Tín ngƣỡng, lễ hội, phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 28 - 33)

Hội Phụ hay làng Cự Trình xưa là một làng khoa bảng nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc, nhưng khơng vì thế mà các tín ngưỡng khác khơng có điều kiện phát triển.

Chùa Hội Phụ

Chùa hay còn gọi là (A Phái Tự), ngôi chùa được xây dựng phía Tây của làng. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp (1946 -1954), người dân làng Hội Phụ lập làng chiến đấu với tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất, thực dân Pháp nhiều lần càn quét qua làng chiến đấu Hội Phụ và vấp phải sự chống trả quyết liệt của các tổ du kích trong làng. Ngày 31-3-1949, để trả thù quân Pháp mang quân tàn phá làng, đốt phá nhà dân bắn giết đồng bào, và đốt chùa Hội Phụ, nay chỉ cịn xót lại cửa Tam Quan và 8 ngơi Bảo Tháp. Sau giải phóng miền Bắc 1954 nhân dân làng Hội Phụ đã qun góp xây lại ngơi chùa Hội Phụ mới quy mô nhỏ hơn đặt ở giữa làng. Hiện nay, chùa Hội Phụ có một sư thầy trụ trì thờ phật, vào những ngày lễ, rằm, ngày lễ theo phật giáo hàng năm người dân làng Hội Phụ đến chùa và cầu phúc lộc, cầu may mắn cho gia đình và con cháu. Trước mỗi kỳ thi, học sinh Hội Phụ thường đến chùa để thắp hương và cầu mong thi cử, học hành đỗ đạt. Chùa Hội Phụ đã được cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia năm 1996, theo quyết định 310 QĐ/BT 1996.

Đình, đền và lễ hội làng

Làng Hội Phụ có đền và đình ở phía đầu làng trên một khoảng đất giữa xã Đông Hội thờ Đào Kỳ và Phương Dung. Đền (hay còn gọi là Nghè) Hội Phụ theo lời truyền lại thì xưa kia là một ngơi miếu nhỏ có từ rất lâu đời, sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được dựng ngay sau khi ông bà Đào Kỳ - Phương Dung hóa và đã được trùng tu nhiều lần với kiến trúc chữ “Nhị”. Nhà tiền tế ba gian, mái lợp ngói vẩy hến và xen nhiều ngói mũi hài. Hai trụ ở hai đầu được xây cao lưng mái, trên đỉnh trụ là hai con Nghê trầu, mặt trước cửa tiền xây bịt, chỉ có gian giữa ra vào mở làm bằng cánh bức bàn hai bên trổ cửa lỗ hoa, nền nhà được lát gạch Bát Tràng. Trong hậu cung có một bệ thờ cao, trên đặt 2 ngai thờ được trạm trổ rồng mây hoa lá. Hai bên bàn thờ treo hai câu đối, một bộ giá gươm, một bộ bát bửu. Hai bên bàn thờ cùng có hai bệ thờ thờ bộ hạ của ông bà Đào Kỳ, Phương Dung. “Chính giữa

ban thờ là Đào tướng quân từ. Câu đối ghi rõ: Bách chiến quan hà Trưng xã tắc/ Ức niên mao thổ Cối nhân dân”.

Đình Hội Phụ, theo sách vở ghi chép lại, được xây dựng khoảng cuối thời Lê, được trùng tu nhiều lần thờ thành hoàng làng Triệu Quang Phục. “Ngày 19/3/

1948, đại đình bị giặc Pháp đốt. Ngày 20/3/1952 nhân dân xây dựng lại hậu cung lần thứ nhất. Ngày 2/12/1991, hậu cung được xây lại lần 2. Và đến ngày 1/10/2004, ngơi đại đình được chính thức xây dựng lại hồn thành vào cuối năm 2005, chính thức cắt băng khánh thành vào dịp lễ hội làng 13/3 âm lịch năm 2006” [Tư liệu điền dã].

