Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Thanh niên

Thanh niên là một khái niệm được dùng nhiều trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau. Tùy theo trường hợp, có khi thanh niên được dùng để chỉ con người cụ thể, có khi lại được dùng để chỉ tình cách, phong cách trẻ trung của con người nào đó, có khi lại dùng để chỉ một lớp người trẻ tuổi. Thanh niên cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, tùy theo góc độ tiếp cận của mỗi ngành mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên.

Về mặt sinh học, thanh niên được coi là giai đoạn phát triển trong cuộc đời mỗi con người. Bởi từ đây họ bước sang giai đoạn mới để trở thành người lớn. Các nhà Tâm lý học lại thường nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi và coi đó là yếu tố cơ bản phân biệt với các lứa tuổi khác. Các nhà kinh tế học lại nhấn mạnh thanh niên với góc độ là lực lượng lao động xã hội và là nguồn bổ sung cho đội ngũ người lao động trong lĩnh vực lao động sản xuất.

Dưới góc độ xã hội học, thanh niên là một nhóm dân số đặc thù có những đặc tính tâm lý nhất định, bằng quá trình xã hội hóa mà dần dần trở thành chủ của xã hội (trực tiếp tạo ra lực lượng sản xuất xã hội và trực tiếp mang các quan hệ xã hội của một xã hội nhất định). Thanh niên là một hiện tượng xã hội khách quan, luôn ln biểu hiện như một tập đồn xã hội rộng lớn có đặc thù về lứa tuổi.

Hiện nay, cách hiểu phổ biến và thông thường về độ tuổi Thanh niên là theo tuổi đoàn viên là từ 16 đến 30 tuổi. Nhưng độ tuổi của hội viên Hội LHTN Việt Nam lại quy định đến 35 tuổi. Trong quá trình soạn thảo Luật TN, có 3 loại ý kiến về độ tuổi TN: từ 16 đến 30 tuổi; từ 16 đến 35 tuổi; từ 16 đến 25 tuổi. Tuy nhiên, Luật TN ban hành năm 2005 quy định độ tuổi TN là từ 16 đến 30 tuổi.

Như vậy, mỗi ngành khoa học khác nhau tùy thuộc góc độ nghiên cứu của mình mà nhấn mạnh ở một khía cạnh khác nhau: cá thể, sinh học hay nhấn mạnh khía cạnh tập thể, xã hội của khía cạnh thanh niên. Đặc điểm chung về mặt sinh học của thanh niên là giai đoạn kết thúc tuổi thiếu niên, đạt tới đỉnh cao của sự trưởng thành. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển cá thể của con người. Xác định giai đoạn này thường được biểu hiện một cách tập trung ở việc xác định độ tuổi thanh niên, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm của từng thời đại lịch sử, các yếu tố truyền thống của từng quốc gia. Ở nước ta hiện nay, thanh niên được xác định là những người ở trong độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi

(Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005). Trong đề tài này, tác giả xác định thanh niên

là những ngưới có độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi.

1.1.2. Việc làm

Việc làm là khái niệm dùng để chỉ các hành động của con người trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất hoặc sản xuất tinh thần, nó là điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu xã hội về lao động, là nội dung chính trong hoạt động của con người. Mọi người muốn tồn tại và phát triển đều cần đến lao động và việc làm.

Khái niệm việc làm đã được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nó vừa mang ý nghĩa của phạm trù kinh tế, vừa mang ý nghĩa của phạm trù xã hội. Cụ thể là :

- Việc làm là một phạm trù kinh tế bởi nó thể hiện mối quan hệ giữa người lao động và chủ lao động, (hoặc tự bản thân trả cơng cho mình), việc làm là điều kiện cần thiết để thỏa mãn giữa người lao động cần thu nhập và người chủ cần lợi nhuận.

- Việc làm là một phạm trù xã hội bởi việc làm liên quan trực tiếp đến đời sống văn hóa, tâm lý xã hội, liên quan đến sự phồn vinh và trật tự xã hội. Cũng qua việc làm cho thấy tính phúc lợi và thể chế của xã hội.

Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 13 (năm 1994) đã ghi rõ: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Khái niệm trên cần phải làm sáng tỏ hai khía cạnh đó là : Hoạt động lao động và có thu nhập.

Thực chất, dựa trên khái niệm trên về việc làm đã góp phần giải phóng tiềm năng lao động, phát huy được tính sáng tạo của người lao động, nhất là trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta đang các khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước và các cá nhân tự tạo việc làm để có nguồn thu nhập ổn định và từ nhiều nguồn khác nhau. Khái niệm trên cũng làm thay đổi một quan niệm lâu nay là làm việc trong các cơ quan Nhà nước thì mới được coi là có việc làm. Cịn những việc làm như kinh doanh, bn bán, nội trợ, hành nghề cá thể ….thì khơng được coi là có việc làm.

Theo từ điển Tiếng Việt ‘‘Việc làm là hành động cụ thể, là công việc được giao cho làm và trả công ’’.

