Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 81 - 87)

2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.

3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ

3.2.1.1. Từng bước giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông

Mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung là nền tảng quan trọng của môi quan hệ song phƣơng hai nƣớc, chỉ có thúc đẩy phát triển thƣơng mại song phƣơng thì mới có thể phát triển hài hòa các mối quan hệ về chính trị, văn hóa, quốc phịng an ninh..... Xét từ góc độ ổn định khu vực, quan hệ Việt- Trung là có vị trí quan trọng của khu vực Đơng Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, một khi quan hệ hai nƣớc ln duy trì hữu hảo thì sẽ là điều kiện để duy trì lợi ích quốc gia. Ngƣợc lại, khi mối quan hệ xấu đi tất sẽ là cơ hội để các quốc gia phƣơng Tây nhịm ngó và lợi dụng nhằm chia rẽ khối đồn kết và nhất thể hóa khu vực. Vì thế, chính phủ Việt Nam cũng nhƣ Trung Quốc cần nhận thức sâu sắc đạo lý về mối quan hệ hợp tác sẽ cùng có lợi, đấu tranh sẽ cùng tổn hại lợi ích, cùng hƣởng phồn vinh, coi trọng cao mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc, áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song phƣơng khơng ngừng phát triển.

Tình hình căng thẳng trên biển Đông thời gian gần đây đã ảnh hƣởng không nhỏ tới mối quan hệ giữa hai nƣớc Việt- Trung. Vấn đề biển Đông không phải là toàn bộ mối quan hệ Việt- Trung, nhƣng nếu xử lý không hợp lý vấn đề này sẽ ảnh hƣởng tới tồn cục quan hệ hai nƣớc. Việt Nam ln mong muốn hịa bình và ổn định lâu dài, Trung Quốc và ASEAN (trong đó có Việt Nam) hiện đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp, vấn đề phát triển luôn là yêu cầu tất yếu của hai nƣớc, nên hai nƣớc luôn mong muốn một môi trƣờng bên ngoài ổn định để phát triển kinh tế. Từ khi bình thƣờng hóa đến nay, hai nƣớc ln là bạn hàng lớn, là đối tác chiến lƣợc của nhau. Tuy không thể giải quyết ngay vấn đề căng thẳng ở biển Đông, nhƣng hai nƣớc có thể căn cứ vào ―Cơng ƣớc luật biển của Liên hợp quốc‖ để cùng tiến hành từng bƣớc hóa giải căng thẳng trên biển Đơng, duy trì ổn định và hịa bình trên biển Đơng nhằm tạo điều kiện tốt để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song phƣơng. Lãnh đạo hai nƣớc cần đạt đƣợc nhận thức chung về vấn đề này, từ tầm cao chiến lƣợc, từ mối thân tình đồng chí anh em, thơng qua hiệp thƣơng đàm phán, giải quyết ổn thỏa

để hai bên cùng có lợi, khơng để vấn đề biển Đơng làm ảnh hƣởng tới đại cục hợp tác hai nƣớc, tạo môi trƣờng hịa bình và ổn định để quan hệ thƣơng mại Việt- Trung ngày càng phát triển.

3.2.1.2. Tăng cường các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ thương mại

Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế trong nƣớc

Có thể nói, GDP bình qn đầu ngƣời là chỉ số phản ánh trực quan trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, đồng thời cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng của hai nƣớc Việt- Trung. Cũng giống Trung Quốc, Việt Nam là một gia đông dân, số ngƣời thu nhập trung bình và thấp chiếm đa số. Vì thế, nhiệm vụ mục tiêu của Chính phủ trƣớc mắt là nâng cao thu nhập cho ngƣời thu nhập thấp, mở rộng nhóm thu nhập trung bình, để ngƣời thu nhập trung bình trở thành thành phần chính của kinh tế xã hội và là lực lƣợng chủ yếu thúc đẩy tiêu dùng. Đây đƣợc coi là biện pháp quan trọng để nâng cao GDP bình quân đầu ngƣời, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo nền tảng để phát triển thƣơng mại đối ngoại.

