Dự báo xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 78 - 81)

2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.

3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển

Trƣớc những thuận lợi và thách thức đặt ra trong quan hệ thƣơng mại Việt- Trung, đặc biệt là sự xuất hiện của những diễn biến căng thẳng trên biển Đông thời gian gần đây khiến ngƣời ta lo ngại về một tƣơng lai không mấy tốt đẹp trong quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận đầy đủ về truyền thống quan hệ hai nƣớc để tin tƣởng vào triển vọng của hợp tác thƣơng mại song phƣơng. Chính vì thế, dƣới đây xin đƣa ra ba quan điểm dự báo về xu hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung.

Quan điểm lạc quan, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung rất phát triển, tình

trạng thâm hụt cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện. Trên cơ sở hai nƣớc từng bƣớc xây dựng các Quy hoạch, các dự án xúc tiến thƣơng mại song phƣơng (đề cập ở phần trên) thời gian gần đây đã minh chứng cho nhu cầu đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc. Ngoài ra, tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dƣơng APEC diễn ra tại Bắc Kinh tháng 11- 2014, Trung Quốc đã đề ra ba nhóm sáng kiến về chia sẻ cộng đồng, sáng kiến về giải quyết tranh chấp lãnh thổ và sáng kiến phát triển kinh tế. Thông qua sáng kiến về kinh tế, Trung Quốc muốn tạo sự gắn kết về cơ sở hạ tầng với khu vực và gắn kết chặt chẽ với kinh tế khu vực. Ngoài lợi ích về kinh tế, Trung Quốc cịn có thể đạt đƣợc các lợi ích quan trọng về chính trị và quan hệ quốc tế. Do đó, Việt Nam cần nhận thức đƣợc hành động ―gắn

kết‖ của Trung Quốc để thực hiện kết nối với kinh tế Trung Quốc chặt chẽ hơn và chủ động hơn. Chúng ta nên tận dụng tốt hơn lợi ích thƣơng mại sẵn có với Trung Quốc để hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, tận dụng ƣu thế của vị thế thành viên Hiệp hội Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) liên kết xuyên quốc gia với các doanh nghiệp hình thành chuỗi cung ứng riêng để ứng phó với những bất ổn trong chính sách xuất khẩu của Trung Quốc [78]. Khi đó, Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ và giảm bớt lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc từ nguồn hàng sẵn có hoặc nhập khẩu từ các nƣớc ngồi Trung Quốc, từng bƣớc cải thiện tình trạng nhập siêu và thâm hụt cán cân thƣơng mại với Trung Quốc, nâng cao vị thế trong thƣơng mại với Trung Quốc.

Quan điểm trung lập, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung tƣơng đối phát triển,

tình trạng nhập siêu của Việt Nam vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhiều. Tình huống này dễ xảy ra bởi trong thời gian tới, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nƣớc vẫn cơ bản khơng có nhiều thay đổi. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mặc dù đã có cải thiện, hàng hóa qua chế biến đã tăng, ngun liệu thơ, khống sản có giảm nhƣng về cơ bản đây vẫn là nhóm hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nƣớc ta. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khơng có nhiều thay đổi, chủ yếu vẫn là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên liệu cần thiết cho đầu vào sản xuất và xuất khẩu. Do đó, các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam, trong khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn không thay đổi về cơ cấu và chủng loại, nên khả năng thâm hụt thƣơng mại vẫn khá nghiêm trọng. Hơn nữa, tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam yếu, trong bối cảnh ACFTA chính thức hoạt động vào cuối năm 2015, năng lực cạnh tranh với hàng hóa trong khu vực và Trung Quốc ngày càng khó khăn, hàng hóa trong khối ASEAN và Trung Quốc sẽ tràn ngập tại thị trƣờng Việt Nam, tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp và ngành nghề trong nƣớc và khiến tình trạng thâm hụt thƣơng mại với Trung Quốc khó cải thiện. Thực tế cho thấy, tính đến hết quý I năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 11,47 tỉ USD, trong khi ở chiều xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xuất khẩu đƣợc 3,54 tỉ USD, đƣa mức nhập siêu lên đến 8 tỉ USD [100]. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn đổi mới cơ cấu

hàng hóa xuất khẩu, gia tăng hàm lƣợng khoa học công nghệ cao cho sản phẩm xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất.

Quan điểm bi quan, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung khơng phát triển. Tình

huống này ít xảy ra nhƣng cũng khơng thể chủ quan. Trong bối cảnh tình hình biển Đơng diễn biến căng thẳng, hai nƣớc chƣa thực sự tìm đƣợc tiếng nói chung trong việc giải quyết vấn đề trên biển Đơng thì chắc chắn quan hệ hai nƣớc sẽ chịu tác động khơng nhỏ. Theo đó, quan hệ thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc sẽ gặp khó khăn, mà Việt Nam sẽ là nƣớc chịu ảnh hƣởng lớn bởi xét cho cùng, tỉ trọng thƣơng mại với Trung Quốc vẫn chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trung Quốc với tƣ cách nƣớc lớn, cho dù quan hệ hai nƣớc căng thẳng đến đâu cũng khó khiến cho tỉ trọng thƣơng mại của họ bị ảnh hƣởng. Khi vấn đề trên biển Đơng diễn biến xấu đi, Trung Quốc rất có thể đơn phƣơng chấm dứt hoặc tạm dừng các hoạt động thƣơng mại với Việt Nam, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung sẽ ở trạng thái ―đóng băng‖. Khi đó, khơng những hoạt động xuất khẩu bị ngừng trệ, hàng hóa ứ đọng khơng tiêu thụ đƣợc mà thị trƣờng trong nƣớc cũng bị đảo lộn, thiệt hại kinh tế trong nƣớc là không tránh khỏi. Do vậy, chúng ta luôn phải giữ thái độ cảnh giác, từ trung ƣơng đến địa phƣơng, từ lãnh đạo đến dân thƣờng phải dự phòng trƣờng hợp xấu nhất để chủ động đề ra các giải pháp đối phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế - xã hội. Trong đó, cần xây dựng một nền kinh tế hùng mạnh, tự chủ, độc lập, mở rộng nhiều thị trƣờng xuất khẩu để giảm tính lệ thuộc vào Trung Quốc đƣợc coi là giải pháp cơ bản.

Tuy nhiên, cùng với nền tảng sẵn có từ quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nƣớc, trong bối cảnh hịa bình và ổn định, hợp tác cùng phát triển là xu thế chung của thời đại, từng bƣớc nhất thể hóa và hợp tác kinh tế khu vực với sự ra đời của ACFTA, GMS, TPP, chiến lƣợc ―một trục hai cánh‖, ―hai hành lang một vành đai‖ kinh tế.... đã kết nối các nền kinh tế với nhau, cùng nhau phát triển trong môi trƣờng hịa bình và ổn định, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại Việt- Trung. Tác giả nghiêng về quan điểm trung lập, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung sẽ đi theo xu hƣớng chung là phát triển, tuy nhiên, chúng ta cần phải có những chính sách thận trọng và hiệu quả hơn để Việt Nam ít chịu thâm hụt cán cân

thƣơng mại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng với Trung Quốc và nhiều nƣớc trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)