Định hướng phát triển nghề nghiệp của thanh niên đang đi làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.7. Định hướng phát triển nghề nghiệp của thanh niên đang đi làm

Nhu cầu là cái tất yếu mà con người cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện, là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Vậy đối với thanh niên huyện Phú Bình thì nhu cầu của họ là gì và nhu cầu nào là quan trọng nhất trong quá trình làm việc thì tác giả đã tìm hiểu và đưa ra một số nhu cầu hay mong muốn cơ bản sau đây:

Mong muốn thay đổi công việc hiện tại

Khi được hỏi rằng “ Bạn có muốn thay đổi cơng việc hiện tại hay khơng ?” thì có tới 28,3% thanh niên đang đi làm trả lời rằng họ muốn được thay đổi công việc hiện tại của mình; 71,2% thanh niên khơng muốn thay đổi công việc hiện tại.

Tại địa bàn nghiên cứu, những thanh niên không muốn thay đổi công việc hiện tại của mình chiếm tỷ lệ đa số. Đây phần lớn là những người đã tìm được cho mình một cơng việc ổn định trong các cơ quan nhà nước, những người đã có vị trí ở các cơng ty tư nhân và những công nhân đang làm ở các nhà máy trong nước cũng như có vốn đầu tư nước ngồi có mức thu nhập tương đối ổn định. Do vậy họ không muốn thay đổi công việc của mình mà muốn gắn bó với cơng việc hiện tại để giữ nguyên mức thu nhập của mình và thậm chí phấn đấu lên các vị trí cao hơn, có thể phát huy được năng lực của bản thân. Với những thanh niên mong muốn thay đổi công việc hiện tại chủ yếu là những người khơng cảm thấy hài lịng và chỉ tạm cảm thấy hài lịng với cơng việc hiện tại mà họ đang làm nên họ muốn thay đổi để có thể tìm kiếm cho mình những cơng việc tốt hơn. Ngồi ra cũng có tình trạng một số thanh niên có mức thu nhập cao nhưng họ khơng cảm thấy hài lịng vì điều kiện làm việc khơng tốt, mơi trường làm việc không thỏa mái, thời gian làm việc trong một ngày quá nhiều nên họ mong muốn tìm được một công việc khác thay thế cho công việc mà họ đang làm.

Qua kết quả khảo sát trên hoàn toàn khơng có gì bất ngờ và điều này trùng khớp với đánh giá của đề tài về mức độ hài lòng của thanh niên trên địa bàn huyện Phú Bình với cơng việc hiện tại. Những người có việc làm ổn định thì tỷ lệ hài lịng với cơng việc hiện tại rất cao và phần lớn họ không muốn thay đổi công việc mà mình đang làm. Ngược lại, những thanh niên có việc làm nhưng chưa ổn định thì hầu hết họ khơng cảm thấy hài lịng với cơng việc hiện tại và họ rất muốn thay đổi cơng việc của mình.

Do khơng hài lịng với cơng việc hiện tại nên khi được hỏi cơng việc mà mình muốn thay đổi là gì thì đa số thanh niên muốn chuyển hẳn sang một lĩnh vực khác (74,2%), chỉ có 25,8% số thanh niên cịn lại vẫn muốn làm cơng việc hiện tại nhưng làm ở công ty hay cơ quan khác. Để lý giải điều này tác giả đã đi tìm hiểu sâu hơn và được biết rằng có một số thanh niên muốn chuyển hẳn sang một công việc khác khi họ đã và đang làm các công việc không đúng với chun mơn mình được đào

tạo nên họ sẽ khơng cảm thấy khơng có hứng thú làm việc và khơng thể gắn bó với cơng việc đó.

“ Nghề giáo viên là mơ ước của em từ khi còn nhỏ nên em đã thi vào Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên. Thời gian ra trường đã được hơn một năm mà em vẫn không xin được việc nên đành xin đi làm công nhân ở công ty May Thái Nguyên cơ sở tại Xã Kha Sơn. Công việc cũng vất vả vì thời gian tăng ca thường xuyên, ở trong xưởng may nhiều bụi vải khiến cho em hay bị viêm mũi nhưng đổi lại thì lương cũng tạm ổn. Tuy nhiên, em vẫn khơng cảm thấy hài lịng với cơng việc này vì nó khơng đúng với chun mơn và sở thích của em. Nói thật, em chỉ làm tạm thời thơi, chờ có cơ hội thì em sẽ quyết tâm theo đuổi mơ ước của mình là cơ giáo dạy Văn chị ạ”. ( Lý Bảo N, 23 tuổi, nữ, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, Thị trấn Hương

Sơn – Trích phỏng vấn sâu số 12).

