Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 71 - 78)

2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.

3.1.1. Cơ hội và thách thức

3.1.1.1. Hịa bình và phát triển là xu thế chung của thời đại song vẫn còn xung đột khu vực

Mặc dầu trên thế giới hiện nay vẫn còn xung đột khu vực và mâu thuẫn, nhƣng xu hƣớng chung của thời đại vẫn là hịa bình và phát triển. Làn sóng kinh tế tồn cầu hóa và kinh tế khu vực hóa khơng ngừng cuồn cuộn, đợt sau cao hơn đợt trƣớc. Tại châu Á, những bƣớc đi của hợp tác trong khu vực Đông Nam Á không ngừng tăng nhanh. Tháng 11 - 2002, tại Hội nghị 10+1 giữa Trung Quốc và ASEAN đƣợc tổ chức tại Phnôm Pênh thủ đô Cămpuchia, Trung Quốc đã ký hiệp nghị khung với các nƣớc ASEAN về hợp tác kinh tế toàn diện, xác định xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN năm 2010. Năm 2007, tại hội nghị thƣợng đỉnh các nƣớc ASEAN đã ký ―Hiến Chƣơng ASEAN‖, mục tiêu là đến năm 2015 xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN, thậm chí đến năm 2020 thực hiện nhất thể hóa kinh tế, an ninh, văn hóa. Trong bối cảnh này, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN nói chung, mối quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.

Trên thế giới, hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhƣng chúng ta không thể chủ quan trƣớc những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lƣờng. Tồn cầu hố và cách mạng khoa học - cơng nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy q trình hình thành xã hội thơng tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới

mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhƣng vẫn cịn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dƣới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nƣớc; tƣơng quan sức mạnh kinh tế giữa các nƣớc, nhất là giữa các nƣớc lớn có nhiều thay đổi. Cạnh tranh về kinh tế - thƣơng mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lƣợng, thị trƣờng, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lƣợng cao... giữa các nƣớc ngày càng gay gắt. Những vấn đề tồn cầu nhƣ: an ninh tài chính, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hƣởng không nhỏ tới tăng trƣởng kinh tế của mỗi nƣớc [88]. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, trong đó có khu vực Đơng Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động, nhƣng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Sự trở lại của Mỹ đối với châu Á- Thái Bình Dƣơng đã làm cho tình hình ở đây nóng hơn bao giờ hết, cho thấy tầm quan trọng và vị thế chiến lƣợc của khu vực này.

Bên cạnh đó, những diễn biến trên biển Đơng thời gian gần đây ảnh hƣởng không nhỏ tới thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung. Thời gian gần đây, căng thẳng leo thang trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nƣớc có chủ quyền trên biển Đơng, trong đó có Việt Nam là vấn đề đáng lo ngại ảnh hƣởng tới an ninh khu vực. Vậy đằng sau những căng thẳng trên biển Đông là toan tính gì của Trung Quốc. Trung Quốc đƣa ra ba mục tiêu trong âm mƣu tranh chấp biển Đông. Một là, hợp nhất khu vực giữa Trung Quốc và ASEAN là ƣu tiên hàng đầu nhằm thực thi một phần trong chính sách ―trỗi dậy hịa bình‖ của Trung Quốc; hai là, kiểm soát tài nguyên nhằm nâng cao an ninh tài nguyên lâu dài và bảo đảm sự kiểm soát hầu hết tài nguyên sinh vật và vi sinh vật ở biển Đông; ba là, nâng cao mức độ an ninh khu vực nhằm bảo đảm sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Biển Đông, tạo ra một vùng đệm an ninh biển để bảo vệ các trung tâm dân cƣ lớn thuộc các vùng công nghiệp và văn hóa khu vực dun hải phía Đơng của Trung Quốc [38, tr.78].

