Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 60 - 63)

2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.

2.3.1. Tác động tích cực

2.3.1.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân các tỉnh biên giới phía Bắc

Sau khi hai nƣớc tăng cƣờng quan hệ kinh tế- thƣơng mại, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt- Trung tăng trƣởng nhanh chóng, với nhịp độ ngày càng cao. Trong quan hệ mậu dịch biên giới, ta đã bán đƣợc một số hàng hoá cần bán với yêu cầu về phẩm chất khơng cao, chi phí vận tải thấp, đƣợc giá, trong đó có những mặt hàng lâu nay đồng bào miền núi phía bắc rất khó tiêu thụ. Về hàng nhập khẩu, ta mua đƣợc một số mặt hàng thiết yếu, thay thế những mặt hàng ta vẫn phải mua của nƣớc khác bằng ngoại tệ mạnh. Nhờ mậu dịch biên giới, giao lƣu hàng hoá giữa các vùng miền, các tỉnh đƣợc mở rộng và phát triển, kinh tế hàng hố đƣợc kích thích.

Cùng với việc từng bƣớc mở rộng và phát triển thƣơng mại với Trung Quốc, hệ thống các chợ cửa khẩu và chợ biên giới ngày càng mở rộng với 13 chợ đƣờng biên và 3 chợ cửa khẩu với nhiều loại đối tƣợng tham gia mua bán với đa dạng chủng loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu của nhân dân vùng biên giới. Đồng thời, các chợ biên giới nhƣ Đồng Đăng, Ka Long, Cốc Lếu, Kim Thành cũng là nơi trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ thƣơng mại vùng biên cịn góp phần thúc đẩy quá trình phân cơng lao động xã hội, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động không chỉ ở các tỉnh biên giới phía bắc mà ở nhiều tỉnh thành lân cận. Ngoài hoạt động kinh doanh thƣơng mại, tại các vùng biên đã hình thành những đội ngũ ngƣời làm nghề vận tải hàng hóa và hành khách, khn vác hàng hóa. Có thể nói, mặc dù hoạt động bn bán vùng biên cịn nhiều phức tạp và khó khăn trong khâu quản lý, nhƣng rõ ràng hoạt động này đã đem lại nhiều đổi thay cho cuộc sống vùng biên, từ tình trạng gần nhƣ sản xuất tự cung tự cấp, thiếu đói lƣơng thực nhiều năm, nay đã chuyển hƣớng sang sản xuất, trung chuyển hàng hóa, phát triển các hoạt động

thƣơng mại và dịch vụ, thị trƣờng vùng biên thực sự trở thành nhân tố tạo vùng, tạo nên những trung tâm kinh tế lớn trong trao đổi hàng hóa với Trung Quốc, thu hút nhiều tỉnh thành tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Xét trên tồn tuyến biên giới phía Bắc, ở quy mơ lớn có thể thấy hình thành các trung tâm kinh tế lớn ở các thị xã là Đồng Đăng- Lạng Sơn, Móng Cái- Quảng Ninh, thị xã Lào Cai- Lào Cai và Tà Lùng- Cao Bằng, quy tụ các luồng hàng hóa trong vùng thơng qua hơn 500 chợ lớn nhỏ ở các vùng miền núi, là đầu mối giao lƣu hàng hóa của các tỉnh thành khác trong nƣớc với Trung Quốc và ngƣợc lại. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân vùng biên cũng tăng đáng kể nhờ vào các hoạt động thƣơng mại biên giới. Nhiều ngƣời lao động có việc làm, nhiều nhà xây mới, đời sống vật chất sinh hoạt trong gia đình đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đƣợc cải thiện, đổi mới.

