Tình trạng việc làm của người trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. 1 Đặc điểm nhân khẩu xã hội

2.1.2. Tình trạng việc làm của người trả lời

Kết quả khảo sát về thực trạng việc làm cho thấy, trong tổng số 156 thanh niên tham gia trả lời phỏng vấn thì đa số các thanh niên đã có việc làm (chiếm 71,2%) chỉ có 28,8% thanh niên chưa có việc làm. Tình trạng việc làm của người trả lời được trình bày chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 5: Tình trạng việc làm của người trả lời

STT Việc làm của NTL Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Đã có việc làm 57 36,5

2 Có việc làm nhưng chưa ổn định 54 34,6

3 Chưa có việc làm 45 28,9

Tổng 156 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Qua tìm hiểu về tình hình nhân khẩu xã hội mà đối tượng chủ yếu là thanh niên thì kết quả cho thấy trình độ học vấn của thanh niên huyện Phú Bình hiện nay chủ yếu là tốt nghiệp THPT trở lên, số thanh niên bỏ học sớm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và đa phần tập trung ở thanh niên nữ. Những thanh niên được hỏi thì có 71,1% là có việc làm, 28,9% chưa có việc làm. Trong số đó tỷ lệ thanh niên nam có việc làm chiếm tỷ lệ cao hơn thanh niên nữ. Đại đa phần thanh niên là người địa phương, chỉ có khoảng 1/5 số thanh niên là người địa phương khác đến. Những thanh niên từ địa phương khác đến thì đều đã có việc làm trước khi chuyển đến. Càng lớn tuổi thì

những thanh niên lại càng có cơng việc ổn định hơn. Ngược lại, những thanh niên càng ít tuổi thì lại chưa có việc làm và có việc làm thì cơng việc cũng chưa ổn định.

Để đi sâu nghiên cứu về thực trạng việc làm của thanh niên huyện Phú Bình trong những phần dưới đây tác giả sẽ đi phân tích chi tiết về thực trạng thanh niên chưa có việc làm và những thanh niên đã có việc làm cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm của thanh niên huyện Phú Bình.

2.2. Tình trạng việc làm của thanh niên có việc làm

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động nông thôn đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế. Trong khảo sát này, số thanh niên đang đi làm chiếm tỷ lệ khá cao. Để tìm hiểu rõ hơn về những thanh niên có việc làm trong phần này tác giả đi sâu vào phân tích một số đặc điểm như loại hình cơng việc thanh niên đang làm, điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thu nhập, lý do lựa chọn việc làm, mức độ hài lịng với cơng việc hiện tại của thanh niên cũng như nhu cầu học tập hay nhu cầu thay đổi cơng việc của thanh niên.

2.2.1. Các loại hình cơng việc thanh niên đang làm

Các loại hình cơng việc hiện nay mà thanh niên huyện Phú Bình đang làm tương đối đa dạng, cụ thể:

Biểu đồ 1: Khu vực làm việc của thanh niên huyện Phú Bình

19.8% 31.6% 16.2% 13.5% 18.9% Làm cho gia đình Làm cho cơng ty tư nhân Làm cho công ty liên doanh Làm cho cơng ty nước ngồi Làm trong các cơ quan nhà nước

Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ thanh niên làm việc trong các công ty tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,6%, tiếp đến là làm việc trong các cơng ty gia đình là 19,8%; thanh niên làm việc trong các công ty nhà nước và công ty liên doanh lần lượt là 18,9% và 16,2%; tỷ lệ thanh niên làm việc trong các cơng ty nước ngồi chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,5%.

Có thể nói kinh tế nhà nước ln chiếm vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm giữ phần lớn các nguồn lực từ tài sản, đất đai đến nguồn vốn tài chính, vốn con người đồng thời có những đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế. Trở thành công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước là niềm mơ ước của rất nhiều người nhưng không phải ai cũng có cơ hội đó. Qua tìm hiểu về khu vực làm việc của thanh niên huyện Phú Bình cho thấy thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước chỉ chiếm 18,9%.