Đình Hội Phụ nằm trên khn viên rộng lớn cảnh quan đẹp với những kiến trúc bề thế. Phía trước là hồ đình, phía phải là ao sen, trái là ao lão. Đình làng là một khối kiến trúc gồm hai nhà chữ Nhị. Nếp ngoài là nhà tiền tế, 3 gian được để trống. Nếp phía trong là hậu cung song song với nhà tiền tế.

Ngồi đình có 4 cột trụ biểu, trên đỉnh đắp hình Nghê, dọc thân trụ có gắn câu đối và các mảng đắp hình tứ linh. Sau đó là một sân rộng, hai bên có hai dãy tả hữu mỗi bên 7 gian dẫn đến phương đình và đình chính.

Đình và đền cùng thờ Đào Kỳ, Phương Dung nên trong cả hai di tích cùng lưu giữ một cuốn thần phả, 4 đạo sắc phong cho Đào Kỳ, Phương Dung, sắc phong cho Triệu Quang Phục có tới 10 đạo. Trong đình cịn có nhiều đồ thờ mang giá trị nghệ thuật cao: 1 bộ bát bửu, giá gươm, 4 hoành phi, 10 câu đối, 3 ngai thờ với bài vị, 2 bộ kiệu sơn son thiếp vàng mang nét nghệ thuật thế kỷ XVIII- XIX.

Cụm đình – đền Hội Phụ đã được cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Để tỏ lịng biết ơn công đức của ông bà Đào Kỳ, Phương Dung, Triệu Quang Phục, cứ 5 năm một lần lại tổ chức lễ hội lớn, “hàng năm cứ đến ngày 15 tháng 3

âm lịch. Hội Phụ lại tổ chức lễ hội, ngày 13 thực hiện lễ rước nước, ngày 14 nghênh lăng, ngày 15 tế lễ, hội chính” [Tư liệu điền dã] .

Ngoài những phần nghi lễ thiêng liêng biểu hiện lịng tơn kính của người dân với các vị anh hùng tiền nhân thì phần Hội với những trị chơi dân gian thu hút sự tham gia của đông đảo bà con người làng Hội Phụ. Lễ hội hàng năm của làng người dân tham gia đông đảo, hội làng trở thành một dịp sinh hoạt văn hóa lớn nhất trong năm của người làng Hội Phụ. Lễ hội còn là nơi tìm về của những người con Hội Phụ xa quê, họ trở về làng vui hội và cùng chung tay, góp sức, góp cơng xây dựng xóm xóm làng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như cơng đức tu bổ đình chùa xây dựng đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, ủng hộ quỹ khuyến học của làng. Trong đợt điều tra xã hội học tại làng Hội Phụ, chúng tôi thấy rằng trong 150

hộ gia đình (100% các ý kiến trả lời phiếu điều tra trưng cầu ý kiến) có chung ý kiến về lễ hội làng là biểu hiện của tình cảm gia đình dịng họ và cộng đồng, góp phần củng cố tinh thần đồn kết và biểu hiện của văn hóa truyền thống địa phương. 100% các ý kiến đánh giá tốt sự chỉ đạo của chính quyền địa phương trong các hoạt động của lễ hội. Để tổ chức lễ hội làng được tốt hơn các ý kiến được khảo sát đều trả lời các dòng họ phải tham gia lễ hội nhiều hơn. 100% các ý kiến đều cho biết người dân làng Hội Phụ rất nhiệt tình tham gia lễ hội, đóng góp chung vào thành cơng của lễ hội, người dân rất nhiệt tình tham gia bảo vệ các di tích của làng. Các ý kiến được hỏi đều cho rằng Hội làng không gây tốn kém và mất thời gian bởi vì theo họ đến với lễ hội được vui chơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh hịa mình vào các trị chơi của hội làng là những mong ước thiết thực của người làng Hội Phụ vào mỗi dịp hội làng hàng năm.

Các phong tục tập quán

Thờ cúng tổ tiên, các phần mộ tổ tiên ở Hội Phụ được các dịng họ gia đình quan tâm chu đáo. Trong các dịng họ hiện nay đều có nhà thờ họ. Do vậy, người làng Hội Phụ dù sống, làm ăn ở đâu vẫn không quên ngày giỗ tổ, những dịp lễ tết, thanh minh họ không quên trở về chăm lo phần mộ tổ tiên.