Mặt khác, nâng cao trình độ phát triển kinh tế trong nƣớc chính là điều kiện để nâng cao thu nhập của ngƣời dân, mà yếu tố quyết định tới thu nhập cao hay thấp chính là trình độ giáo dục quốc dân. Một mặt, Chính phủ cần coi trọng giáo dục ngành nghề, tăng đầu tƣ cho giáo dục, phổ cập giáo dục ở các cấp độ khác nhau, cải thiện môi trƣờng và chất lƣợng giáo dục, đặc biệt ở những khu vực khó khăn. Hơn nữa, để nâng cao trình độ phát triển kinh tế, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đơ thị hóa, phát triển nhịp nhàng, hài hịa các đơ thị lớn, vừa và nhỏ. Cần tận dụng trạng thái phát triển đơi thị hóa ở các thành phố lớn để tạo môi trƣờng tốt, đƣa các trung tâm kinh tế mở rộng ra các thành phố vừa và nhỏ và huyện thị. Mặt khác, phát triển đơ thị hóa khơng chỉ đơn thuần và phát triển về mặt thị dân, mà cịn cần kết hợp giữa đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa, phi nơng hóa và dịch vụ xã hội, cùng với việc đƣa vào hệ thống cảnh báo tác động tới môi trƣờng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, xây dựng mơ hình phát triển đơ thị hóa trong đó tiến hành đồng bộ phi nơng hóa đất nơng nghiệp, nơng nghiệp và nơng dân, cân bằng giữa phi nơng hóa và đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Từng bƣớc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề có lợi thế, đa dạng hóa các mặt hàng và xây dựng thƣơng

hiệu hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, tạo dựng một nền kinh tế hùng mạnh, độc lập, tự chủ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Xây dựng chiến lƣợc thị trƣờng

Do trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc khá tƣơng đồng, nên hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của hai nƣớc phần lớn giống nhau, đều là hàng sơ cấp và hàng hóa có hàm lƣợng kỹ thuật thấp. Điều này khiến cho hàng hóa của hai nƣớc xuất khẩu sang thị trƣờng thứ ba sẽ cạnh tranh nhau mạnh mẽ, ảnh hƣởng nhất định tới thƣơng mại của hai nƣớc. Để tránh xảy ra cạnh tranh do tính tƣơng đồng và tránh thiệt hại về thƣơng mại do cạnh tranh, chúng ta cần xây dựng chiến lƣợc thị trƣờng rõ ràng và khác biệt. Nghiên cứu tình hình thực tế thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc để thấy, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng chiến lƣợc nhất thể hóa và chiến lƣợc ƣu tiên giá thành trong quá trình khai thác thị trƣờng Trung Quốc. Trong đó, chiến lƣợc nhất thể hóa chủ yếu thể hiện ở ngành nghề và nghiệp vụ mà doanh nghiệp nhà nƣớc có ƣu thế và tiềm lực phát triển, trên cơ sở đó mở rộng chuỗi kinh doanh và nối dài nghiệp vụ, mở rộng nghiệp vụ ở lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp ổn định làm ăn tại địa phƣơng. Chiến lƣợc ƣu tiên giá thành chủ yếu thể hiện ở việc doanh nghiệp tự hạ thấp giá thành sản xuất để tạo sức cạnh tranh ở thị trƣờng nƣớc bạn, tạo nên ƣu thế về giá thành để đạt hiệu quả thƣơng mại nhƣ mong muốn. Tuy nhiên, chiến lƣợc ƣu tiên giá thành không thể tách rời chất lƣợng sản phẩm, vì đây mới chính yếu tố tạo ra hiệu quả kinh doanh lâu dài và bền vững.

Trong trƣờng hợp sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trƣờng thứ ba thì các chiến lƣợc trên khó phát huy hết tác dụng. Khi đó, việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh riêng biệt sẽ tạo ra lợi thế, đó là đƣa ra các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu có sự khác biệt, hay nói cách khác là mang đặc trƣng riêng biệt để tạo ra ƣu thế cạnh tranh. Sự khác biệt của hàng hóa xuất khẩu thể hiện ở chất lƣợng, tính năng, hàm lƣợng kỹ thuật công nghệ của sản phẩm, cũng thể hiện ở dịch vụ hậu mãi hay phƣơng thức bán hàng. Có thể nói, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam về chất lƣợng và tính năng của sản phẩm cịn thấp hơn hàng hóa Trung Quốc, do thiếu quảng bá thƣơng hiệu và thiếu các