“Bố mẹ em muốn xin cho em vào làm kế tốn ở ủy ban xã nhưng phải đợi có đợt, mà cũng khơng biết có xin được khơng. Bây giờ muốn xin được công việc ổn định và nhất là làm trong cơ quan Nhà nước thì cần phải quen biết người nọ, người kia và phải có tiền mới xin được.” ( Nguyễn Văn Q, 23 tuổi, tốt nghiệp trung cấp kế

tốn, Thị trấn Hương Sơn – trích phỏng vấn sâu số 2).

Thời gian trước đây thanh niên địa phương chủ yếu là làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) hoặc làm các công việc tự do như phu hồ, bán hàng thuê, giúp việc gia đình hay bn bán nhỏ. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì trên địa bàn huyện có hàng loạt các cơng ty tư nhân, cơng ty liên doanh hay cơng ty có 100% vốn đầu tư nước ngồi được xây dựng và đi vào hoạt động, đặc biệt là KCN Điềm Thụy (Phú Bình, KCN Sam Sung (Phổ Yên) đã thu hút một lực lượng lao động rất lớn mà chủ yếu là đối tượng thanh niên. Kết quả khảo sát về khu vực làm việc của thanh niên huyện Phú Bình cho thấy tỷ lệ thanh niên làm việc trong khu vực công ty tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (31,6%). Trong khi đó, số thanh niên làm việc trong cơng ty liên doanh và công ty nước ngồi cũng chiếm tỷ lệ khơng nhỏ

việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi rất ít mà phải đi đến địa bàn khác mới kiếm được việc làm (KCN Từ Sơn, KCN Quế Võ - Bắc Ninh, KCN Nội Bài, KCN Thăng Long). Tuy nhiên hiện nay ở huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Ngun nói chung có rất nhiều các khu cơng nghiệp được mở ra thu hút hàng trăm cơng ty có cả cơng ty tư nhân trong nước và các cơng ty nước ngồi hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các thanh niên trên địa bàn huyện Phú Bình làm việc trong các cơng ty nước ngồi khơng chỉ là những thanh niên chỉ có trình độ thấp mà cịn có cả những thanh niên đã tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng hay THCN/Dạy nghề do không xin được việc làm theo đúng ngành nghề mình được đào tạo nên họ xin vào các nhà máy làm cơng nhân.

“ Cháu nó học nghề hàn, chúng tơi định xin cho cháu vào làm ở công ty Gang

Thép cho đúng ngành cháu học nhưng khó xin lắm. Thời buổi bây giờ xin việc khó khăn thật đấy. Có mấy cơ cậu cùng xóm cũng học hành đến nơi đến chốn mà vẫn phải ở nhà để chờ xin việc mà mãi vẫn chưa được đấy. Tình hình khó khăn thế này nên cách đây mấy hơm em nó cũng đi nộp hồ sơ vào nhà máy Sam Sung, nếu được thì cứ đi làm tạm rồi chờ xin việc sau chứ ở nhà trông vào mấy sào ruộng, quanh năm chân lấm tay bùn vất vả lắm” ( Phạm Minh T, 50 tuổi, xã Đào Xá – Trích

phỏng vấn sâu số 9).

Cũng theo nhận định của Phòng Lao động Thương binh & Xã hội của huyện thì tình hình việc làm của thanh niên sẽ được cải thiện hơn: “Trong thời gian tới số

lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi sẽ tăng nhanh do nhu cầu tuyển dụng lao động của các nhà máy đang xây dựng trên địa bàn cũng như các huyện lân cận, điển hình là các nhà máy tại KCN Sam Sung (Phổ Yên), KCN Điềm Thụy (Phú Bình) - (Trích phỏng vấn sâu số 3).

