Hiệp định thương mại ký kết giữa hai nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 33 - 37)

Nhằm củng cố và xây dựng mối quan hệ kinh tế thƣơng mại lâu dài và bền vững, từ tháng 11- 1991 đến nay, Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và nƣớc CHND Trung Quốc đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thƣơng mại quan trọng nhƣ: Hiệp định thƣơng mại giữa hai nƣớc, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới (hai Hiệp định này đƣợc ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời và Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt ngày 5– 11- 1991); Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc ( ký tại Hà Nội nhân dịp Phó thủ tƣớng kiêm Ngoại trƣởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang thăm Việt Nam, tháng 2- 1992); Hiệp định về hợp tác kinh tế kỹ thuật; Hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật đƣợc ký tại Hà Nội nhân dịp Thủ tƣớng Trung Quốc Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam đầu tháng 12- 1992; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đƣợc ký vào ngày 26- 5- 1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hàng hoá quá cảnh vào ngày 9- 4-1994 tại Hà Nội; Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc; Hiệp định về bảo đảm chất lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về vận tải đƣờng bộ. Bộ ba Hiệp định này đƣợc ký ngày 19- 11- 1994 tại Hà Nội nhân chuyến đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thƣ Đảng, Chủ tịch nƣớc CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHND Trung Quốc ký ngày 7- 11- 1998 tại Bắc Kinh; Hiệp định về biên giới đƣờng bộ đƣợc ký kết ngày 23– 2- 1999 nhân dịp Thủ tƣớng Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam. Tính đến năm 2000, hai nƣớc đã ký đƣợc hơn 20 Hiệp định liên quan tới các lĩnh vực kinh tế thƣơng mại, vận chuyển hàng không, đƣờng biển và đƣờng sắt. Năm 2004, hai bên đã đạt đƣợc bƣớc tiến trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý bằng việc ký Thỏa thuận về kiểm dịch thủy hải sản và Thỏa thuận về kiểm dịch gạo xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến tháng 11- 2006, hai nƣớc tiếp tục ký Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác ―hai hành lang, một vành đai kinh tế‖, Bản thỏa thuận khung về hợp tác nguồn vốn đầu tƣ các dự án thuộc ―hai hành lang, một vành đai kinh tế‖ và các dự án liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho hàng hóa của Trung Quốc có thể vận

chuyển từ Côn Minh qua Lào Cai và cảng biển Hải Phòng, đến các nƣớc thứ ba và ngƣợc lại.

Với chủ trƣơng hồ bình, ổn định cùng phát triển, hai bên quyết định mở 21 cặp cửa khẩu nhằm tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại song phƣơng, gồm: Đồng Đăng- Bằng Tƣờng, Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan, Móng Cái- Đơng Hƣng, Lào Cai- Hà Khẩu, Tà Lùng- Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng- Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ- Thiên Bảo là các cửa khẩu Quốc tế dành cho những ngƣời mang Hộ chiếu và thị thực Xuất nhập cảnh, Giấy thông hành xuất nhập cảnh cũng nhƣ hàng hoá xuất nhập khẩu; các cặp cửa khẩu khác đƣợc mở nhờ vào sự nỗ lực của cả hai bên. Các cặp cửa khẩu này đƣợc mở cho những ngƣời mang giấy thông hành xuất nhập cảnh và hàng hố bn bán trao đổi tiểu ngạch của cƣ dân biên giới. Ngoài các cửa khẩu nêu trên, hiện nay trên tuyến biên giới Việt - Trung cịn có 59 cặp đƣờng mòn truyền thống và 13 chợ biên giới phục vụ cho các hoạt động giao lƣu kinh tế giữa hai nƣớc. Để tranh thủ khai thác lợi thế của chính sách khai phá miền Tây của Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã và đang xây dựng trung tâm thƣơng mại Kim Thành, chắc chắn đây sẽ là điểm thu hút một lƣợng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung tỉnh Lào Cai.

Từ ngày 14-7-2010, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết ba văn kiện gồm Nghị định thƣ phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc, xác định rõ đƣờng biên giới trên thực địa, góp phần tạo mơi trƣờng ổn định để phát triển kinh tế- xã hội, mở rộng giao lƣu hữu nghị, tăng cƣờng hợp tác kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc, đặc biệt là phát triển thƣơng mại biên giới giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc. Hầu hết các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam là những tỉnh miền núi kinh tế kém phát triển, đời sống ngƣời dân còn nghèo nàn và lạc hậu, hạ tầng giao thƣơng, thƣơng mại, thơng tin cịn lạc hậu nhƣng lại đƣợc coi là một trong những cửa ngõ quan trọng trong triển khai hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nƣớc ASEAN. Nắm bắt đƣợc lợi thế đó, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nhiều đề án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực cửa khẩu, nhƣ ―Quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020‖; đề án về ―Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề án về ―Rà sốt, xây dựng tiêu chí lựa chọn một

số khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tƣ giai đoạn 2013- 2015‖, trong đó gồm 3 khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc là Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Lào Cai [5].

