Chính sách phát triển thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 29 - 31)

Những năm đầu sau khi hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc bình thƣờng hố quan hệ (năm 1991), hoạt động giao lƣu buôn bán hàng hoá đã bắt đầu đƣợc khởi động với qui mô nhỏ và khơng ổn định. Chính sách quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại của nƣớc ta còn nhiều hạn chế chƣa phù hợp với thực tiễn của hoạt động kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc; chính sách quản lý xuất nhập khẩu còn dựa trên cơ chế cấp giấy phép đối với hoạt động xuất nhập khẩu nên khơng khuyến khích đƣợc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Thực tiễn cho thấy, cơ chế này một mặt đã làm hạn chế phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế, mặt khác lại khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh theo phƣơng thức tiểu ngạch biên giới. Nhìn chung trong giai đoạn đầu sau khi hai nƣớc bình thƣờng hoá quan hệ, nƣớc ta chƣa ban hành đầy đủ chính sách

khung về bn bán qua biên giới nên chƣa có cơ chế, chính sách cụ thể để quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu biên giới. Trong điều kiện nhƣ vậy, Việt Nam rõ ràng chịu thua thiệt hơn so với Trung Quốc trong hoạt động kinh tế thƣơng mại qua biên giới Việt – Trung.

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và phát triển quan hệ kinh tế- thƣơng mại với Trung Quốc nói riêng, ngày 15-12-1995, Chính phủ đã ban hành nghị định số 89/NĐ về bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đƣợc tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo phạm vi ngành hàng trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thƣơng Mại cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đứng trƣớc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, năm 1997 Chính phủ đã ban hành luật thƣơng mại và hàng loạt các văn bản pháp qui khác nhằm điều chỉnh cơ chế quản lý hoạt động kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Trong đó, Nghị định số 57/NĐ-TTg của Chính phủ ban hành năm 1997 khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ mọi trở ngại pháp lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu, từ thời điểm này các thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, nhà nƣớc đã ban hành các chính sách ƣu đãi đặc biệt đối xuất khẩu và hạn chế dần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, những mặt hàng mà trong nƣớc đã sản xuất đƣợc. Có thể nói, đây đƣợc coi là bƣớc đột phá trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại của nƣớc ta.

Cùng với sự cải cách mạnh mẽ trong cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, Chính phủ đã ban hành một số chính sách ƣu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới. Đặc biệt, các quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19- 4- 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 7- 12- 2001 về phát triển kinh tế-xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi biên giới phía Bắc thời kỳ 2001- 2005 là những cơ sở tiền đề quan trọng cho việc phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt- Trung. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc thời kỳ 2001 - 2005, Quyết định này đã giải quyết đƣợc nhiều vần đề bức xúc trong phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tập trung quy hoạch và huy động mọi nguồn lực để phát triển giao

thông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát huy lợi thế cửa khẩu, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh để phát triển ngành thƣơng mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực biên giới.

Để từng bƣớc quy chuẩn hóa hoạt động xuất nhập khẩu thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt- Trung, từ ngày 2-8-2007, Bộ Thƣơng mại Việt Nam đã đƣa ra ―Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc giai đoạn 2007- 2015‖ thể hiện sự coi trọng trong mối quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc. Trong đó nêu rõ quan điểm và định hƣớng phát triển thƣơng mại với Trung Quốc trên các mặt xuất khẩu, nhập khẩu, xử lý nhập siêu và phát triển biên mậu. Từ đó, Đề án đặt ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng về nhập siêu, buôn lậu và thúc đẩy phát triển xuất khẩu, nhập khẩu và biên mậu. Việc xây dựng Đề án phát triển thƣơng mại với Trung Quốc đã chứng tỏ vị trí quan trọng của đối tác thƣơng mại Trung Quốc trong quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc, đồng thời, tận dụng tối đa những ƣu đãi có đƣợc trong cơ chế hợp tác song phƣơng Việt- Trung và đa phƣơng (nhƣ WTO, ACFTA...) để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc, giải quyết bài toán nhập siêu cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)