Theo thống kê năm 2010, “tổng số hộ gia đình (hộ cá nhân) ở làng Hội Phụ
là 362 hộ, tổng số nhân khẩu thực tế thường trú là 1207, trong đó thường trú có mặt là 1180, thường trú vắng mặt là 27 người, số nam giới là 680 người, phụ nữ : 527 người, số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi là 280, số phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng 215, số trẻ em dưới 16 tuổi 240, số người trên 60 tuổi 180” [33, tr.379].
Theo số liệu thống kê và khảo sát cho thấy hiện nay các hộ gia đình ở Hội Phụ chủ yếu là hộ gia đình hai thế hệ gồm có bố mẹ và con, rất ít trường hợp hộ gia
đình gồm ba thế hệ như ơng bà, cha mẹ, anh em, con cháu cùng sinh sống chung dưới một mái nhà. Qua khảo sát cho thấy có những hộ gia đình chỉ có hai ơng bà tuổi đã cao sinh sống, trong khi đó con cháu đã lập gia đình và tách thành các hộ riêng khơng sống chung nhà, những hộ gia đình cá nhân chủ yếu có 1 đến 2 con.
Làng Hội Phụ có 12 họ, theo ông Phạm Cảnh Thuần làng có 4 họ gốc là: Đào, Vương, Trương, Tạ các họ đến sau là họ Phạm, Chử, Trần, Ngô, Đỗ, Nguyễn, Bùi, Cao. Trong đó “họ Đào và họ Vương hiện nay khơng cịn sinh sống ở
Hội Phụ”, trong văn tế ngày hội làng có lời mời tổ của 12 dịng họ về dự. Hiện nay
ở Hội Phụ họ Chử là dịng họ có nhiều người nhất, theo ơng Chử Văn Luận họ Chử là họ lớn nhất ở Hội Phụ hiện nay với 5 chi họ, 151 hộ gia đình, 604 nhân khẩu, xưa kia họ Chử có đến 4 người đỗ đại khoa (tiến sĩ thời phong kiến).
Trong suốt quá trình phát triển của làng Hội Phụ, những người học hành đỗ đạt cao làm ăn buôn bán phát tài và có nhiều người học cao, làm cán bộ cơng chức bên ngồi thường tập trung vào họ Phạm, họ Chử, họ Ngơ, đây cũng là những họ có số lượng nhân khẩu chiếm nhiều nhất trong làng và có địa vị kinh tế cao hơn những họ cịn lại. Trong nội bộ của dịng họ có sự phân hóa giữa các chi họ, có những gia đình kinh tế khá giả, con cái học hành thành đạt, cũng có những gia đình sa sút, nghèo khó, con cái khơng học hành đến nơi đến chốn.
Theo như những lời nhận xét của những người cao tuổi trong làng như các ông Phạm Cảnh Thuần, ông Phạm Duy Liêm, ông Ngô Thế Lợi, ông Phạm Mạnh Tấn, ông Chử Xuân Nghi thì sự cố kết và mối quan hệ huyết thống trong nội bộ mỗi dịng họ nhìn chung vẫn chặt chẽ, đứng đầu dòng họ là trưởng họ, sau trưởng họ là trưởng các chi họ, ở Hội Phụ dịng họ nào cũng có nhà thờ họ riêng của dịng họ mình. Trưởng họ có nhiệm vụ trơng coi, tổ chức thờ cúng tổ tiên và các việc hiếu hỷ trong dòng họ. Tiêu biểu như dòng họ Phạm, họ Ngơ, họ Chử cịn gìn giữ được ngơi nhà thờ họ hàng mấy trăm năm đến nay vẫn hương khói tổ tơng và trở thành nơi xum họp của con cháu ở khắp nơi trở về trong ngày giỗ tổ.
Hiện nay vai trò của các dòng họ vẫn rất quan trọng đối với các gia đình, cá nhân trong họ, các gia đình trong dòng họ thường giúp đỡ, bao bọc lẫn nhau trong làm ăn phát triển kinh tế gia đình cũng như cơng tác xã hội trong xóm, trong làng.
Các dịng họ ở Hội Phụ Hiện nay có sự thâm nhập vào nhau thông qua các mối quan hệ như hôn nhân, thông gia, liên gia… cho nên trong làng các dịng họ thường đồn kết, khơng có việc mâu thuẫn, hiềm khích giữa các dịng họ với nhau. Tuy nhiên, có một thực tế tâm lý mạnh từng dịng họ vẫn còn. Các dòng họ giữ vai trò quan trong trong các công việc chung của làng: tổ chức lễ hội làng, tổ chức phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng quỹ khuyến học chung của làn góp phần củng cố tình làng nghĩa xóm và giúp gắn kết các gia đình với dịng họ và giữa các dịng họ với nhau được gần gũi và gắn bó hơn.