Với những bƣớc đi ngày càng mở rộng và không ngừng leo thang của Trung Quốc nhằm thực hiện yêu sách ―đƣờng lƣỡi bị‖ phi pháp trên Biển Đơng, Việt Nam đã rất kiềm chế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hịa bình. Sự kiện tranh chấp trên Biển Đông sẽ là một tác nhân không nhỏ ảnh hƣởng tới mối quan hệ hai nƣớc,

đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại. Là quốc gia có diện tích nhỏ nằm cạnh nƣớc lớn Trung Quốc, chúng ta không tránh khỏi sự ảnh hƣởng và phụ thuộc về kinh tế. Trƣớc bối cảnh này, có thể nói, trong 10 năm tới, đấu tranh chủ quyền biển đảo ở biển Đông vẫn sẽ là vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong quan hệ Việt- Trung. Để kìm hãm tham vọng của Trung Quốc, chúng ta phải chủ động dựa vào thực lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, xây dựng các kịch bản kinh tế nhằm ứng phó kịp thời và phù hợp với diễn biến tình hình Biển Đơng, mà trƣớc mắt là giảm sự phụ thuộc trong quan hệ thƣơng mại song phƣơng với Trung Quốc.

Tuy mối quan hệ Trung-Việt cịn có một số vấn đề trong khi khơi phục và phát triển, nhƣng láng giềng hữu nghị luôn luôn là xu hƣớng chủ yếu, Trung Quốc và Việt Nam đều cần mơi trƣờng hồ bình để phát triển. Bình thƣờng hóa quan hệ đã có lợi cho hai nƣớc, ngày càng mở cửa và phát triển. Thành tựu này không thể chia tách với phƣơng châm ―đối ngoại chung sống hịa bình, trong nƣớc tập trung lực lƣợng phát triển kinh tế‖ mà Việt Nam đề ra. Tuy trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam tƣơng đối nhanh, thậm chí cịn là tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, nhƣng cơ bản vẫn cịn thấp, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2007 của Trung Quốc khoảng là 2500 USD, của Việt Nam là 835 USD, vẫn là mức vừa lệch vừa thấp [108]. Vì vậy, hai nƣớc đều cần đƣợc môi trƣờng hịa bình quốc tế lâu dài để đảm bảo kinh tế đƣợc tiếp tục phát triển. Trên thực tế, ngƣời dân sau khi đã đƣợc hƣởng hịa bình và kinh tế phồn vinh một thời gian dài, thì sẽ càng ƣớc mơ hịa bình, càng khơng muốn chiến tranh bùng nổ. Lịch sử hiện đại của loài ngƣời đã chứng tỏ điều này: càng là những nơi có nền kinh tế phát triển, thì càng ít chiến tranh; nhƣng nếu là những nơi khốn khổ và lạc hậu, thì sẽ có càng nhiều cuộc chiến và chiến tranh cũng dễ xảy ra tại nơi đó [108].

3.1.1.2. Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 và Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, con đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế của hai nƣớc ngày càng mở rộng và đƣợc đẩy mạnh. Minh chứng là việc hai nƣớc lần lƣợt tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực nhƣ AFTA, ACFTA, AEC, GMS,..... Thực tế cho thấy, việc hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho Việt Nam và Trung

Quốc nói riêng và quan hệ thƣơng mại hai nƣớc nhiều cơ hội nhƣng cũng tạo ra khơng ít thách thức.

Khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, thƣơng mại Việt- Trung có cơ hội tham gia vào mạng lƣới kinh tế khu vực và toàn cầu, giúp cân bằng, thúc đẩy hoặc tái cơ cấu nền kinh tế trong nƣớc nhằm thích ứng và phù hợp với xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế. Ngồi ra, chúng ta có thể khai thác đƣợc lợi thế cạnh tranh, mở rộng quan hệ thƣơng mại từ đó tăng cƣờng xuất khẩu hàng hóa có ƣu thế trong nƣớc, giải quyết bài toán về lao động và việc làm. Hội nhập kinh tế giúp vị thế của thƣơng mại Việt- Trung đƣợc nâng cao và có tầm ảnh hƣởng nhất định, từ đó góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ nhằm xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, phát triển những ngành nghề có lợi thế cạnh tranh, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhƣng hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra thách thức tới quan hệ thƣơng mại Việt- Trung. Đó là việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực nhƣ khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc khiến cho thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng bị cắt giảm, thiệt hại đến ngân sách là khơng nhỏ. Đối với Việt Nam, hàng hóa của chúng ta không thể cạnh tranh về chất lƣợng và mẫu mã so với hàng hóa các nƣớc trong khối và Trung Quốc, điều này sẽ khiến hàng hóa các nƣớc ồ ạt tràn vào thị trƣờng nƣớc ta khi thuế suất bị cắt giảm, dẫn đến áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nƣớc rất lớn. Với một quốc gia còn non trẻ về kinh nghiệm hội nhập kinh tế toàn cầu nhƣ Việt Nam, việc tham gia vào sân chơi lớn này đòi hỏi chúng ta phải nắm vững luật pháp quốc tế và tự trang bị những kiến thức và hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ nhằm ứng phó với nguy cơ về an ninh quốc gia, về tranh chấp thƣơng mại, bảo vệ môi trƣờng sinh thái....