Theo từ điển Tiếng Pháp - Emploi : ‘‘Việc sử dụng một cái gì đó, phương thức dùng, cách sử dụng. Lao động được trả công.’’

Qua định nghĩa ở hai từ điển trên, ta nhận thấy rõ ràng việc làm là lao động được trả lương.

Những khái niệm về việc làm ở trên đã giúp chúng ta đã phần nào giải quyết được những mâu thuẫn về mặt lý luận và thực tiễn xã hội trong quá trình chuyển từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Không những vậy, với chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào sự phồn thịnh của nền kinh tế và làm nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Thậm chí chính người lao động tự tạo việc làm cho bản thân và những người lao động khác. Không nhất thiết cứ phải tham gia vào các cơ quan hành chính nhà nước, như vậy tạo việc làm khơng cịn là chức năng độc quyền của khu vực quốc doanh và tập thể nữa mà việc làm được xã hội và pháp luật thừa nhận và tôn trọng ở tất cả các thành phần kinh tế. Khái niệm ‘‘việc làm’’ trên đã thay đổi căn bản quan niệm cũ và quan niệm mới về việc làm đã được hình thành.

Việc làm và lao động là những khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng nó khơng hồn tồn giống nhau. Cụ thể về việc làm có giới hạn về số lượng, nguồn lao động có giới hạn về số lượng và nhân khẩu học nhưng sức lao động thì khơng. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết trong đó hoạt động lao động diễn ra. Việc làm là điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhu cầu xã hội về lao động, là hoạt động chính trong hoạt động sống của con người. Nhìn từ khía cạnh kinh tế,việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất.

Như vậy, khái niệm việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình: kinh tế, xã hội, nhân khẩu và nó mơ tả được những vấn đề cốt lõi nhất của toàn bộ đời sống xã hội.

1.1.3. Nghề nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt thì nghề nghiệp là việc làm được một người chuyên làm trong một khoảng thời gian dài, được người đó thực hiện một cách thành thạo, chất lượng và hiệu quả.

Định nghĩa này nêu ra 3 thang đo thời gian lao động, trình độ lao động và chất lượng lao động. Nhưng lại có những căn cứ, tiêu chí cụ thể để đánh giá các thang đo này. Ngoài ra, một số định nghĩa khác lại cho rằng : Nghề là một loại hình việc làm, nghề bao gồm đầy đủ những tính chất của việc làm. Nghề là một thực thể xã hội. Nghề là một thực thể phát triển và có xu hướng biến động ngày một nhanh ; Nghề là cơng việc được hình thành như là một sứ mệnh được thực hiện, đang thực hiện. Một trạng thái như vậy tức là sự cảm nhận khi hoàn thành một công việc không phải là cái tự nhiên, vốn có của con người. Trạng thái thỏa mãn đó khơng phải là do nguyên nhân duy nhất là ‘‘ trả lương’’. Trạng thái đó là kết quả của việc giáo dục lâu dài. Mức độ thỏa mãn với nghề có sự khác nhau ở những người có q trình giáo dục khác nhau.

thành nên một bộ phận của sự phân công lao động kinh tế rộng lớn hơn trong một doanh nghiệp cơng nghiệp, tổ chức chính thức hoặc cấu trúc kinh tế.

Nghề nghiệp, định hướng chuyên môn, một dạng tổ chức công việc, một loại định hướng cơng việc, một q trình kiểm sốt nhóm lợi ích đạt hiệu quả cao. Là một hình thức tổ chức, là một thực thể điều tiết tự nhiên nào đó nhằm đảm bảo cho các thành viên hay cá nhân thực hiện theo tiêu chuẩn đề ra ; một điều lệ để các thành viên tuân theo; sự quản lý chặt chẽ về kiến thức liên quan đến trình độ chun mơn, là những yếu tố cấu thành cơ sở hoạt động nghiệp vụ và cuối cùng nó bao hàm việc kiểm soát số lượng, việc tuyển lựa và tạo ra những thành viên mới. Theo M.Weber, ông coi các nghề nghiệp là hình thức kiểu mẫu của quyền hạn đồng nghiệp, trong đó quyền lực duy lý hợp pháp dựa trên dân chủ đại diện và những người lãnh đạo về nguyên tắc chỉ là những người thứ nhất trong số những người có tài sản như nhau.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Khái niệm phân cơng cơng tác sẽ mất dần trong q trình vận hành của cơ chế thị trường. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm…

Định hướng là xác định phương hướng, là việc chủ thể đưa ra một hướng đi cho hoạt động nào đó trên cơ sở cân nhắc kỹ năng, tài chính của từng đối tượng, Mục đích cuối cùng của việc định hướng là có được một hướng đi phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh của chủ thể. Trong nghiên cứu này tác giả thì vấn đề định hướng nghề nghiệp được tác giả quan tâm dựa trên góc cạnh những thanh niên nơng

thôn dựa trên cơ sở, điều kiện, năng lực sẵn có của bản thân như thế nào để chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhất cho bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình – tỉnh thái nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)