Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 63 - 71)

2 Vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc.

2.3.2. Tác động tiêu cực

2.3.2.1. Nạn bn lậu khó kiểm sốt dẫn tới tiêu cực và tệ nạn xã hội

Tình hình bn lậu và gian lận thƣơng mại trên tuyến biên giới Việt- Trung không chỉ gây hậu quả về kinh tế, làm nhũng nhiễu thị trƣờng trong nƣớc, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc, mà còn ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống xã hội, gây ra nhiều tệ nạn và tiêu cực xã hội. Trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc, đã và đang thu hút nhiều đối tƣợng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ. Những đối tƣợng này chƣa đƣợc tổ chức và quản lý chặt chẽ nên dẫn tới tình trạng lộn xộn, non yếu trong làm ăn bn bán với đối tác nƣớc ngồi dẫn đến tình trạng bị ép giá gây thiệt hại về kinh tế và khó khăn trong cơng tác quản lý. Nhiều tổ chức cá nhân, kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc do chỉ lo chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt đã tham gia vào buôn lậu và gian lận thƣơng mại không những gây hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế mà còn gây hậu quả về mặt văn hoá - xã hội. Đây là yếu tố làm gia tăng khoảng cách giầu nghèo, gây bất bình đẳng trong xã hội giữa những ngƣời sản xuất kinh doanh chấp hành pháp luật nhà nƣớc, với những kẻ làm ăn phi pháp, làm giầu bất chính, bất chấp kỷ cƣơng pháp luật của nhà nƣớc. Một số thƣơng nhân đánh mất khuynh hƣớng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, chỉ mải mê làm giàu thông qua buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Hiện tƣợng buôn lậu gia tăng đã tác động lôi cuốn một lực lƣợng lao động tham gia và đội quân "cửu vạn", mang vác hàng lậu qua biên giới vì lợi nhuận trƣớc mắt. Ở một số địa phƣơng, làng, xã khu vực biên giới, số ngƣời lao động bỏ sản xuất, trẻ em bỏ học hành làm "cửu vạn", đây là đội ngũ tiếp tay bao che cho buôn lậu, coi việc mang vác, vận chuyển thuê hàng hoá nhập lậu là một nghề để sinh sống.

Hàng nhập lậu gây chèn ép hàng hoá sản xuất trong nƣớc không tiêu thụ đƣợc, tồn đọng hàng hoá, dẫn đến đình đốn sản xuất - làm cho số ngƣời khơng có việc làm tăng lên, gây sức ép lớn về kinh tế và chính sách xã hội. Những kẻ bn lậu vì lợi nhuận bất chính khơng từ một thủ đoạn nào, bất chấp đạo lý, chạy theo đồng tiền, làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nhân cách, làm cho nhiều kẻ bị tha hoá đạo đức. Không những thế, buôn lậu bao giờ cũng phải tìm cách móc nối, mua chuộc dẫn đến tiêu cực, tham nhũng, làm

tha hoá một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền của Nhà nƣớc, thậm chí ngay trong lực lƣợng làm nhiệm vụ chống buôn lậu, nhƣ một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nƣớc thơng qua hồn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu diễn ra gần đây… Do bị cám dỗ của đồng tiền mà bọn gian thƣơng và số cán bộ nhà nƣớc này đã móc nối với nhau, hình thành những đƣờng dây buôn lậu, gian lận thƣơng mại phức tạp, tiếp tay cho hàng hoá nhập lậu chảy vào thị trƣờng nƣớc ta, gian lận để chiếm dụng ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, một số cán bộ lợi dụng quyền lực để cấu kết, tiếp tay, bao che cho buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Vì thế trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, chúng ta xác định đối tƣợng đấu tranh là bọn đầu sỏ, đầu nậu, nhƣng cũng không lơ là bỏ qua những đối tƣợng tiếp sức nguy hiểm này, để ngăn chặn bảo vệ nội bộ, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi tiếp tay, bao che, bảo kê cho buôn lậu theo tinh thần chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ.

