Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 51 - 52)

2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.

2.2.1. Những kết quả đạt được

Từ sau ngày bình thƣờng hóa quan hệ vào năm 1991, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung mà chủ yếu là thƣơng mại hàng hóa đã có những bƣớc tiến nhanh và vững chắc. Sau hơn 20 năm bình thƣờng hóa quan hệ, đặc biệt trong khoảng 10 năm đầu của thế kỷ XXI, thƣơng mại hàng hóa giữa hai nƣớc đã gặt hái nhiều thành tựu to lớn, làm giàu có đời sống ngƣời dân hai nƣớc và củng cố thêm mối quan hệ hợp tác hai nƣớc.

Một là, vị trí thƣơng mại khơng ngừng đƣợc nâng cao trong quan hệ hợp tác

song phƣơng. Từ sau năm 2000, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung liên tục tăng nhanh và có chuyển biến mạnh mẽ. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc luôn là bạn hàng thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam trở thành một trong những thị trƣờng xuất khẩu lớn và là thị trƣờng trúng thầu dự án cơng trình lớn nhất trong khối ASEAN của Trung Quốc. Kim ngạch song phƣơng tăng nhanh trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, năm 2010 đạt 30,1 tỷ USD, vƣợt mục tiêu 25 tỷ USD đề ra, năm 2013, Trung Quốc trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam và là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của nƣớc ta. Việt Nam ngày càng trở thành thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc với giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng và vị trí đối tác thƣơng mại ngày càng tƣơng xứng, từ vị trí thứ 22 trong các nƣớc có giá trị

nhập khẩu từ Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI, đến năm 2009 tăng lên vị trí 17, đặc biệt năm 2013 đã tăng đột biến ở vị trí thứ 9. Trong khi đó, về đối tác xuất khẩu từ thị trƣờng Trung Quốc, thứ bậc của Việt Nam ở vị trí trung bình khoảng thứ 30 [73, tr.21].

Hai là, hàng hóa trao đổi giữa hai nƣớc ngày càng đa dạng về chủng loại và

nâng cao về chất lƣợng. Với đặc thù về địa lý với trữ lƣợng tài nguyên thiên nhiên khác nhau, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển kinh tế có sự chênh lệch cũng nhƣ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất không đồng đều, nên nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai nƣớc cũng có sự chênh lệch nhất định. Việt Nam vốn sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhƣng lại hạn chế về công nghệ khoa học nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc là sản phẩm thô chƣa qua chế biến nhằm phục vụ cho các ngành sản xuất chế biến của Trung Quốc. Từ số liệu phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu ở trên, có thể chia hàng xuất khẩu của Việt Nam làm 4 nhóm hàng chính gồm sản phẩm nơng nghiệp (chiếm 13% tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc); nguyên nhiên liệu (68%); máy tính và linh kiện điện tử (14%); sản phẩm cơng nghiệp nhẹ (3%). Cịn Trung Quốc với trình độ cơng nghệ vƣợt trội hơn nƣớc ta nên nguồn hàng xuất khẩu sang Việt Nam chiếm đa phần là hàng hóa cơng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về xây dựng và đổi mới trong đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam với các mặt hàng nhƣ thiết bị điện tử, máy móc cơng trình, cơ khí nơng nghiệp, thiết bị vận tải, dây điện, sắt thép, hàng thời trang..... đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của ngƣời Việt Nam. Có thể chia làm 3 nhóm hàng chính gồm sản phẩm cơng nghiệp nhẹ, trong đó hàng hóa trung gian- nhóm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, phụ liệu chiếm tỉ trọng lớn (chiếm 50% tỉ trọng xuất khẩu sang Việt Nam); sản phẩm điện máy (35%); nguyên nhiên liệu (12%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)