Bên cạnh đó, nếu điều kiện làm việc khơng tốt, mơi trường làm việc khơng thỏa mái thì đa phần thanh niên sẽ có xu hướng vẫn làm cơng việc hiện tại nhưng chuyển sang cơng ty khác hoặc nếu có thể thì chuyển hẳn sang một dạng cơng việc khác.

Trước đây em có làm việc ở cơng ty TNHH Dong Sung Vina được 4 tháng, đây là một công ty của Hàn Quốc hoạt động ở lĩnh vực sản xuất các đồ linh kiện điện tử. Tuy nhiên cơng việc ở đó rất vất vả, em thường xuyên phải làm tăng ca mà thu nhập thì chẳng được bao nhiêu nên em vừa xin nghỉ hồi tháng 5 vừa rồi. Hiện tại thì em đang nộp hồ sơ vào công ty TNHH Seohui Việt Nam, mấy đứa bạn cùng làng em đang làm ở đây lương cũng được khoảng 5 triệu/tháng mà lại ít phải tăng ca”. (Đào Thị T , 21 tuổi, nữ, tốt nghiệp trung cấp Y, 21 tuổi, xã Đào Xá – Trích phỏng vấn sâu số 1).

“ Em vừa xin nghỉ việc ở công ty Sam Sung được một tuần, em mới làm ở đấy được 2 tháng lương ở đấy thì cao hơn so với các công ty khác nhưng bố mẹ em không đồng ý cho em làm nữa vì mơi trường làm việc độc hại sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của em.” (Nguyễn văn Q, 23 tuổi, nam Tốt nghiệp Trung cấp kế toán, Thị trấn

Những thanh niên mong muốn thay đổi công việc chủ yếu là các thanh niên cảm thấy không hài lòng và cảm thấy tạm hài lịng với cơng việc hiện tại, cịn những thanh niên khơng muốn thay đổi công việc hiện tại là những người cảm thấy hài lịng và rất hài lịng cao với cơng việc mà họ đang làm. Từ thực tế này, có thể thấy rằng thu nhập cũng không phải là một yếu tố duy nhất quyết định đến sự gắn bó đối với cơng việc của thanh niên mà nó cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa ví dụ như điều kiện làm việc, nơi làm việc hay các chế độ chính sách cũng như có sự phù hợp với khả năng, trình độ chun mơn hay nhu cầu, sở thích của bản thân đối với cơng việc đó.

Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ làm việc

Từ xưa đến nay, học tập được xem là nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Học tập là nhu cầu và cũng là quyền lợi của mỗi cá nhân nhất là đối tượng thanh niên; học cũng có thể được xem là phương tiện, là hành trang chắp cánh cho thanh niên thực hiện và làm chủ mơ ước của mình. Khi tiến hành khảo sát về nhu cầu cũng như mong muốn của các thanh niên đang đi làm, tác giả đã tiến hành khảo sát về nhu cầu học tập để nâng cao trình độ của thanh niên huyện Phú Bình, kết quả cho thấy có sự khác biệt rất nhỏ trong nhu cầu học tập của thanh niên, cụ thể có 53,2% thanh niên có nhu cầu học tập và 46,8% thanh niên khơng có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ. Những thanh niên có trình độ học vấn khác nhau dẫn đến họ cũng có nhu cầu khác nhau về việc học tập để nâng cao trình độ cho mình.

Qua thực tế trên tác giả nhận thấy rằng thanh niên có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ của mình. Đây là một điều hồn tồn dễ hiểu bởi xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay luôn coi trọng bằng cấp đặc biệt là những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước. Những thanh niên có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ khơng chỉ có những thanh niên có trình độ học vấn thấp mà có cả những thanh niên đã tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng; khơng chỉ có những người chưa có việc làm mà ngay cả những người đã có việc làm, thậm chí là có việc làm ổn định nhưng họ

vẫn có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ hơn nữa, học để có đủ điều kiện phục vụ cho quá trình thăng tiến hay để nâng cao hệ số lương của mình. Chẳng hạn như ý kiến của bạn Đỗ Duy A, 28 tuổi, nam, tốt nghiệp Cao đẳng Bách Khoa, xã Đào Xá: “Tôi đang định thời gian tới thu xếp công việc rồi học lên Đại học, thứ nhất là để

nâng cao kiến thức và thứ hai là để nâng hệ số lương của mình cao hơn” – trích phỏng vấn sâu số 11. Thậm chí, có một lực lượng khơng nhỏ các thanh niên đang làm công nhân trong các khu cơng nghiệp cũng có nhu cầu đi học để nâng cao trình độ của bản thân để có cơ hội xin được việc làm khác phù hợp hơn với mình.

