Ảnh hƣởng đến gia đình ngƣời đi học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 87 - 90)

50 100 35 100 15 100 Rất quan trọng 32 64 30 86 15

3.1.3. Ảnh hƣởng đến gia đình ngƣời đi học

Hội Phụ là một làng nơng nghiệp, diện tích đất canh tác bình qn đầu người thấp, đất chiêm trũng chỉ thích hợp với trồng lúa, năng xuất thấp, với duy nhất nghề phụ làm chổi tre nhưng thu nhập không ổn định. Trước năm 1990, dân số Hội Phụ tăng lên, tạo ra những sức ép lên từng cá nhân, gia đình. Vì thế, có nhiều người Hội

Phụ đã rời làng đến các nơi khác để làm ăn, lập nghiệp. Trong hồn cảnh đó, người Hội Phụ sớm nhận ra những hạn chế, những khó khăn của quê hương trong sản xuất canh tác và quyết đi lên bằng sự học để thay đổi cuộc sống và thoát nghèo. Có được chuyển biến trong nhận thức đó trước hết là nhờ vào những người tâm huyết với quê hương, từ chi bộ thôn, các ban ngành đoàn thể, tổ chức vận động nhân dân thay đổi nhận thức và coi trọng việc học tập của con cái. Dần dần, người Hội Phụ nhận ra và thay đổi được suy nghĩ với tâm niệm “muốn cuộc sống thay đổi chỉ có cách cho con đi học”, với những cách làm khuyến học, khuyến tài hiệu quả từ gia đình,

dịng họ, đến xóm làng. Từ năm 1994 đến nay, việc học của Hội Phụ trở thành phong trào rộng khắp có những tác động tích cực với sự phát triển kinh tế ở Hội Phụ.

Động lực để các hộ gia đình vươn lên làm ăn, thốt nghèo chính là nhờ việc học và ni con ăn học của mỗi gia đình. Trước năm 1990, kinh tế hộ gia đình ở Hội Phụ gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của người dân Hội Phụ dựa chủ yếu vào ruộng đồng, cả nhà tất bật một nắng hai sương nhưng cũng chỉ đủ ăn nên việc đầu tư vào học hành cho con cái gặp nhiều khó khăn, kinh tế khó khăn “nhiều gia đình

phải xoay sở đủ mọi nghề để mới có thể lo được tiền chi trả việc học hành của con cái, nhiều học sinh phải nghỉ học để đi làm xa phụ giúp bố mẹ, nhiều học sinh phải nghỉ học vì khơng có điều kiện đi học”.[PVS bà Hoàng Thị Nga 47 tuổi chi hội

trưởng hội nông dân Hội Phụ, ngày 12/7/2011].

Theo bà Hoàng Thị Nga cho biết, một thực tế ở Hội Phụ đó là những những cháu học giỏi, thi đỗ ĐH đa phần rơi vào các gia đình nghèo, có hồn cảnh khó khăn; cho nên, việc ni con học ĐH gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, năm 1993, chi bộ thơn, các ban ngành đồn thể, và hội nơng dân Hội Phụ chủ trương kết hợp với ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp Đông Anh, tổ chức cho các hộ gia đình vay vốn đầu tư sản xuất, và phát triển nghề phụ, dịch vụ, tìm mọi giải pháp để giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng có điều kiện chăm lo cho việc học của con cái được tốt hơn. Như vậy, từ nhu cầu chính đáng, quan tâm đầu tư đến việc học của con cái là cơ sở và động lực để nhiều gia đinh ở Hội Phụ vươn lên phát triển sản

xuất, làm giầu với những mục tiêu tạo ra thu nhập để đầu tư cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

Việc học ở Hội Phụ phát triển dẫn đến nhiều người đỗ đạt cao, sau khi ra trường có điều kiện tìm kiếm việc làm, với thu nhập ổn định từ đó góp phần giải quyết việc làm và giúp người dân có thu nhập cao theo hướng bền vững hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay ở Hội Phụ, những gia đình khá giả, kinh tế ổn định thường tập trung vào những người trình độ học vấn cao. Theo số liệu thống kê danh sách đỗ ĐH, CĐ từ năm 1994 đến năm 2011 “Hội Phụ có 218 người đỗ ĐH, CĐ,

trong số đó, 173 người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ, 42 sinh viên của làng đang theo học tại các trường ĐH, CĐ”.