Trên cơ sở Lãnh đạo cấp cao hai nƣớc đã quyết định nâng cấp quan hệ Việt- Trung thành quan hệ Đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện năm 2008, hai bên cùng nhau nghiên cứu và xây dựng ―Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thƣơng mại giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHND Trung Hoa giai đoạn 2012- 2016‖. Đến tháng 11-2011, Quy hoạch này chính thức đƣợc ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam với Bộ Thƣơng mại Trung Quốc. Việc xây dựng và thực hiện Quy hoạch này nhằm tăng cƣờng hợp tác kinh tế, thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt- Trung một cách toàn diện và sâu sắc, ổn định, bền vững, mở rộng các lĩnh vực hợp tác, nâng cao chất lƣợng và trình độ hợp tác, cải thiện cán cân thƣơng mại, thực hiện phƣơng châm cùng có lợi cùng thắng phù hợp với lợi ích căn bản của hai nƣớc, là nhu cầu cơ bản để thúc đẩy kinh tế xã hội của hai nƣớc cũng nhƣ mối quan hệ song phƣơng Việt- Trung cùng phát triển bền vững.

Những hiệp định và văn bản ký kết, cùng với các cặp cửa khẩu đƣợc khai thông trên biên giới Việt - Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phƣơng biên giới của hai nƣớc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và mậu dịch, mở ra một thời kỳ mới cho giao lƣu kinh tế qua biên giới Việt – Trung. Hơn nữa, nó góp phần đƣa mối quan hệ này đi vào chiều sâu và phát triển toàn diện, thể hiện sự coi trọng yếu tố Trung Quốc trong mối quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc, có tác dụng thúc đẩy phát triển thƣơng mại hai nƣớc và kinh tế trong nƣớc.

* * *

* Tiểu kết chƣơng 1

Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có mối quan hệ truyền thống lâu đời trên mọi phƣơng diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ sau khi bình thƣờng hóa quan hệ vào cuối năm 1991, quan hệ giữa hai nƣớc nói chung và quan hệ trong lĩnh vực thƣơng mại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sở dĩ, mối quan hệ thƣơng mại hàng hóa Việt- Trung có điều kiện phát triển là nhờ hai nƣớc có nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên ƣu đãi, nền kinh tế của hai nƣớc đang trên đà phát triển ổn định. Ngoài ra, Việt Nam có đội ngũ lao động có tay nghề, cần cù, giá thành thấp trong khu vực, là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung chịu tác động không nhỏ từ các yếu tố khách quan đem đến cơ hội và thách thức. Một là, việc nhất thể hóa kinh tế khu vực với

việc ra đời Khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA) và Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công (GMS) mà Việt Nam là một thành viên trong đó là cơ hội tốt để tạo mặt bằng đối thoại, xây dựng cầu nối hợp tác thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phồn vinh trong khu vực cũng nhƣ thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai là, việc hai nƣớc lần lƣợt gia nhập WTO tạo cơ hội tốt để hai nƣớc triển khai thƣơng mại song phƣơng theo quy định của tổ chức này, đặc biệt là việc từng bƣớc dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa thơng thƣơng dễ dàng.

Để từng bƣớc hiện thực hóa mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung, với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế- thƣơng mại lâu dài, bền vững, từ khi bình thƣờng hóa quan hệ năm 1991 đến nay, hai nƣớc đã không ngừng đàm phán, đối thoại và nhất trí thơng qua và ký kết nhiều Hiệp định kinh tế -thƣơng mại quan trọng, trong đó đặc biệt chú trọng tới thƣơng mại mậu dịch hàng hóa giữa hai nƣớc nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát triển thuận lợi quan hệ kinh tế- thƣơng mại hai nƣớc. Mặt khác, hai nƣớc cũng thiết lập nhiều chính sách phát triển ngoại thƣơng song phƣơng, đặc biệt tại các khu vực biên giới đã hình thành những chính sách riêng nhƣ tại tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, hay việc hình thành các chính sách đối với cặp cửa khẩu biên giới, mở ra thời kỳ mới cho giao lƣu thƣơng mại qua biên giới Việt- Trung.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)