Thâm hụt thương mại kéo dài và ngày càng nghiêm trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 43 - 47)

2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.

2.1.3. Thâm hụt thương mại kéo dài và ngày càng nghiêm trọng

Bƣớc vào thế kỷ mới, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nƣớc và mở rộng thị trƣờng ra bên ngoài, Việt Nam gia tăng nhập khẩu hàng hóa và nguồn nguyên liệu. Do đó, tốc độ nhập khẩu từ các thị trƣờng nƣớc ngoài tăng đột biến, đặc biệt từ Trung Quốc bởi ƣu thế về địa lý, giá thành sản phẩm, vận chuyển, chủng loại hàng hóa đa dạng. Có thể nói, đến nay, tổng lƣợng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục tăng trƣởng.

Hình 2.1 cho thấy, nếu năm 1995, kim ngạch thƣơng mại với Trung Quốc chỉ chiếm 5,1% trong tổng kim ngạch thƣơng mại của Việt Nam với thế giới thì đến năm 2000 đã tăng lên 9,8% (2,47 tỷ USD/30,12 tỷ USD), năm 2010 tăng 17,4%, năm 2012 tăng lên 18,03% (50,45 tỷ USD/228,3 tỷ USD). Từ năm 2000- 2010, tỉ trọng thƣơng mại hai nƣớc trong ngoại thƣơng của Trung Quốc cũng tăng từ 0,52% lên 1,04%. Hiện, Trung Quốc là thị trƣờng nhập khẩu lớn thứ 5, đồng thời là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức độ xuất siêu sang thị trƣờng Việt Nam ngày càng lớn.

Hình 2.1. Tỉ trọng của thƣơng mại Việt- Trung trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nƣớc

Nguồn: [65, tr.531]

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy, từ khi bình thƣờng hóa, đặc biệt trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, tổng kim ngạch thƣơng mại Việt- Trung tăng rất nhanh, nền kinh tế Việt Nam ngày càng thể hiện xu thế gắn bó chặt chẽ và có phần lệ thuộc vào nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc. Việt Nam ngày càng trở thành thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc với giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng và vị trí đối tác thƣơng mại ngày càng tƣơng xứng, từ vị trí thứ 22 trong các nƣớc có giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI, đến năm 2009 tăng lên vị trí 17, đặc biệt năm 2013 đã tăng đột biến ở vị trí thứ 9. Trong khi đó, về đối tác xuất khẩu từ thị trƣờng Trung Quốc, thứ bậc của Việt Nam ở vị trí trung bình khoảng thứ 30 [73, tr.21], ở xu thế tăng nhƣng không mạnh, cho thấy kinh tế Việt Nam chƣa có sức ảnh hƣởng đối với Trung Quốc.

Nếu những năm cuối thế kỷ XX, Việt Nam duy trì xuất siêu sang Trung Quốc5 mặc dù mức tăng giảm không ổn định với mức xuất siêu đạt 502,8 triệu USD, chiếm 185,7% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc [52, tr.27], thì kể từ năm 2000, xu thế mất cân bằng biểu hiện ngày càng nổi 9.8 9.7 10.1 11.1 12.8 13.2 12.6 14.7 14.1 17.9 17.4 0.52 0.55 0.53 0.54 0.58 0.58 0.57 0.7 0.76 0.95 1.04 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỉ lệ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc (%) Tỉ lệ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (%)

bật, Trung Quốc trở thành nƣớc xuất siêu lớn nhất của Việt Nam. Kể từ sau khi Hiệp định tự do ASEAN- Trung Quốc có hiệu lực vào năm 2005 và Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam chuyển nhập siêu từ các nƣớc ASEAN sang Trung Quốc với xu hƣớng ngày càng gia tăng về tốc độ và tổng lƣợng. Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, năm 2012 Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với 12,38 tỷ USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (sau Mỹ và Nhật Bản). Nhƣng mặt khác, cùng năm, Việt Nam lại là nƣớc nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với con số 28,8 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của nƣớc ta [70, tr.21].