Hàng nhập lậu khơng chỉ là hàng hố tiêu dùng, trong đó cịn có nhiều loại tài liệu, văn hoá phẩm độc hại nhƣ tài liệu ấn phẩm, sách báo, băng đĩa hình đồi truỵ phi văn hố, phi đạo đức… mà bọn phần tử xấu tìm cách tuồn vào nƣớc ta, nhằm tuyên truyền lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền, ca ngợi lối sống phƣơng tây, với âm mƣu thay đổi bản sắc văn hố dân tộc. Vì vậy bọn buôn lậu triệt để lợi dụng chủ trƣơng chính sách mở cửa, hội nhập để tăng cƣờng chống phá ta trên mặt trận văn hố, tƣ tƣởng. Cho nên tác hại của bn lậu không chỉ là thuần tuý về kinh tế, mà nó cịn gây hậu quả về văn hoá - xã hội, xâm hại đạo đức, văn hoá truyền thống của dân tộc. Đó cũng là lý do Nhà nƣớc phải bỏ ra nhiều tiền của, cơng sức chống lại văn hố ngoại lai, phản động, đồi truỵ, chống các tệ nạn xã hội… nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến - đậm đà bản sắc dân tộc mà nghị quyết của Đảng đã đề ra.

2.3.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hưởng tới môi trường sinh thái

Thực tế trong thời gian qua cho thấy, thƣơng mại Việt - Trung đã có những đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và khu vực biên giới nói riêng. Nhƣng với sự phát triển nhanh, tổ chức quản lý chƣa chặt chẽ, nên những hoạt động này đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở Việt Nam, biểu hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, ảnh hƣởng của việc nhập khẩu các loại rau quả, thực phẩm tƣơi sống

đối với môi trƣờng sinh thái và sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng. Thời gian qua, các mặt hàng rau quả, thực phẩm là những mặt hàng đƣợc buôn bán khá thƣờng xuyên, với khối lƣợng lớn qua biên giới Việt – Trung. Thời gian vừa qua, dƣ luận và ngƣời tiêu dùng dồn dập nhận đƣợc thông tin về tỷ lệ tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật trong rau, hoa quả nhập khẩu do các cơ quan chức năng công bố ở mức rất cao. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện trong khoảng thời gian từ ngày 10- 8 đến 10- 9- 2012, một mẫu quả mận tƣơi nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn có chứa dƣ lƣợng carbendazim và một mẫu quả lựu có chứa hoạt chất tubeconazole cùng carbendazim. Bên cạnh đó cịn có 2 mẫu nho tƣơi cũng nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa dƣ lƣợng difenoconazole… Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), qua kiểm nghiệm đã phát hiện các mẫu hoa quả nhƣ mận, lựu, nho tƣơi đều có dƣ lƣợng hóa chất vƣợt mức cho phép từ 1,5 đến 5 lần [92].Trong số hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc, thì nho tƣơi là mặt hàng có dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất, nhƣng ngƣời dân rất thích ăn loại hoa quả này mà khơng biết nó rất độc hại, đe dọa sức khỏe của chính mình. Hay vụ gần 300 tấn rau, củ, quả nhập từ Trung Quốc có dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật vƣợt quá mức quy định của Việt Nam đƣợc Cục Quản lý chất lƣợng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) trực thuộc Bộ NN&PTNT Việt Nam đề nghị kiểm tra tháng 5- 2014, phát hiện có 8 loại gồm 6 loại trái cây và 2 loại củ chứa chất độc hại bao gồm: Nho tƣơi, chanh tƣơi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tƣơi, quýt tƣơi và củ cải trắng [109]. Nhƣ vậy, số hoa quả tƣơi nhập khẩu từ Trung Quốc, do không đƣợc các cơ quan chuyên môn kiểm dịch chặt chẽ đã là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra do việc vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ không kịp thời, làm ứ đọng, thối nát, gây ô nhiễm môi trƣờng ở các khu vực chợ và cửa khẩu biên giới.

Thứ hai, ảnh hƣởng của việc nhập khẩu các loại hố chất phục vụ nơng nghiệp qua các cửa khẩu biên giới đối với môi trƣờng sinh thái. Thời gian qua, nhiều loại hoá chất sử dụng cho nông nghiệp nhƣ phân hoá học, thuốc trừ sâu và hoá chất bảo vệ thực vật nhập khẩu vào Việt Nam bằng nhiều con đƣờng, nhƣng chủ yếu qua đƣờng tiểu ngạch và nhập lậu qua biên giới. Theo số liệu của Bộ thƣơng mại, trong thời gian 1993 - 1996 Việt Nam đã nhập khẩu một khối lƣợng