3.1.1.3. Cơ hội và thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc

Sự phát triển hịa bình và kinh tế tăng trƣởng ổn định của Trung Quốc có lợi cho quan hệ thƣơng mại Việt- Trung. Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc đạt tới 10% mỗi năm, cao hơn mức tăng trƣởng kinh tế trung bình của thế giới (khoảng 6%), cao hơn mức 7% của các nƣớc phát triển và 5% của các nƣớc đang phát triển [108]. Hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang

đứng thứ hai thế giới về tổng lƣợng GDP sau Mỹ. Nhƣng đến năm 2025, theo báo cáo kết quả của ―Chiến lƣợc năm 2049 của Trung Quốc‖, Trung Quốc có triển vọng vƣợt Mỹ trở thành thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, tổng lƣợng GDP ƣớc đạt 29.100 tỷ USD, vƣợt mức 28.400 tỷ USD của Mỹ. Đến năm 2049, tổng lƣợng GDP của Trung Quốc đạt 155.500 tỷ USD, chiếm 24,9% GDP tồn cầu [174]. Theo cơng bố của Cục Thống kê nhà nƣớc Trung Quốc, năm 2014, GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc này đạt 7575 USD. Dự báo đến năm 2020 GDP bình quân đầu ngƣời của Trung Quốc sẽ đạt 12.803 USD, đạt mức trung bình trên thế giới, tiếp cận ngƣỡng các nƣớc thu nhập cao [174].

Nếu trong thời gian ¼ của thế kỷ XXI, Trung Quốc duy trì đƣợc tốc độ phát triển nhƣ vậy, thì lúc đó tổng lƣợng kinh tế của Trung Quốc sẽ đƣợc xếp vào hàng đầu của thế giới. Nhƣ vậy, sự phát triển và giàu mạnh của Trung Quốc một mặt sẽ góp phần duy trì tăng trƣởng kinh tế và ổn định, hịa bình của thế giới, mặt khác, là nền tảng vững chắc để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại với các nƣớc láng giềng, trong đó có Việt Nam. Tại Đơng Nam Á, Trung Quốc đang tăng cƣờng quan hệ kinh tế- thƣơng mại với các nƣớc ASEAN, thực hiện cam kết ACFTA từ năm 2010 với ASEAN 6 và từ năm 2015 với ASEAN 4. Trong thời gian tới, Trung Quốc từng bƣớc thúc đẩy hợp tác chiến lƣợc ―một trục hai cánh‖, trọng tâm là ―hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng‖ [30, tr.48].

Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tục điều chỉnh trong chính sách ngoại thƣơng kể từ sau khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong nƣớc vƣợt qua khủng hoảng. Đây là cơ hội để hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu rộng với thị trƣờng Trung Quốc. Một là, Trung Quốc mở rộng quan hệ kinh tế thƣơng mại đa phƣơng nhằm đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào các thị trƣờng phát triển. Từ năm 2010, một mặt, Trung Quốc vẫn coi trọng quan hệ thƣơng mại với nƣớc lớn nhƣ liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật nhƣng giảm dần tỉ trọng xuất khẩu sang các thị trƣờng phát triển, mặt khác, mở rộng quan hệ và tăng dần tỉ trọng với các khu vực và thị trƣờng mới nổi là ASEAN, Nam Phi, Nga và Brazil. Đây chính là cơ hội để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt- Trung khi Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động. Hai là, Trung Quốc thực hiện chính sách mở rộng nhập khẩu nhằm phục vụ cho các cỗ máy sản xuất trong