Trước đây, Hội Phụ cũng như các làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ, các tục lệ ma chay cưới xin, khao vọng vốn rất nặng nề. Theo lời ơng Chử Văn Luận bí thư chi bộ thôn cho biết, trước năm 1990 đời sống người làng Hội Phụ gặp nhiều khó khăn nhưng thường tổ chức mừng thọ, khao thọ với hàng 80 – 90 chục mâm cỗ gây tốn kém cho gia đình. Đám Cưới hỏi cũng làm linh đình ăn uống 3 –4 ngày, đám ma cũng tổ chức ăn uống 2-3 ngày.

Bước sang thời kỳ đổi mới từ những năm 90 trở lại đây với phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,“phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa”, các tục lệ nặng nề trên được thay bằng những nếp sống mới trong sinh

hoạt của người làng Hội Phụ. Hiện nay ở Hội Phụ khi làm mừng thọ cho người cao tuổi, gia đình chỉ làm vài mâm cơm con cháu trong gia đình chứ khơng mời làng như trước đây. Trong đám cưới không được hút thuốc lá, không ăn to và kéo dài. Với đám ma quy định dân làng đến phúng viếng, đưa tiễn người quá cố sau đó về

nhà, gia đình khơng được làm cỗ mời, giảm việc ăn uống trong tuần 49 ngày, 100 ngày và khi cải táng.

Tác động của kinh tế thị trường, hội nhập văn hóa và tác động của lối sống bên ngoài là một trong nhưng nguyên nhân nguy cơ dẫn đến lây lan một số tệ nạn trong thôn như nạn nghiện hút, cờ bạc, lô đề, sự trỗi dậy một số hủ tục cưới xin, tang ma. Để đấu tranh bài trừ các tệ nạn trên ra khỏi đời sống nhân dân, trong những năm qua hưởng ứng các phịng trào của xã Đơng Hội phát động, nhân dân Hội Phụ tích cực hưởng ứng các phịng trào phịng chống tệ nạn xã hội. Các đoàn thể như chi hội phụ nữ, chi hội nơng dân, cựu chiến binh, chi đồn thanh niên là những lực lượng tổ chức, vận động người dân Hội Phụ tham gia tích cực các phong trào ở địa phương tham gia các cuộc thi nhằm nâng cao hiểu biết văn hóa và pháp luật của xã Đông Hội như “Thanh niên giỏi nghề nơng, thơn nữ giỏi gian, tìm hiểu

luật phịng chống ma túy, trưởng thơn giỏi, thi hịa giải viên giỏi, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” [2, tr.280]. Bên cạnh đó, người dân Hội Phụ cịn tích

cực tham gia chương trình vệ sinh mơi trường làm cho đường làng ngõ xóm sạch đẹp, hạn chế dịch bệnh, góp phần tăng cường sức khỏe cho nhân dân trong làng trong xã.

Phòng trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao theo nếp sống mới được dần hình thành và đi vào nề nếp của người dân làng Hội Phụ hơm nay. Trong đó có sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể trong làng như câu lạc bộ dưỡng sinh, đội bóng chuyền nam, nữ, cầu lơng, câu lạc bộ thơ của chi hội người cao tuổi thôn. Hàng năm làng Hội Phụ tổ chức ít nhất 2 đêm liên hoan quần chúng vào dịp lễ hội làng và kỷ niệm các ngày lễ lớn. Làng Hội Phụ có sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng tạo điều kiện cho các lứa tuổi rèn luyện sức khỏe và tham gia vào các đại hội Thể dục thể thao hàng năm của xã Đông Hội tổ chức.

Hiện nay, đường làng ngõ xóm, nhà cửa khn viên các gia đình Hội Phụ được xây dựng cải tạo khang trang hơn trước, trường học các di tích lịch sử văn hóa, nhà thờ họ, khu nghĩa địa của làn được đầu tư nâng cấp làm nên một diện mạo mới của làng quê khoa bảng ở ngoại thành Hà Nội bên bờ sông Hồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)