lớn thuốc trừ sâu từ Trung Quốc, với trị giá 14 triệu USD. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, đến năm 2013, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ Trung Quốc chiếm 51% trong tổng giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và phân bón của Việt Nam [81]. Do không đƣợc hƣớng dẫn về kỹ thuật và nồng độ cho phép, với liều lƣợng thuốc nhiều và nồng độ cao, khoảng cách sử dụng thuốc ngắn nên các độc tố không kịp phân rã, nhiều khi còn ngấm cả vào trong thân rau hoặc vỏ các loại hoa quả. Nhƣ việc nông dân ở xã Mai Dịch huyện Từ Liêm, Hà Nội mỗi vụ rau phun thuốc tới 28 lần/vụ, ở Hồ Bình nơng dân phun chè tới 30 lần/vụ. Qua điều tra phân tích 25 mẫu đậu, đỗ tại 5 chợ nội thành Hà nội và 5 chợ thuộc vùng trồng rau ở Bắc Ninh, cho thấy nông dân chủ yếu dùng thuốc bảo vệ thực vật của Trung Quốc và đều dùng quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Các loại thuốc này có đặc điểm là giá rẻ, diệt trừ sâu bọ nhanh nhƣng hàm lƣợng độc tố trong thuốc quá lớn nhƣ thuốc Moniton hoặc 558 ... [92].

Việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và không tuân thủ các quy định về vệ sinh mơi trƣờng khiến sức khỏe và tính mạng ngƣời tiêu dùng bị đe dọa, đồng thời, làm cho một khối lƣợng không nhỏ hố chất độc có hại cho sức khoẻ con ngƣời tán phát ra gây ơ nhiễm đất đai, nguồn nƣớc và khơng khí đến mức khó có thể kiểm sốt đƣợc. Ngồi ra việc lạm dụng phân bón hố học trong nơng nghiệp cũng sẽ làm cho đất đai bị thoái hoá nhanh, các động vật có ích trên đồng ruộng nhƣ tơm, cua, cá.. bị chết, điều đó đã làm mất đi tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng và ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái.

Thứ ba, ảnh hƣởng của việc buôn lậu gỗ và lâm sản trái phép qua biên giới.

Mặc dù nhà nƣớc đã có các văn bản cấm xuất khẩu các loại gỗ tròn, gỗ xẻ, động vật hoang dã, quý hiếm, nhƣng trên thực tế tại các tỉnh vùng núi phía bắc lâm sản vẫn bị khai thác trái phép để xuất lậu qua biên giới, tạo thành những khu đất trống, đồi núi trọc, dẫn đến đất đai bị xói mịn và bạc màu nhanh chóng. Nguồn nƣớc bị cạn kiệt do khơng có tán rừng che phủ gây hạn hán và lũ quét đe doạ tính mạng của đồng bào các dân tộc miền núi. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chặt phá rừng bừa bãi kể trên, phải nói đến chính sách thu hút nhập khẩu các loại lâm sản, đặc biệt là các loại gỗ quí nhƣ pơ mu, cẩm lai... của Trung Quốc, mặt khác công tác quản lý rừng còn thiếu chặt chẽ, lực lƣợng mỏng, chƣa đƣợc quan tâm.

Thứ tư, ảnh hƣởng từ việc thƣơng nhân Trung Quốc thu gom nông sản của

Việt Nam gây mất cân đối cung cầu trong nƣớc và mất cân đối trong cơ cấu cây trồng vật nuôi. Gần đây, nhiều loại thực phẩm nhƣ trứng, thịt, đƣờng, rau củ quả, đang đƣợc thu gom mạnh bán sang Trung Quốc, khiến cho giá cả các mặt hàng này tăng mạnh hoặc trong tình trạng khan hiếm hàng. Tƣ thƣơng Trung Quốc ồ ạt tìm kiếm, thu gom các mặt hàng nơng sản nhƣ hạt tiêu, sắn lát, cao su, thịt, thủy sản... mang về tiêu thụ trong nƣớc, chủ yếu thu gom qua hai kênh là từ đại lý thu gom tại Việt Nam và trực tiếp đến mua tại vƣờn của nông dân với giá cao hơn giá tại thị trƣờng nƣớc ta. Tƣ thƣơng Trung Quốc tìm kiếm hàng nơng sản từ nam ra bắc, từ Tây Nguyên mua sắn, tiêu, cà phê, đến các tỉnh Tây Nam bộ mua thịt lợn nái, sữa, mua thủy sản ở các tỉnh thành vùng duyên hải miền Trung, mua sắn ở miền núi phía Bắc..... Nguyên nhân của tình trạng ―khát hàng‖ này là do giá thực phẩm và các mặt hàng khác ở Trung Quốc tăng cao khiến giá sinh hoạt đang trở thành vấn đề nóng ở nƣớc này. Nhƣ trong tháng 5- 2011, số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc cho biết, giá tiêu dùng tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trƣớc- là con số cao nhất trong vịng 34 tháng trở lại đây, trong đó giá lƣơng thực tăng tới 11,7% [170]. Đây là cơ hội để thƣơng nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua nông sản về bán kiếm lời.