Tổng số nhân khẩu ở Hội Phụ năm 2010 là 1207 người, như vậy, số lao động có trình độ ĐH, CĐ thốt lý chiếm tới 18% dân số tồn thơn Hội Phụ, đây là tỷ lệ khá cao ở một làng ngoại thành như Hội Phụ. Số người có trình độ ĐH, CĐ với cơng việc ổn định, trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở khắp mọi miền đất nước, tập trung nhiều nhất ở TP Hà Nội và địa bàn huyện Đông Anh. Trên địa bàn xã Đơng Hội có 34 người Hội Phụ đang cơng tác, trong đó: “số người cơng tác tại

trường mần non Hội Phụ là 9 giáo viên, công tác tại tiểu học Đông Hội là 6 giáo viên, 8 giáo viên công tác tại THCS Đông Hội, 5 giáo viên công tác tại trường THPT Cổ Loa, 2 y tá công tác tại trạm y tế xã , 4 người làm việc tại UBND xã Đơng hội, trong đó có chủ tịch xã Hồng Văn Hội, người xóm Cả, Hội Phụ” [Tư

liệu điền dã].

Khoảng 5 năm trở lại đây, kinh tế hộ gia đình ở Hội Phụ có bước phát triển mạnh mẽ, cuộc sống và kinh tế khá giả hơn trước, số hộ khá giả tăng lên, người Hội Phụ xây dựng những ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại với đầy đủ tiện nghi phục vụ trong sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, xe máy. “Tồn thơn có 362 hộ gia đình,

trong đó số hộ có mức sống từ trung bình, trung bình khá, đến mức sống khá giả chiếm 99,6%, chỉ còn 4 hộ nghèo (do điều kiện đặc biệt như: người già cô đơn, tàn tật” [Tư liệu điền dã].

Hiện nay, ở Hội Phụ có nhiều những gia đình trước đây khi ni con ăn học kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi con cái tốt nghiệp đại học đi làm và có tiền gửi về cho bố mẹ thì nhiều gia đình trở nên có cuộc sống đầy đủ và sung

túc hơn. Tiêu biểu như gia đình ơng Phạm Cảnh Thuần, gia đình ơng Phạm Mạnh Tấn, gia đình ơng Chử Văn Luận, nhà ơng Phạm Hữu Đông…là những minh chứng cho tác động to lớn của con cái học hành thành đạt đến sự đổi thay bộ mặt kinh tế hộ gia đình. Gia đình ơng Chử Văn Luận, bí thư chi bộ thơn, là hộ thuần nơng, ơng có hai con trai. Năm 1992 khi con trai đầu của ơng đỗ vào đại học Tài chính kế tốn Hà Nội (nay là học viện tài chính), 3 năm sau 1995 con trai thứ của ông đỗ vào đại học xây dựng Hà Nội, thời gian đó gia đình ơng rất vất vả ni hai con học đại học. Nhưng khi các con bác tốt nghiệp ra trường và có cơng việc ổn định có thu nhập cao thì kinh tế gia đình ơng thay đổi hẳn. Hiện tại, con trai đầu của ơng có trình độ thạc sĩ kế tốn, anh đang làm kế tốn trưởng cho một cơng ty nước ngồi ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, con thứ hai của ông đang đi tu nghiệp sinh ở Nhật từ năm 2002. Hiện nay cuộc sống của gia đình ơng rất sung túc, đầy đủ. Chính vì vậy, ơng Luận dành tồn bộ tâm huyết với công tác địa phương, 17 năm làm bí thư chi bộ kiêm chi hội trưởng chi hội khuyến học thôn Hội Phụ từ năm 1994 đến nay.

Đời sống kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân Hội Phụ được nâng lên rõ rệt, ngày càng nhiều những gia đình vươn lên, khá giả, giầu có. Điều này có tác động mạnh đến nền kinh tế chung của làng phát triển. Kinh tế hộ gia đình phát triển có tác động tích cực trở lại với việc học tập của con cái, các gia đình có điều kiện quan tâm đầu tư chu đáo cho con cái học tập tốt hơn, vì thế mà việc học của con em Hội Phụ ngày càng phát triển bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)