Vai trò của thương mại biên giới ngày càng quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 41 - 43)

2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.

2.1.2. Vai trò của thương mại biên giới ngày càng quan trọng

Về vấn đề thƣơng mại biên giới, có thể nói, bn bán qua biên giới là một phần rất quan trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc. Mặt khác, xuất nhập khẩu tiểu ngạch cịn góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi của cƣ dân hai nƣớc, cải thiện đời sống nhân dân vùng biên giới, tăng cơ hội việc làm, thu nhập, giảm nghèo so với trƣớc khi hai nƣớc bình thƣờng hóa quan hệ. Bn bán biên giới diễn ra dƣới nhiều hình thức nhƣ ký kết hợp đồng giữa các doanh nghệp, trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các doanh nghiệp và nhân dân, buôn bán trung gian... với nhiều loại đối tƣợng tham gia gồm công ty nhà nƣớc, công ty cổ phần tƣ nhân, nhân dân vùng biên và dân các tỉnh trong nƣớc. Việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt với loại tiền là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Với đƣờng biên giới trên bộ dài đã hình thành 21 cặp cửa khẩu giúp phát triển giao thƣơng giữa hai nƣớc và thƣơng mại vùng biên. 10 năm trở lại đây, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc ln chiếm tỉ trọng cao, khoảng 25%-26% trong tổng kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc, trong đó tỉnh có giá trị thƣơng mại lớn nhất thuộc về Quảng Ninh (4 tỷ USD năm 2010) và Lạng Sơn (1,7 tỷ USD) (bảng 2.4) [73, tr.22].

Những năm gần đây, hoạt động thƣơng mại biên giới Việt- Trung diễn ra ngày càng sơi động, đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, hàng hóa ngày càng đa dạng, đời sống đồng bào vùng biên từng bƣớc ổn định và nâng cao. Trong giai đoạn 2007- 2011, hoạt động biên mậu tăng với tốc độ trung bình khoảng 29%/năm. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới chỉ đạt hơn 4,24 tỷ USD, nhƣng đến năm 2011 đã đạt trên 10,44 tỷ USD, tăng gần 46,2%. Sang

năm 2012, do ảnh hƣởng bởi tình hình biển Đơng và phía Trung Quốc thay đổi chính sách quản lý biên giới (nhiều khu vực ở trong tình trạng ―cấm biên‖4 tại nhiều thời điểm khác nhau) nên kim ngạch biên mậu chỉ đạt 8,68 tỷ USD, giảm 16,3% so với năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng trở lại, đạt 16,27 tỷ USD, tăng 87,8% so với năm 2012 và cao gấp 1,5 lần năm 2011 [5].

Bảng 2.4. Tình hình thƣơng mại biên giới giữa các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc

Đơn vị: 1 triệu USD

Tỉnh 2006 2007 2008 2009 2010 Quảng Ninh 1458.5 2211.5 3504.3 2609 4235.9 Lạng Sơn 558.6 903.9 1296.7 1573.3 1722.4 Cao Bằng 38.4 55.3 136.2 165.2 202.9 Hà Giang 29 55.5 16.2 1.3 1.3 Lào Cai 678.9 979.5 676.9 703.5 982.3 Điện Biên 0.49 0.76 11.3 2.9 1.9 Lai Châu 45.8 35.2 11.6 4.2 11.5 Tỉ trọng trong tổng kim ngạch

thƣơng mại hai nƣớc (%) 27 26 28 24 26

Nguồn: [7 3, t r.22]

Cũng giống nhƣ hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch, hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới của Việt Nam sang Trung Quốc cũng chủ yếu là nơng sản và khống sản, phần lớn là nguyên liệu thô chƣa qua chế biến, trong khi đó hàng công nghiệp và hàng chế xuất chiếm tỉ lệ nhỏ. Mặc dù, đến nay cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển, tỉ lệ hàng nguyên nhiên liệu đã qua chế biến và hàng cơng nghiệp, tiêu dùng có tăng, nhƣng những mặt hàng nhƣ cao su, dầu thô, hải sản, hạt điều, than đá vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể trong xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là khách hàng số một của Việt Nam về cao su với số lƣợng lên tới 40% lƣợng xuất khẩu [90]. Cịn hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam vẫn chủ yếu là sắt thép, máy móc nơng nghiệp, dệt may, phƣơng tiện vận tải, dƣợc liệu, thuốc bảo vệ thƣc vật, hàng tiêu dùng, điện tử.

Trong khi hàng hóa Trung Quốc có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh thành phía Bắc thì hàng hóa của Việt Nam đƣợc đƣa vào Trung Quốc thông qua hai tỉnh biên giới là Quảng Tây và Vân Nam, sau đó chủ yếu đƣa vào các tỉnh miền Tây Nam, Nam Trung Quốc nhƣ Quảng Đông, Trùng Khánh, Quý Châu, Tứ Xuyên. Đây là các tỉnh thành chiếm tỉ trọng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam (khoảng 90%). Do Quảng Tây và Vân Nam đƣợc coi là cửa ngõ giao thông qua trọng cho buôn bán giao thƣơng giữa hai nƣớc, nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai tỉnh này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch thƣơng mại Việt- Trung. Đồng thời, hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Việt Nam cũng chủ yếu từ bốn tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và Vân Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)