Dạy bảo đƣa con vào kỷ luật, nề nếp học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 63 - 64)

129 25 71 6.6 2 Học nhóm, thường xuyên trao

2.3.2.3. Dạy bảo đƣa con vào kỷ luật, nề nếp học tập

Việc dạy bảo đưa con vào nề nếp học tập được các bậc phụ huynh ở Hội Phụ chú ý quan tâm đúng mức. Việc học và ý thức học tập của mỗi người phần lớn là do tự thân cá nhân quyết định là chính. Tuy nhiên, việc cha mẹ dạy bảo nhắc nhở, bảo ban đưa con vào nề nếp học hành cũng giữ vai trò quan trọng. Kết quả điều tra, khảo sát ở Hội Phụ cho thấy việc dạy bảo đưa con vào nề nếp học tập được các gia đình ở đây rất chú trọng và đã có sự chia sẻ bình đẳng giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục con cái. Theo kết quả điều tra cho thấy, có 100% ý kiến cho rằng cả cha và mẹ làm công việc này một cách thường xuyên. Qua phỏng vấn sâu một số phụ huynh ở Hội Phụ, chúng tơi nhận thấy rằng những hộ gia đình làm cơng chức (bố, hoặc mẹ hay ông bà làm trong ngành giáo dục dù đã về hưu) thì mức độ quan tâm đến việc giáo dục dạy bảo con cháu vào nề nếp học tập được chú trọng ở mức độ cao.

Một số gia đình ở Hội Phụ có phương pháp khoa học trong việc đưa con cái vào nề nếp học tập như: bước vào năm lớp 1 người mẹ đã tập cho con cái thói quen ngồi vào bàn học, những thời gian đầu, bố, mẹ hoặc ông, bà ngồi cùng con học tạo cho con cháu nề nếp sau một thời gian con cái tự giác học và có thói quen ngồi vào bàn học. Một số ý kiến cho biết, để tạo nề nếp cho con học tập ngay từ những năm học tiểu học là quan trọng nhất. Gia đình sẽ quy định giờ học của con, khi con cái học thì Tivi được tắt, cha mẹ ngồi vào bàn làm việc để tạo khơng khí học tập chung cho gia đình, một phụ huynh cho chúng tôi biết “ở những năm đầu cấp 1, cấp II, tơi

rất vất vả vì vừa phải tập cho con biết cách sắp xếp thời gian một cách khoa học, vừa bám sát chương trình để có thể hướng dẫn con, khi cháu vào cấp III, cháu học rất chủ động không phải cần phải nhắc nhở nhiều”[Tư liệu điền dã].

Trong khi đó, những gia đình mà cả bố, mẹ làm nơng nghiệp hay cơng nhân thì thời gian quan tâm đến việc học và nhắc nhở con vào nề nếp học tập có phần hạn chế hơn nhưng đổi lại con cái họ có nhiều quyết tâm và cố gắng với việc học. Bởi vì, học sinh xác định được hoàn cảnh gia đình nên có ý thức chủ động, cố gắng

trong học tập, nhiều em học THCS, THPT sau thời gian học ở trường, về nhà các em thường phụ giúp gia đình những cơng việc hàng ngày, nhưng vào buổi tối các em chủ động vào bàn học tập mà không cần bố, hay mẹ phải nhắc nhở.

Tuy vậy, cũng có những ý kiến của phụ huynh nói rằng con cái của họ dù được nhắc nhở, bảo ban về nề nếp học tập nhưng vẫn mải chơi mà chưa có ý thức thực hiện nề nếp học tập một cách tự giác. Một số trường hợp phụ huynh khi gặp phải khó khăn trong việc dạy bảo đưa con vào nề nếp, kỷ luật học tập thì ngồi việc nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình như: ơng bà, anh chị em, người trong họ thì các phụ huynh đã tìm đến các thầy cơ giáo ở trường để được giúp đỡ trong việc đưa con cái vào nề nếp học tập.

Như vậy, gia đình với tình cảm sự và sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần cho con cái học tập có vai trị quyết định nhất trong việc định hướng việc học cho con cái và đưa con cái vào nề nếp, kỷ luật học tập ngay từ tiểu học, THCS đến THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)