nƣớc. Do vậy, nƣớc này vẫn ƣu tiến nhập khẩu tài nguyên, nguyên vật liệu quan trọng, các kỹ thuật tiên tiến và các thiết bị then chốt, giải quyết tranh chấp thƣơng mại rộng đƣờng cho doanh nghiệp mở rộng nhập khẩu, áp dụng chính sách kích thích, mở rộng tiêu dùng trong nƣớc [42, tr.5-6]. Đây là cơ hội rất tốt để hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần ở thị trƣờng Trung Quốc.

Nhƣng sự trỗi dậy của láng giềng lớn Trung Quốc cũng có ảnh hƣởng khơng nhỏ tới phát triển kinh tế của Việt Nam và quan hệ thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc. Sau 3 thập kỷ tăng trƣởng với tốc độ chóng mặt, năm 2010, Trung Quốc đã vƣợt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong khi kinh tế châu Âu và Mỹ vơ cùng điêu đứng, thì kinh tế châu Á đƣợc xem nhƣ ―ngọn hải đăng‖, mà nổi lên trong đó là Trung Quốc. Nguồn dự trữ tài chính đƣợc xem là lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã tạo ra một xu hƣớng mới trên thế giới. Nhiều chính khách nƣớc ngồi, trong đó có Tổng thống Pháp Sarkozy, đã tới Bắc Kinh với mục đích thuyết phục các nhà cầm quyền tại đây đóng góp tài chính nhằm cứu vãn nền kinh tế châu Âu. Việc châu Âu kêu gọi Trung Quốc cứu trợ đồng euro đã cho thấy chiều hƣớng đã thay đổi. Báo cáo của Ủy ban Tình báo quốc gia Mỹ cho biết, vào năm 2035, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc sẽ cao hơn Mỹ. Sự lớn mạnh của Trung Quốc vốn đƣợc coi là ―công xƣởng của thế giới‖ đang thúc đẩy khát vọng của nƣớc này đi nhanh trên con đƣờng trở thành siêu cƣờng vào khoảng năm 2050, mặc dù kinh tế và chính trị trong nƣớc cịn rất nhiều vấn đề. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã khiến nƣớc này trở thành một trong những nhân tố chủ chốt trong việc phân chia lại cục diện thế giới. Về mặt kinh tế, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với thị trƣờng hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt khác, sự xâm nhập ồ ạt hàng hoá Trung Quốc vào Việt Nam tác động không nhỏ tới thị trƣờng hàng trong nƣớc, ảnh hƣởng tới tâm lý và đời sống văn hoá xã hội của ngƣời dân. Về chính trị, vị thế chính trị của Trung Quốc ngày một quan trọng trên trƣờng quốc tế, do vậy tiếng nói của nƣớc này có trọng lƣợng hơn Việt Nam, đó là những khó khăn đối với chúng ta trong việc giải quyết những tranh chấp gần đây giữa hai nƣớc về vấn đề biển Đông.

Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc là sự lớn mạnh của đồng NDT. Chính phủ nƣớc này đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể trong nỗ lực

quốc tế hóa đồng NDT và qua đó tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình trên thị trƣờng tài chính tiền tệ quốc tế. Việc Trung Quốc thực hiện chiến lƣợc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sẽ có tác động khơng nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam. Nƣớc ta nằm trong chiến lƣợc láng giềng hóa đồng NDT của Trung Quốc, nên dù muốn hay không chúng ta sẽ chịu ảnh hƣởng của tiến trình này. Nhƣ đã phân tích, tỉ lệ nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc rất cao, xuất phát từ nhu cầu nhập máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Tiến trình quốc tế hóa đồng NDT có thể sẽ làm cho nền kinh tế của chúng ta thêm phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thanh toán các hợp đồng thƣơng mại sử dụng tỷ giá trực tiếp giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)