2.3.1.2. Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế trong nước

Về nông lâm nghiệp, do Trung Quốc có nền nơng nghiệp phát triển và lớn

mạnh, nên việc hợp tác và trao đổi xuất nhập khẩu hàng hóa nơng nghiệp với bạn giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt đối với các tỉnh biên giới phía Bắc. Trao đổi hàng hóa nơng lâm hải sản với Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế khai thác đƣợc thị trƣờng gần để tiêu thụ sản phẩm nông lâm hải sản, từ đó kích thích gia tăng sản xuất nơng nghiệp và xuất khẩu của nƣớc ta. Ngồi ra, ta có thể nhập khẩu nhiều thiết bị, vật tƣ, giống cây trồng vật nuôi cần thiết cho nông nghiệp nhƣ cơng nghệ sản xuất mía đƣờng, máy kéo cơng suất vừa và nhỏ, máy bơm nƣớc, máy thủy điện, phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa lai cao sản, giống gia cầm.... phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng và trình độ sản xuất của Việt Nam, góp phần đạt năng suất và hiệu quả cao.

Về cơng nghiệp, do trình độ khoa học cơng nghệ của Việt Nam còn yếu nên

việc nhập khẩu các thiết bị máy móc, hóa chất, các phƣơng tiện vận tải công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng từ phía Trung Quốc là khơng tránh khỏi, với giá thành hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển công nghiệp của nƣớc ta, chiếm tới gần 30% giá trị hàng hóa nhập khẩu và có ý nghĩa thúc đẩy tăng trƣởng trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, hàng công nghiệp của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam đa phần chất lƣợng ở mức trung bình, thời gian khấu hao ngắn, từ 5-10 năm, mặc dù phục vụ tích

cực cho sản xuất công nghiệp, nhƣng thực tế chi phí thay thế máy móc thiết bị là không nhỏ.

Về cơ sở hạ tầng vùng biên giới, phần lớn giao thông vùng biên là đƣờng bộ,

đặc biệt các tỉnh phía Tây Bắc. Ngồi ra, hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai có thêm tuyến đƣờng sắt, Quảng Ninh có thêm tuyến đƣờng biển nhƣng số lƣợng ít và chất lƣợng không cao. Những năm gần đây, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp cùng các địa phƣơng nâng cấp, cải tạo nhiều tuyến đƣờng tới cửa khẩu chính nhƣ đoạn Tiên n- Móng Cái dài trên 90 km trên quốc lộ 18, tuyến đƣờng Lộc Bình- Chi Ma dài 18 km, đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh; nâng cấp và sửa chữa các đoạn đƣờng trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70, khôi phục và khai thông hai tuyến đƣờng sắt liên vận quốc tế quan trọng là Hà Nội- Đồng Đăng- Bằng Tƣờng, Hà Nội- Lào Cai- Cơn Minh. Ngồi ra, để đẩy mạnh cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi, nhà nƣớc có chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội các khu vực khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa, xây dựng 6 loại cơng trình là điện, đƣờng, trƣờng, trạm, thủy lợi nhỏ, cấp nƣớc sinh hoạt, xây dựng chợ ở các xã biên giới. Hai nƣớc cùng nhau xây một số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai nhằm rút ngắn khoảng cách và thuận tiện cho hoạt động thƣơng mại hai nƣớc, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh biên giới.

Về hoạt động du lịch, cùng với sự phát triển của giao lƣu hàng hóa, ngành du

lịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc cũng có nhiều đổi thay. Các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng du lịch với các danh thắng nổi tiếng nhƣ vịnh Hạ Long, Sa Pa, đỉnh Phan Xi Păng thu hút nhiều lƣợng khách trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là khách Trung Quốc. Từ sau khi bình thƣờng hóa quan hệ, lƣợng khách du lịch giữa hai nƣớc tăng mạnh, thúc đẩy ngành dịch vụ tại các tỉnh vùng biên phát triển. Nhƣ dịch vụ khách sạn, tại các thị xã cửa khẩu đã xây dựng hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn, riêng Quảng Ninh có tới trên 150 khách sạn với hơn 3000 phịng nghỉ [10], ở 6 tỉnh biên giới có trên 40 đơn vị kinh doanh lữ hành, góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cƣ vùng biên. Hơn nữa, hoạt động thƣơng mại, du lịch đã thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nƣớc, tạo điều kiện cho ngƣời dân giao lƣu, tiếp xúc hiểu biết lẫn nhau, là cơ sở để thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)