Những ảnh hƣởng của việc học đến xã hội, văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 90 - 93)

50 100 35 100 15 100 Rất quan trọng 32 64 30 86 15

3.1.4. Những ảnh hƣởng của việc học đến xã hội, văn hóa, giáo dục

Trong những năm qua, việc học phát triển và đi vào cuộc sống có những ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt trong đời sống văn hóa – xã hội của làng Hội Phụ. Trình độ dân trí ngày càng nâng cao: theo số liệu từ sổ theo dõi dân số, gia đình và trẻ em ở Hội Phụ năm 2010, cho thấy số người có trình độ học vấn trong hệ giáo dục phổ thông 12 năm như sau.

Bảng số liệu cho thấy, trong tổng số 907 người đi học trong hệ giáo dục phổ thơng 12 năm (lấy số trình độ học vấn THPT làm chuẩn), từ năm 1986 đến nay, số người chưa tốt nghiệp THPT là 188 người, chiếm tỷ lệ 20.7% (trong số đó có 40 người có trình độ THCS, cịn lại có trình độ học vấn ở mức 8/12 và 7/12). Số người

có trình độ học vấn THPT (12/12) là 307 chiếm tỷ lệ 33.8%, đặc biệt số người có trình độ ĐH, CĐ chiếm tỷ lệ tương đối cao 24.0% .

Bảng 3.3: Tổng hợp trình độ học vấn ở thơn Hội Phụ năm 2010

Trình độ học vấn trong hệ giáo dục phổ thông 12 năm từ 1986 đến nay

Số lƣợng Tỷ lệ % Tốt nghiệp THCS 188 20.7 Tốt nghiệp THPT 307 33.8 Cử nhân /đang học ĐH, CĐ 218 24.0 Đang học THPT 35 3.85 Đang học THCS 68 7.49 Đang học Tiểu học 91 10.0 Tổng số 907 ngƣời 100%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính tốn từ số liệu điều tra dân số, gia đình,

trẻ em Hội Phụ 2010) [33].

Kết quả này cho thấy, trình độ học vấn và dân trí ở người dân Hội Phụ ngày càng cao, số người có học vấn như CĐ, ĐH ngày càng tăng lên, trong đó, lực lượng lao động có trình độ cao được đào tạo trong các trường ĐH, CĐ có việc làm và thu nhập ổn định. Những người có trình độ THPT nếu khơng vào được ĐH sẽ đi học nghề, làm cơng nhân có việc làm và mức thu nhập ổn định sẽ góp phần giải quyết việc làm theo hướng bền vững cho một lực lượng không nhỏ lao động trong thôn. Điều này, có tác động đến những chuyển biến trong cơ cấu lao động trên phạm vi thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đơng Anh, TP Hà Nội.

Những người có học vấn cao, tốt nghiệp ĐH, CĐ không chỉ mang lại việc làm, thu nhập cao cho mình bền vững mà cịn có tác dụng giải quyết việc làm cho những lao động khác, giải quyết tình trạng dư thừa lao động ở nơng thơn. Một số gia đình ở Hội Phụ có con, cháu, đang làm việc với những vị trí nhất định ở các cơng ty, doanh nghiệp sản xuất, có thể góp phần giải quyết việc làm cho lao động của Hội Phụ, chẳng hạn như gia đình ơng Chử Văn Luận, có con trai làm ở 1 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, hàng năm công ty của con ông Luận thường ưu tiên tuyển dụng những em học sinh Hội Phụ có trình độ THPT vào làm cơng nhân trong cơng ty với mức lương ổn định.

Việc học phát triển đi vào cuộc sống của mỗi gia đình, dịng họ, xóm ngõ, dân trí, nhận thức của nhân dân được nâng cao, góp phần ngăn chặn những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến địa phương. Trong những năm qua, Hội Phụ khơng có học sinh nào trong độ tuổi đi học mắc vào các tệ nạn xã hội, tình hình an ninh trật tự xã

hội lành mạnh, khơng có người dân, gia đình nào ở Hội Phụ vướng vào tệ nạn xã hội. Việc học phát triển, vốn văn hóa, hiểu biết của người dân Hội Phụ được nâng lên người dân ý thức và biết cách xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, những nếp sống mới trong sinh hoạt, văn hóa của người làng Hội Phụ được phát triển. Trong các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa thì người dân làng Hội Phụ coi trọng tiêu chí dạy bảo và giáo dục con cái của mỗi gia đình, khuyến khích, động viên các gia đình chăm lo, quan tâm chu đáo đến việc học tập của con em, nếp sống văn hóa giáo dục mới được hình thành ở Hội Phụ.

Tác động sâu sắc nhất của sự học đến văn hóa, xã hội ở Hội Phụ chính là việc hình thành được mơi trường giáo dục gia đình, xóm làng lành mạnh rộng khắp. Việc học tập, đầu tư cho con cái học hành là ưu tiên lựa chọn số 1 của người dân và học sinh Hội Phụ. Với những gia đình có con, cháu học đại học, cao đẳng, có nghề nghiệp ổn định khơng chỉ là niềm vinh dự lớn của mỗi gia đình, dịng họ mà cịn tạo ra uy tín trong họ trong làng được người trong họ, trong làng kính trọng và noi gương.

Truyền thống hiếu học, khoa bảng của làng Cự Trình xưa được người Hội Phụ hôm nay trân trọng và phát huy và gắn kết với những di tích lịch sử văn hóa của làng như: đình, đền, nhà thờ họ, tiêu biểu là nhà thờ họ Chử, họ Phạm, họ Ngô. Việc phụng thờ các vị tổ tiên của dòng họ thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ tri ân của các thế hệ con cháu với những người tài, có đức, có chí học hành, có học vấn cao, có cơng với dân với nước, từ đó, giáo dục cho các thế hệ con cháu trong dòng họ tự hào về truyền thống của gia đình, dịng họ nhắc nhở con cháu có ý thức noi theo gương của ông cha. Hiện nay, ở Hội Phụ có nhiều gia đình có con cháu, thi cử đỗ đạt cao thường tập trung vào các họ như: Phạm, Chử, Ngơ, vốn là những dịng họ có truyền thống hoa cử trước đây. Như vây, người dân Hội Phụ hôm nay đã và đang kế thừa, tiếp nối và phát truyền thống văn hiến, khoa bảng, hiếu học của làng Cự Trình xưa trong việc học của từng gia đình, dịng họ trong việc học hôm nay.

Việc học ở Hội Phụ phát triển không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự quan tâm, chăm lo đầu tư cho con cái học hành của người Hội Phụ mà các bậc phụ huynh còn dành sự quan tâm chu đáo đến việc học tập của học sinh ở trường. Tiêu biểu là mối quan hệ chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh Hội Phụ với các nhà trường trên địa

bàn xã Đông Hội đặt trên địa bàn của làng. Trong những năm qua người Hội Phụ có những đóng góp tích cực về vật chất và sức lao động trong quá trình xây dựng trường lớp. Tiêu biểu là từ năm 2005 đến nay, các bậc phụ huynh học sinh ở Hội Phụ kết hợp chặt chẽ với trường mầm non Hội Phụ ủng hộ và quyên góp tự nguyện cho trường đầu tư trang thiết bị học tập cho học sinh, đóng góp vật chất và ngày cơng góp phần khắc phục khó khăn cho các thầy cơ giáo mầm non và xây dựng cơ sở trường lớp, trang thiết bị phục vụ cho việc học của con em Hội Phụ tại trường. Những việc làm này của người dân Hội Phụ được các trường trên địa bàn thôn Hội Phụ ghi nhận và đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)