Đối với những thanh niên khơng có nhu cầu học tập thường nằm trong các đối tượng: Một là, những người có thu nhập thấp, khơng có điều kiện kinh tế để đi học; Hai là, những người có trình độ rất thấp (chỉ tốt nghiệp Tiểu học hay THCS) thì việc tiếp tục đi học hay học lên cao hơn là điều rất khó vì nó liên quan đến vấn đề tuổi tác, việc tiếp thu kiến thức vì mỗi thời đại kiến thức chương trình học lại khơng giống nhau; Ba là, những người quá bận rộn với công việc cũng như gia đình, con cái nên không thể thu xếp thời gian đi học được; Bốn là, những người đã học được đến một trình độ nào đó mà họ cảm thấy nó đủ để họ có thể xin việc và đủ kiến thức, trình độ để làm việc; Năm là, những người khơng có nhu cầu học tập vì biết rằng có học nữa cũng khơng giải quyết được việc gì khi mà họ khơng thể làm các cơng việc khác ngồi làm nơng nghiệp; Sáu là những người khơng thích học,.. Ý kiến của một số thanh niên mà tác giả ghi nhận được trong quá trình phỏng vấn là những minh chứng cho thực trạng này:

- Khơng, tơi khơng muốn đi học gì cả. Nói thật là bỏ học lâu rồi nên mất gốc, cũng quá tuổi để học lên cấp 3 rồi, với lại bây giờ chương trình học cũng có nhiều cái khác với ngày xưa chúng tơi học nên không thể theo được ấy chứ! Bây giờ chỉ mong làm sao mỗi tháng kiếm được vì triệu đồng để có tiền trang trải mọi sinh hoạt trong gia đình và lo cho con cái ăn học đàng hồng chứ khơng dám mong gì hơn nữa.( Đào Thị T, 29 tuổi, nữ, tốt nghiệp THCS, Thị trấn Hương Sơn - huyện Phú

- Em vốn dĩ đã khơng thích học rồi, bây giờ có cho em đi học em cũng không học được. Em học xong cái bằng cấp 3 là cả một sự cố gắng lớn lắm rồi.

Trần Công T, 21 tuổi, nam, tốt nghiệp THPT, Huyện Việt Yên – Bắc Giang – Trích phỏng vấn sâu số 15).

Em vẫn rất thích được làm bác sĩ nên rất muốn đi học lên cao hơn , nhưng hiện

tại em phải đi kiếm tiền rồi mới có điều kiện để đầu tư cho việc học tiếp ạ. (Đào Thị T,

24 tuổi, nữ, tốt nghiệp Trung cấp Y, Xã Đào Xá – Trích phỏng vấn sâu số 1).

Hiện tại thì em chưa định đi học nữa, chờ sau này làm việc gì cố định thì em mới tính tiếp được. Nếu cần học thì mới học, cịn khơng thì thơi chứ bây giờ đi học nữa vừa tốn tiền mà cũng chẳng có thời gian. ( Nguyễn Văn Q, 23 tuổi, nam, tốt

nghiệp Trung cấp kế tốn, Thị trấn Hương Sơn – Trích phỏng vấn sâu số 2).

Như vậy có thể thấy rằng loại hình cơng việc mà thanh niên huyện Phú Bình đang làm rất đa dạng (công ty tư nhân, công ty liên doanh, cơng ty nước ngồi, cơ quan Nhà nước và khu vực gia đình). Trong đó, tỷ lệ thanh niên làm trong các công ty tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ thanh niên làm việc trong các cơng ty có vốn đâu tư nước ngồi đang tăng lên đáng kể. Lý do lựa chọn công việc của họ cũng rất đa dạng nhưng phần lớn là do thấy phù hợp với chun mơn, năng lực hay sở thích, hứng thú và nhu cầu của bản thân.Về thời gian làm việc của thanh niên trên địa bàn huyện Phú Bình tương đối nhiều, đa phần là trên 8 giờ/ngày. Những khó khăn chủ yếu mà thanh niên huyện Phú Bình gặp phải trong quá trình làm việc là điều kiện làm việc không tốt, thiếu kiến thức và thiếu vốn đầu tư,… Tuy nhiên, về thu nhập lại cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, phổ biến là ở mức từ 4 triệu đồng/tháng trở lên, với mức thu nhập này thì cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, thậm chí có những thanh niên cịn tiết kiệm được một khoản tiền từ thu nhập của mình. Mặc dù với mức thu nhập như vậy nhưng vẫn có một số thanh niên muốn tìm cơng việc khác do họ khơng cảm thấy hài lịng với cơng việc hiện tại mà mình đang làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)