chung hiện nay ngày càng có nhiều các khu cơng nghiệp được mở ra như KCN Yên Bình (Phổ Yên), KCN Kha Sơn, KCN Điềm Thụy (Phú Bình) và hàng trăm công ty hoạt động ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như điện tử, may mặc, cơ khí…đã thu hút một số lượng lớn lao động ở địa phương và các tỉnh lân cận. Việc

tuyển dụng ở các công ty này cũng tương đối dễ dàng, chỉ cần đáp ứng được một số tiêu chí như: có sức khỏe, khơng vi phạp pháp luật, đủ tuổi lao động nên thanh niên sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho cơng việc của mình.

Ở một số cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số tập đồn lớn thường có chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn các công ty tư nhân nhỏ lẻ. Đây cũng chính là một trong số những nguyên nhân khiến cho các thanh niên xin nghỉ việc. Theo bạn Đào Thị T, 24 tuổi, Nữ, Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, xã Đào Xá cho biết: “Trước đây em có làm việc ở công

ty TNHH Dong Sung Vina được 4 tháng, đây là một công ty của Hàn Quốc hoạt động ở lĩnh vực sản xuất các đồ linh kiện điện tử. Tuy nhiên cơng việc ở đó rất vất vả, em thường xun phải làm tăng ca mà thu nhập thì chẳng được bao nhiêu nên em vừa xin nghỉ hồi tháng 5 vừa rồi. Hiện tại thì em đang nộp hồ sơ vào công ty TNHH Seohui Việt Nam, mấy đứa bạn cùng làng em đang làm ở đây lương cũng được khoảng 5 triệu/tháng mà lại ít phải tăng ca” (Trích phỏng vấn sâu số 1).

Để tìm được một cơng việc phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân là một việc không phải dễ dàng đối với một thanh niên, đặc biệt là đối với những thanh niên khơng có trình độ học vấn thì điều này càng khó khăn hơn, họ thường khơng có nhiều sự lựa chọn trong việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên nếu cơng việc khơng phù hợp với sở thích và năng lực của họ thì cũng rất khó để người đó gắn bó lâu dài với công việc mà họ đang làm. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến cho thanh niên nghỉ việc để đi tìm một cơng việc khác. Có thể nói lý do khơng phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân khiến cho một số thanh niên nghỉ việc lại xuất phát từ một ngun nhân khách quan khác, đó chính là hiện nay ngày càng có nhiều cơng ty, nhà máy đi vào hoạt động và cần một lực lượng lao động rất lớn lại khơng q kén chọn về trình độ bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc nên thanh niên cũng sẽ có nhiều lựa chọn cho công việc nhiều hơn. Điều này đã khiến cho tình trạng thanh niên sẽ thay đổi công việc cũng như nơi làm việc của mình khi họ có cơ hội.

Bên cạnh lý do không phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân thì những thanh niên khác đưa ra lý do nghỉ việc là do gia đình khơng đồng ý. Những thanh niên nghỉ việc vì lý do này chủ yếu là những thanh niên cịn ít tuổi, họ chưa thể tự lập được hoàn tồn trong cuộc sống nên thường có xu hướng nghe theo những lời khuyên của gia đình. Trường hợp anh Nguyễn Văn Q, 23 tuổi, nam, tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế- Tài chính Thái Nguyên, địa chỉ ở thị trấn Hương Sơn là một ví dụ điển hình : “Em vừa xin nghỉ việc ở công ty Sam Sung được một tuần, em

mới làm ở đấy được 2 tháng lương ở đấy thì cao hơn so với các cơng ty khác nhưng

bố mẹ em không đồng ý cho em làm ở đó vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của em” (

Trích phỏng vấn sâu số 2).

Chúng ta biết rằng những căng thẳng trong công việc không chỉ do áp lực của khối lượng công việc quá lớn mà còn do sự va chạm, xung đột của các cá nhân trong công việc. Chúng ta đều biết rằng nơi làm việc gần như trở thành ngôi nhà thứ hai của phần lớn chúng ta hiện nay, thì mối quan hệ khơng tốt đẹp với đồng nghiệp có thể ảnh hưởng đến tâm lý của những người lao động mà nhất là đối tượng thanh niên trẻ tuổi, ít có sự va chạm xã hội. Dù quan hệ đồng nghiệp căng thẳng diễn ra khi sự cạnh tranh cá nhân hay do kỹ năng xã hội của chính thanh niên kém thì cũng đều ảnh hưởng khơng nhỏ tới năng suất làm việc, môi trường làm việc của người lao động, thậm chí có những thanh niên đã phải bỏ việc vì chính lý do này.

Trong bất kỳ xã hội nào thì vấn đề chưa có việc làm, khơng có việc làm đều khiến cho mỗi cá nhân cũng như gia đình rất bận tâm và lo lắng. Vậy, những thanh niên chưa có việc làm trên địa bàn huyện Phú Bình đã có dự định gì cho tương lai của mình thì tác giả sẽ đề cập trong nội dung tiếp theo của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)