Chính sách phát triển thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 31 - 33)

Trung Quốc có một hệ thống chính sách đối ngoại khá chặt chẽ, đặc biệt là chính sách ―biên giới mềm‖, coi nặng lợi ích cục bộ, dân tộc. Hoạt động mậu dịch biên giới đối với các nƣớc có chung đƣờng biên giới đặc biệt là Việt Nam đƣợc quản lý một cách chặt chẽ và hệ thống từ Chính phủ cho tới các địa phƣơng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan. Trong quan hệ buôn bán với các nƣớc láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam, Trung Quốc xây dựng chiến lƣợc biên mậu, đồng thời tiến hành hai hình thức bn bán chính ngạch và biên mậu, áp dụng các chính sách ƣu đãi về thuế, nhằm phát huy mọi lợi thế về địa lý để phát triển kinh tế vùng biên giới. Vào đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu coi trọng hợp tác kinh tế và thƣơng mại với Việt Nam, đ ặ c bi ệ t coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN.

Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chính sách điều hành hoạt động kinh tế thƣơng mại với Việt Nam theo các định hƣớng cơ bản sau [176]:

- Chính phủ Trung Quốc dành nhiều ƣu đãi về thuế quan cho các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam nhằm triệt để áp dụng hình thức bn bán biên mậu. Hàng hoá của các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới đƣợc miễn 50% thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và hàng hoá của cƣ dân biên giới nhập khẩu qua biên giới.

- Xây dựng chiến lƣợc khai thác kinh tế Vịnh Bắc Bộ với dự kiến xây dựng vòng cung kinh tế kết nối Dƣơng Phố - Khâm Châu (Quảng Tây) với Hải Phòng (Việt Nam ). Trung Quốc xây dựng mạng lƣới giao thơng đƣờng sắt, đƣờng bộ kết nối tồn khu vực, tăng cƣờng thăm dò, khai thác Vịnh Bắc Bộ.

- Trung Quốc chủ trƣơng sử dụng ― chính sách biên giới mềm‖:

+ Lợi dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất vào Việt Nam, đồng thời thu hút nguyên liệu, khoáng sản, lƣơng thực, thực phẩm.

+ Vừa khuyến khích, tạo điều kiện để xuất khẩu hàng hoá (chủ yếu là hàng tiêu dùng chất lƣợng bình thƣờng và thấp) sang Việt Nam, vừa sử dụng các biện pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với 2 tỉnh ( khu tự trị ) biên giới Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, ngay từ khi bình thƣờng quan hệ giữa hai nƣớc, Trung Quốc đã áp dụng chiến lƣợc ―Biên giới mềm‖ với những chính sách riêng biệt cho hai khu vực quan trọng này. Mọi hoạt động thƣơng mại biên giới đƣợc Trung Quốc chỉ đạo tập trung thống nhất ở cơ quan đầu mối là Ban biên mậu. Chẳng hạn nhƣ đối với biên giới tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc áp dụng quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với cƣ dân vùng biên với trị giá dƣới 1000 nhân dân tệ mỗi ngƣời mỗi ngày, quy định giảm thuế nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới, Quy định miễn thuế xuất nhập khẩu trong điều khoản hợp tác kinh tế kỹ thuật... Còn đối với biên giới tỉnh Vân Nam, Trung Quốc áp dụng các quy định quản lý rất chặt chẽ và chuyên biệt gồm quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, quản lý dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại, quản lý doanh nghiệp biên mậu, quản lý chợ biên giới[168].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)