Tác động từ việc gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 25 - 27)

Sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc có quyền lợi và nghĩa vụ theo yêu cầu của tổ chức này. Điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới quan hệ kinh

tế- thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt - Trung, mà cụ thể trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án này là ở lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa hai nƣớc. Việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy Trung Quốc mở rộng phạm vi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, mà chủ yếu là dầu thơ, hải sản và hoa quả. Bởi khi đó nƣớc này sẽ phải mở rộng cửa thị trƣờng nông sản theo hệ thống hạn ngạch đạt từ 3-5% mức tiêu thụ trong nƣớc, đồng thời thực hiện giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 14,5%, Trung Quốc đã bãi bỏ tất cả các rào cản phi thuế quan trái với quy định của WTO, ví dụ nhƣ quota và giấy phép nhập khẩu, vào ngày 1-1-2005. Thuế nhập khẩu chung của Trung Quốc cũng giảm từ 43,2% năm 1986 xuống 15,3% năm 2001 và chỉ còn 9,8% năm 2011 [103]. Đây là cơ hội để Việt Nam tăng thị phần nông sản và nguyên liệu thô trên thị trƣờng Trung Quốc. Nhƣng mặc khác, việc gia nhập WTO của Trung Quốc cũng ảnh hƣởng tiêu cực khơng nhỏ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Vì lúc đó, các quy định về hàng hóa nhập khẩu nói chung của nƣớc này sẽ ngày càng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Việc quản lý chất lƣợng hàng hóa- dịch vụ của Trung Quốc đều tuân theo các tiêu chuẩn của WTO nhƣ các biện pháp vệ sinh an toàn hàng nơng thủy sản. Thêm vào đó, mức sống ngƣời dân Trung Quốc ngày một nâng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lƣợng và an tồn cao hơn. Do vậy, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và cạnh tranh gay gắt hơn về chất lƣợng và độ an tồn.

Về phía Việt Nam, cũng nhƣ Trung Quốc và các nƣớc thành viên của WTO, chúng ta cũng phải tuân thủ các quy định của tổ chức này về quan hệ thƣơng mại song phƣơng. Những quy định này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các quyết định hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt về thƣơng mại các mặt hàng chủ lực kể trên. Khi chúng ta gia nhập WTO và thực hiện cam kết với WTO làm cho hàng hóa Trung Quốc càng có sức cạnh tranh trên thị trƣờng Việt Nam. Nhƣ vậy, sau khi vào WTO sau 5-7 năm, chúng ta sẽ giảm thuế đối với 3800 loại sản phẩm, mức thuế bình quân giảm từ 17,4%- 13,4%. Từ tháng 1-2007, chúng ta thực hiện giảm thuế nhập khẩu đợt 1 cho 1800 mặt hàng gồm gỗ sản phẩm, ô tô, xe máy, nhựa sản phẩm, hàng thời trang,.....[83]. Việc này không những có lợi cho xuất khẩu các mặt hàng trên của doanh nghiệp Trung Quốc, mở rộng thị trƣờng nhập khẩu của Việt Nam, mà còn thúc đẩy tạo ƣu thế một số ngành nghề.

Ngoài ra, việc gia nhập WTO của Việt Nam có lợi cho phân cơng ngành nghề của các doanh nghiệp Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc vừa có cơ hội nhập khẩu các sản phẩm thô từ Việt Nam với mức thuế suất giảm, mà cịn có thể nắm bắt thời cơ khi Việt Nam áp dụng nhiều chính sách ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ tại Việt Nam theo quy định của WTO trong nhiều lĩnh vực ngành nghề nhƣ may mặc, gia dụng, điện tử... vừa giúp doanh nghiệp làm ăn phát đạt, tạo việc làm cho ngƣời lao động, vừa góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc. Hiện nay, một số sản phẩm của Trung Quốc đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác cho cả hai bên nhƣ thị trƣờng ô tô, thép nguyên liệu, hàng điện tử, dƣợc liệu, vật liệu, dệt may, đồ chơi trẻ em... Có thể thấy, trong những năm gần đây, quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt- Trung luôn giữ mức ổn định và phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu khơng ngừng tăng. Gia nhập WTO có thể coi là điều kiện vô cùng thuận lợi để từng bƣớc hoàn thiện các quy định về hợp tác thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và Trung Quốc, là cơ hội để các doanh nghiệp hai nƣớc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu, từng bƣớc xóa bỏ hàng rào thuế quan tạo điều kiện để mở rộng thị trƣờng trong và ngồi nƣớc và tạo cơ hội để hàng hóa hai nƣớc có thể trao đổi dễ dàng và thuận tiện. Đây cũng là cơ hội để Chính phủ và ngƣời dân hai nƣớc thƣờng xuyên qua lại, hiểu biết nhau hơn, thúc đẩy phát triển mối bang giao vốn tồn tại từ lâu đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)