Bên cạnh những thanh niên đang làm việc cho Nhà nước, làm cho các công ty, nhà máy thì cũng có một bộ phận khơng nhỏ thanh niên đang làm việc cho khu vực kinh tế tư nhân và gia đình. Đó có thể là làm nơng nghiệp, chăn ni, giúp việc trong các hộ gia đình hay làm việc cho chính cơng ty của gia đình mình. Đây là những cơng

việc mang tính chất tự do, ít rằng buộc về mặt thời gian nên rất phù hợp với những người khơng thể sắp xếp làm cơng việc nào đó trong một thời gian cố định.

“ Tôi đi bán hàng quần áo thuê cho một người quen cũng xã nhưng cửa hàng ở tận Bắc Ninh cơ. Cơng việc đó tuy khơng vất vả nhưng không ổn định lắm. Thường thì vào mùa đông mới bán được nhiều hàng nên về mùa này tôi ở nhà làm thêm vụ lúa mùa rồi mới đi.”

“Có cơng việc ổn định thì ai cũng muốn nhưng đã đi làm ở nhà máy thì khơng có thời gian để lo việc gia đình nữa. Tơi cịn có con nhỏ, có bố mẹ già lại thêm việc đồng áng nên tranh thủ đi làm các công việc thời vụ thôi.” ( Đào Thị T, 29 tuổi, Tốt

nghiệp THCS, Thị trấn Hương Sơn – trích phỏng vấn sâu số 5).

Có thể nói, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn là niềm mơ ước của nhiều người nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Bởi hiện nay do sự đa dạng trong các thành phần kinh tế nên thanh niên có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Nền kinh tế hội nhập mở cửa đã tạo cơ hội cho những thanh niên chưa có việc làm cũng như những thanh niên có nhu cầu tìm kiếm việc làm đến làm việc tại các khu vực kinh tế tư nhân hay khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ngày một nhiều hơn.

2.2.2. Thời gian làm việc

Ngày nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các công ty tư nhân ngày càng lớn mạnh đã thu hút một lượng lao động đơng đảo đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên địa phương. Cùng với mức thu nhập khá các chế độ chính sách đối với người lao động như: thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…cũng phải được đảm bảo tuân thủ theo đúng luật lao động. Tuy nhiên, không phải công ty hay cơ quan nào cũng có chế độ làm việc 8 giờ/ngày và nếu có làm thêm thì tiền lương làm thêm giờ cũng có thế khơng được trả tương xứng. Kết quả khảo sát về thời gian làm việc của thanh niên được trình bày trong bảng dưới đây sẽ cho thấy thực trạng người lao động làm việc trong một số cơ quan,

Bảng 6: Thời gian làm việc một ngày của thanh niên huyện Phú Bình STT Thời gian làm việc Số lượng Tỷ lệ (%) STT Thời gian làm việc Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Dưới 8h/ngày 24 21,6 2 8h 22 19,8 3 Từ 8 h – 10 h 29 26,1 4 Từ 10h – 12h 28 25,3 5 Trên 12h 8 7,2 Tổng 111 100

(Nguồn: Điều tra bảng hỏi tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn, 06/2015)

Bảng số liệu trên đây cho thấy số thanh niên đang có thời gian làm việc từ 8- 10 giờ/ngày chiếm tỷ lệ 26,1%, từ 10-12 giờ/ngày chiếm tỷ lệ 25,3% và trên 12 giờ/ngày chiếm tỷ lệ 7,2%. Trong khi đó số thanh niên làm việc dưới 8 giờ đến 8 giờ/ngày chiếm tỷ lệ lần lượt là 21,6 % và 19,8%. Như vậy, nhìn chung thanh niên huyện Phú Bình có thời gian làm việc trên 8 giờ/ngày chiếm tỷ lệ tương đối cao (58,5%), trong đó điển hình số thanh niên có giờ làm việc trên 12 giờ chiếm tỷ lệ 7,2%. Với tỷ lệ này ta có thể thấy nó khơng lớn so với tổng thể mẫu thanh niên có việc làm nhưng trên thực tế con số này rất cao so với kỳ vọng của tác giả khi tiến hành khảo sát.