Việc thƣơng lái Trung Quốc mua nông sản của Việt Nam với giá cao trong một thời điểm nhất định, trong một số trƣờng hợp đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam giải quyết nguy cơ tồn dƣ nguyên liệu, nhƣng mức độ rủi ro lớn bởi nó sẽ phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta, nhƣ bài học về việc thu mua sắn. Khi giá sắn lên cao thì diện tích cây sắn sẽ lấn những cây trồng khác, nếu thực hiện quảng canh sẽ dễ dẫn đến phá rừng, lấn đất ruộng, đất mía, tức là phá vỡ quy hoạch sản xuất. Mặt khác, việc thu gom hàng nông sản số lƣợng lớn của thƣơng lái Trung Quốc sẽ tạo ra sự mất cân đối trong cung cầu hàng hóa trong nƣớc, gây thiết hụt nguồn cung dễ khiến giá lƣơng thực, thực phẩm bị đẩy lên cao, là nguy cơ của tình trạng lạm phát khó kiểm sốt. Hơn nữa, việc thu mua mạnh nguyên liệu của Việt Nam khiến một số ngành hàng trong nƣớc đang thiếu trầm trọng nguyên liệu, nhƣ ba mặt hàng tôm, cá tra và hải sản đều thiếu nguyên liệu khi nhu cầu thế giới đang tăng cao, tạo ra sức cạnh tranh về giá làm cho các doanh nghiệp trong nƣớc

gặp nhiều khó khăn khi thu mua hàng của bà con ngƣ dân. Nguyên nhân của tình trạng này đƣợc cho là do lãi suất cho vay tại các ngân hàng trong nƣớc rất cao, trong khi khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp bị hạn chế, trong khi doanh nghiệp nƣớc ngồi có tiềm lực tài chính cũng nhƣ chịu lãi suất cho vay thấp nên khả năng thu mua nguyên liệu của họ là rất lớn.

* * *

* Tiểu kết Chƣơng 2

Từ khi bình thƣờng hóa quan hệ năm 1991, đặc biệt trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung ngày càng có bƣớc khởi sắc và đạt nhiều thành tựu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong nƣớc và là cơ sở để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nƣớc và phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác. Từ sau năm 2000, quan hệ thƣơng mại Việt- Trung liên tục tăng nhanh và có chuyển biến mạnh mẽ, kim ngạch thƣơng mại của hai nƣớc liên tục tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, vị trí thƣơng mại không ngừng đƣợc nâng cao, Trung Quốc nhiều năm liên tục duy trì vị trí số một về hợp tác thƣơng mại với Việt Nam, là nƣớc xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các mặt hàng trao đổi giữa hai nƣớc ngày càng mở rộng về chủng loại, quy mô thƣơng mại song phƣơng cũng không ngừng lớn mạnh, tạo ra viễn cảnh cho cục diện thƣơng mại hai nƣớc. Trong quan hệ thƣơng mại hai nƣớc, Việt Nam coi xuất khẩu những mặt hàng thơ nhƣ khống sản, sản phẩm nơng nghiệp là chủ yếu và đó là lợi thế so sánh của Việt Nam. Cịn Trung Quốc lại có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa cơng nghiệp, mà đây mới là nhóm hàng hóa đem lại lợi nhuận cao và chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Đó cũng là lý do khiến kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam luôn lớn hơn so với kim ngạch của Việt Nam xuất sang Trung Quốc, dẫn tới tình trạng nhập siêu ngày càng lớn từ phía Việt Nam. Cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại giữa việt nam và trung quốc thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)