Số liệu cơng bố chính thức của Việt Nam và Trung Quốc tuy có mức độ chênh lệch nhất định nhƣng đều cho thấy một thực tế là Việt Nam đang ở xu thế ngày càng gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc. Từ năm 2000- 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc với lƣợng hàng hóa có giá trị là 61,37 tỷ USD, kim ngạch thƣơng mại có tốc độ tăng trƣởng 20%/năm. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu từ Trung Quốc của nƣớc ta nhanh và mạnh hơn nhiều tốc độ xuất khẩu. Từ chỗ ở mức tƣơng đối cân bằng trong giai đoạn 2000- 2004 thì đến năm 2005 bắt đầu nới rộng khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Đến năm 2007, nhập khẩu từ Trung Quốc đã bỏ xa xuất khẩu và có xu hƣớng ngày càng mở rộng cho đến năm 2012. Hình 2.2 cho thấy, từ năm 2005, kim ngạch nhập khẩu đã bắt đầu tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2007, tỉ lệ này là 3,7 lần, năm 2010 là 3,3 lần và đến năm 2012 còn là 2,1 lần.

Cũng từ năm 2000- 2012, Việt Nam đã nhập khẩu lƣợng hàng hóa có giá trị 144,1 tỷ USD, tăng gấp 2,34 lần kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc với thâm hụt thƣơng mại lên tới 82,73 tỷ USD [70, tr.22]. Điều đáng báo động là nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam với thị trƣờng thế giới, nếu năm 2001 là 18,7% thì năm 2007 tăng đột biến ở mức 73,76%, năm 2009 là 97% và năm 2010 là 94%. Năm 2012, mặc dù xuất siêu sang Trung Quốc vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhƣng may mắn Việt Nam thặng dƣ thƣơng mại do xuất siêu sang một số thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, Hồng Công, Anh, nên đã bù đắp thâm hụt từ xuất siêu sang Trung Quốc [73, tr.23].

Hình 2.2. Xu thế gia tăng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc

Nguồn: [36, tr.47];

Nếu so sánh tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay thì có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam tăng gấp 42,7 lần trong 13 năm, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc chỉ tăng 16,6 lần. Điều đó cho thấy rõ lợi ích trong mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung đang nghiêng hẳn về phía bạn, tất yếu thâm hụt cán cân thƣơng mại đang ngày càng nghiêm trọng đối với nƣớc ta (hình 2.3). Số liệu thống kê của Cục Thống kê cho thấy, từ chỗ Việt Nam xuất siêu vào năm 1999, thì đến năm 2005, nƣớc ta đã nhập siêu 2,8 tỷ USD, năm 2007 nhảy vọt mức 9,1 tỷ USD, đến năm 2011 là khoảng 13,5 tỷ USD và năm 2012 tăng mạnh là 16,4 tỷ USD [70, tr.23]. 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 Nhập khẩu của Việt Nam từ

Trung Quốc 15.3718.0421.4931.7842.6156.4474.65 119 151.2 163 231291.01342.23 Xuất khẩu của Việt Nam sang

Trung Quốc 9.29 10.1111.1514.5624.8125.5224.8632.15 43.4 47.5 70 111.14162.27 Nhập siêu của Việt Nam 6.08 7.93 10.3417.22 17.8 30.9249.7986.85107.8115.5 161179.87179.96

0 100 200 300 400 500 600 100 tr iệ u US D

Hình 2.3. Thâm hụt cán cân thƣơng mại của Việt Nam so với Trung Quốc

Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê từ năm 1999- 2012.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy, mối quan hệ thƣơng mại Việt- Trung đang ở xu thế ngày càng phát triển, Việt Nam cũng có nhiều cơ hội tiêu thụ nhiều mặt hàng cũng nhƣ đƣa vào trong nƣớc những loại hàng hóa cịn khan hiếm hoặc chƣa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Tuy nhiên, những số liệu kể trên cũng cho thấy, Trung Quốc thu đƣợc nhiều lợi ích từ thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc, cán cân thƣơng mại nghiêng nhiều về phía nƣớc bạn, Việt Nam nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế của Việt Nam đang bị ảnh hƣởng nhiều từ kinh tế Trung Quốc. Một khi kinh tế Trung Quốc bất ổn sẽ tác động dây chuyền tới các nƣớc có quan hệ kinh tế mật thiết với nƣớc này, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)