Theo quy định của Luật lao động thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Mặt khác, thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc

bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. Tuy nhiên, theo khảo sát của đề tài thì có một số thanh niên thường xuyên có thời gian làm việc trên 12 giờ/ngày, trong trường hợp này thì người có một số cơ quan, nhà máy đã vi phạm điều 106 của Luật lao động quy định về thời gian làm việc. Nhưng cũng phải nói thêm rằng thanh niên tại địa bàn nghiên cứu do điều kiện kinh tế khó khăn nên họ cũng cố gắng chấp nhận làm thêm giờ để có thể kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Theo ý kiến của bạn Vũ Thị N, 22 tuổi, nữ, Thị trấn Hương Sơn : “ Nói chung

là cũng vất vả, thời gian làm việc nhiều, hàng ngày tôi phải đi từ 6h sáng tới 8h tối mới về đấy. Vất vả lắm nhưng lương lại không bằng các công nhân làm dưới KCN Sam Sung. Cơng nhân làm dưới đó lương cao lắm, khoảng hơn chục triệu cơ, lương của tôi chỉ bằng một nửa so với họ thôi (được khoảng 6 triệu đồng). Một ngày tôi cố gắng làm thêm 1 đến 2 giờ, như vậy may ra mới đủ tiền trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày “ (Trích phỏng vấn sâu số 4).

Bình thường,với thời gian làm việc 8 giờ/ngày đã khiến cho người lao động mệt mỏi, căng thẳng rồi cho nên với thời gian làm việc dài như vậy sẽ khiến cho những thanh niên làm việc với thời gian dài như thế sẽ kiệt quệ về mặt sức khỏe, tinh thần giảm sút. Chưa kể đến những người đã có gia đình nhất là người phụ nữ thì việc làm thêm giờ, tăng ca quá nhiều dẫn đến việc họ khơng có thời gian để chăm sóc cho gia đình, con cái. Tuy nhiên, đổi lại thì họ sẽ được trả thù lao cao hơn. Qua tìm hiểu thì được biết những thanh niên có thời gian làm việc dài như vậy là do hồn cảnh khó khăn nên muốn cố làm thêm để kiếm tiền trang trải mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày.

“Theo thời gian lao động mà công ty quy định, mỗi ngày chúng tôi phải làm

việc 8 tiếng, buổi sáng từ 7h30 đến 11h30 và buổi chiều từ 12h30 đến 16h30. Tuy nhiên một tuần chúng tôi phải tăng ca từ 3 – 5 ngày/tuần. Mỗi ngày chúng tơi tăng ca ít nhất 2 giờ. Mặc dù công việc vất vả phải thường xuyên tăng ca nhưng các anh em trong tổ chúng tôi ai cũng đều vui vẻ làm việc bởi tăng ca chúng tơi được tính

tiền lương 200% so với thời gian làm việc trong giờ hành chính. . (Nguyễn Văn Đ,

Nam, 27 tuổi, Thị Trấn Hương Sơn - Trích phỏng vấn sâu số 7).

Hiện nay đa phần ở các công ty tư nhân, bao gồm cả công ty trong nước lẫn cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi khi cơng việc q bận rộn để đảm bảo tiến độ công việc, các công nhân thường xuyên phải tăng ca từ 2 - 4 giờ/ ngày, do đó mà họ phải làm việc từ 8 - 12 giờ/ ngày. Mặt dù thời gian làm việc dài, công việc rất vất vả tuy nhiên bù lại họ lại có mức lương lại cao hơn lương so với lương làm việc vào giờ chính thức nên đa số các công nhân đều cố gắng làm việc. Điển hình, những thanh niên đang làm việc cho công ty Sam Sung, do khối lượng công việc nhiều,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)