kênh tiêu thụ hiệu quả khiến cho giá hàng hóa của nƣớc ta thiếu sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Vì thế, chúng ta cần nỗ lực xây dựng một cơ chế thống nhất, hoàn thiện, nghiên cứu phát triển thƣơng hiệu hàng hóa mang đặc sắc riêng, làm mạnh tính khác biệt hay tính ƣu việt của hàng hóa, để doanh nghiệp có thể thu nhiều lợi nhuận từ thƣơng mại quốc tế, đồng thời tránh đƣợc tính xung đột, cạnh tranh từ từ tính tƣơng đồng của hàng hóa Trung Quốc, nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung.

Mặt khác, chúng ta có thể thực hiện chiến lƣợc đa nguyên hóa thị trƣờng, tức là doanh nghiệp sẽ nỗ lực thâm nhập vào các lĩnh vực ngành nghề và thị trƣờng mới, mở thị phần ở các thị trƣờng mới nổi, cạnh tranh trên thị trƣờng toàn cầu. Chiến lƣợc này một mặt thể hiện ở việc lợi dụng ƣu thế ngành nghề vốn có để đạt đƣợc ƣu thế tổng hợp của các ngành nghề liên quan, từ đó đạt đƣợc lợi nhuận kinh doanh gấp đôi. Mặt khác thể hiện ở việc doanh nghiệp thâm nhập vào các ngành nghề khác biệt, giải quyết vấn đề thiếu sức hút của ngành nghề mình, từ đó suy xét cân đối dịng vốn, thậm chí có thể đạt đƣợc điểm tăng trƣởng lợi nhuận mới. Việc lựa chọn, có kế hoạch, phân bƣớc vào thị trƣờng mới nổi có thể cải thiện đƣợc tình hình tập trung cao độ vào các thị trƣờng phát triển nhƣ Mỹ, EU hay Trung Quốc, hình thành cục diện đa nguyên hóa thị trƣờng. Trong q trình đa ngun hóa thị trƣờng, cần hạ thấp mức độ lệ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc cũng nhƣ thị trƣờng các nƣớc phát triển, tránh việc cạnh tranh hàng hóa của hai nƣớc trên các thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản hay EU bởi hàng hóa Việt Nam cịn kém sức cạnh tranh so với Trung Quốc.

Giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt Nam

Cùng với sự phát triển không ngừng của quan hệ thƣơng mại Việt- Trung cũng nảy sinh vấn đề nhập siêu ngày càng lớn từ phía Việt Nam. Nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối trong cán cân thƣơng mại hai nƣớc rất nhiều, nhƣng phần lớn từ phía Việt Nam, đó là bởi kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc ngày một lớn mà nguồn cung không thể đáp ứng. Để cải thiện tình hình này, trƣớc hết, chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan, lý tính, tồn diện và nhìn về lâu dài để thấy rằng, nền kinh tế của Việt Nam phải tự nỗ lực vƣơn lên, khai thác hết tiềm lực vốn có, tìm mọi cách hợp tác hoặc kiểm sốt chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm tránh những rủi ro từ

sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề nhập siêu, một mặt, chúng ta tìm mọi cách để đi sâu và mở rộng thị phần ở thị trƣờng tiêu dùng Trung Quốc, mặt khác, thông qua việc thu hút các ngành nghề và nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu nƣớc ngồi vào Việt Nam để đầu tƣ mở xƣởng, nhằm giảm việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, ƣu hóa cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Việt Nam là quốc gia có tài ngun thiên nhiên phong phú, sản phẩm nơng nghiệp xuất khẩu đƣợc coi là ngành mũi nhọn của nền kinh tế trong nƣớc. Nhƣng có thể nhận thấy, do hàng hóa xuất khẩu của nƣớc ta chủ yếu là hàng sơ cấp, hàm lƣợng kỹ thuật thấp, giá trị phụ gia thấp nên thƣờng bị ép giá. Mặt khác, việc khai thác các sản phẩm tự nhiên khiến tài nguyên bị cạn kiệt, môi trƣờng bị tác động xấu, khơng có lợi cho phát triển bền vững. Vì thế, trên cơ sở sử dụng các thiết bị máy móc chế tạo nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam cần có bƣớc tìm tịi, đổi mới, gia tăng hàm lƣợng khoa học, gia công sâu vào các sản phẩm thô, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Đồng thời, thơng qua việc tích cực điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành nghề, cần nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để chúng ta ƣu hóa cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, từng bƣớc cải thiện tình hình nhập siêu hiện nay. Việc làm này có liên quan tới tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng chiến lƣợc phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, chúng ta cũng cần phải cải thiện cơ cấu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ƣu tiên nhập khẩu những loại hàng hóa có thể phục vụ ngành nghề trong nƣớc, đặc biệt là các sản phẩm, thiết bị và cơng nghệ tiên tiến, thay vì nhập khẩu quá đa dạng các chủng loại hàng hóa thành phẩm, khiến cho ngành sản xuất trong nƣớc chịu sức ép lớn từ hàng ngoại nhập. Xây dựng các luật, chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ vào các ngành thay thế nhập khẩu, đồng thời điều chỉnh thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với tình hình trong nƣớc, nhƣ bằng cách thay thế hàng nhập khẩu, bảo hộ các ngành nghề non trẻ trong nƣớc, thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, nâng cao thuế suất hàng hóa xuất khẩu đối với các loại sản phẩm có ƣu thế nhƣ nơng sản phẩm, khống sản nhằm kiểm soát việc xuất khẩu khối lƣợng lớn loại hàng hóa sơ cấp này.

Về phía hàng hóa xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc, do sự thiếu hiểu biết đối với thị trƣờng nƣớc bạn, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khá đơn nhất về chủng loại và không thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng Trung Quốc, khiến cho hàng hóa của nƣớc ta khơng thực sự có chỗ đứng trên thị trƣờng nƣớc bạn, trong khi tiềm lực phát triển ở thị trƣờng rộng lớn này cịn nhiều. Vì thế, để mở rộng chủng loại hàng hóa xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu, giảm nhập siêu, chúng ta cần tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trƣờng và nâng cao chất lƣợng hàng xuất khẩu, bởi hàng hóa kém chất lƣợng và đơn nhất sẽ khiến chúng ta mất dần thị trƣờng. Do đó, cần chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hƣớng gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến dựa vào công nghệ để tăng lợi thế về quy mô; phát triển các ngành sản xuất xuất khẩu dựa vào vốn và kỹ thuật cao để gia tăng nhanh giá trị; xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc với khối lƣợng lớn, ổn định lâu dài; liên kết với nƣớc thứ ba có cơng nghệ tiên tiến hơn Trung Quốc để xuất khẩu hàng sang Trung Quốc; nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển ngành công nghiệp và nỗ lực gia nhập chuỗi giá trị tồn cầu, trong đó chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trƣờng thƣơng mại vùng biên

Do kinh tế Việt Nam phát triển tƣơng đối chậm, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong nƣớc và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung cịn thiếu quy hoạch, chính quyền địa phƣơng chƣa quan tâm đầu tƣ xây dựng các cơng trình cơng cộng đã phần nào hạn chế thông thƣơng giữa hai nƣớc. Vì thế, để thúc đẩy quan hệ chính trị cũng nhƣ thƣơng mại với Trung Quốc, chúng ta cần nhanh chóng đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng vùng biên giới để bảo đảm triển khai mở rộng thƣơng mại hai nƣớc. Một mặt, chúng ta cần đầu tƣ xây dựng hiện đại hóa các cửa khẩu, mặt khác, căn cứ vào nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của hai nƣớc, từng bƣớc thu hút vốn đầu tƣ của doanh nghiệp nƣớc ngoài vào đầu tƣ tại các cửa khẩu này, phát triển hệ thống giao thông vận tải từ đƣờng bộ, đƣờng sắt nhằm rút ngắn khoảng cách vận tải, giảm chi phí thƣơng mại; phát triển thơng tin bƣu chính viễn thơng nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin nhanh chóng, kịp thời. Ngoài ra, cần đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)