Tâm lý đi học để thay đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 46 - 48)

12 Cự Trình (Đơng Anh) 6-4 11-

2.2.1.1. Tâm lý đi học để thay đổ

Hội Phụ nằm trên khu vực đồng bằng tích tụ thấp, địa thế trũng, đất đai kém mầu mỡ, chỉ trồng được cây lúa, ngồi ra khơng hiệu quả với các loại cây hoa mầu khác, canh tác nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn. Từ những năm 1990 trở lại đây, cánh đồng của làng phải chia cho một số thôn xung quanh (Lại Đà, Đông Trù) cùng canh tác cho nên diện tích đất canh tác ở Hội Phụ vốn đã thấp nay lại thấp hơn, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, (442m2/người). Cho nên, người nông dân Hội Phụ quan niệm “muốn thay đổi chỉ có cách cho con đi học chứ ở nhà

thì khơng thể làm gì mà sống nổi với đồng đất này mà việc trồng lúa hiện nay thì các cơ vất vả lắm, chẳng nhẽ có ruộng mà lại bỏ, cơ chú tranh thủ vừa làm ruộng vừa ở nhà làm chổi tre nhưng cũng chỉ đủ chắt bóp cho 2 em đang học ĐH bên Hà Nội” (PVS, bà Hoàng Thị Nga, 47 tuổi, xóm Cổng, Hội Phụ, 16/8/2011). Nhiều gia

đình ở Hội Phụ quan niệm dù khó khăn đến mấy cũng phải cho con cái học hành đến nơi đến chốn “gia đình tơi nghèo cũng bởi làm ra bao nhiêu lại chi cho các con

ăn học bấy nhiêu. Nhà có 4 đứa thì đứa lớn đã đi làm, 2 đứa đang học đại học, đứa út học lớp 12. Ở đây, nếu gia đình nào khơng có con đi học thì xấu hổ lắm, vì thế dù

vất vả cơ cực đến mấy mọi người cũng cố lo cho con bằng chúng bạn. Tất cả cũng chỉ mong sau này, các con không phải khổ như bố mẹ"[ PVS ơng Chử Văn Qun

49 tuổi, xóm Đình, Hội Phụ, 2/9/2011]. Vì phải ni các con ăn học nên suốt ngày vợ chồng ông Quyên chăm chỉ làm lụng, làm xong việc đồng áng lại tất tả trẻ nan làm chổi tre bán. Cuộc sống vất vả nhưng ông Quyên vẫn vui vì được nhìn thấy các con thành đạt.

Cuộc sống cịn nhiều khó khăn vất vả những với suy nghĩ và tâm lý“thương

con cho bạc cho tiền - không bằng cho bút cho nghiên học hành”, “cho con cái chữ hơn cho con của cải”. Người dân Hội Phụ đặc biệt coi trọng việc học, những người đi học cho rằng được học hành là một hạnh phúc và niềm vui, còn với các bậc phụ huynh đầu tư cho con đi học để thay đổi là đầu tư cho tương lai của con. Họ biết rằng chi phí cho con đi học là chi phí tốn kém nhất nhưng với niềm tin sau này con cái sẽ có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn mình hiện tại.

Kết quả trưng cầu ý kiến về mục tiêu đi học ở người học cho thấy trong số 100 học sinh (THCS, THPT, sinh viên), lựa chọn mục tiêu học tập của mình là để thốt nghèo và thay đổi, có địa vị trong xã hội. Mục tiêu này cao hơn hẳn so với những mục tiêu còn lại. Tỷ lệ học sinh THCS lựa chọn tiêu chí này là 68%, học sinh THPT là 77.1%, sinh viên là 60%. Điều này khảng định rằng ở nông thơn trong những làng xã thì tâm lý của người đi học từ xưa cho đến nay vẫn ít thay đổi mặc dù quan niệm về nghề nghiệp, địa vị trong xã hội hiện nay đã khác xưa nhưng tâm lý của phần lớn người đi học vẫn giống với mục tiêu của việc đi học trước đây. Người đi học để thay đổi cuộc sống vươn lên thoát nghèo, thay đổi địa vị xã hội của bản thân. Mục tiêu đi học vì nhu cầu của cá nhân là tiêu chí được lựa chọn chiếm tỷ lệ đáng kể, tỷ lệ này ở học sinh THCS là 6%, học sinh THPT là 14.2%, sinh viên là 13.3%, mục tiêu đi học vì lợi ích xã hội được 13.3% số sinh viên lựa chọn, trong khi đó mục tiêu này ở học sinh THCS, THPT là 0%. Ngồi ra, ở người đi học cịn có mục tiêu nữa là học vì danh dự cá nhân và gia đình, tỷ lệ học sinh lựa chọn tiêu chí này ở lứa tuổi học sinh THCS là 26%, học sinh THPT là 8.5%, sinh viên là 6.6%.

Bảng 2.1: Học sinh THCS, THPT, sinh viên ở Hội Phụ lựa chọn mục tiêu học tập Mục tiêu học tập Học sinh THCS Học sinh THPT Sinh viên Đại học SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1.Học để thốt nghèo và đổi

đời, có địa vị xã hội 34 68 27 77.1 9 60 2. Học vì lợi ích bản thân 3 6 5 14.2 2 13.3 3. Học vì lợi ích xã hội 0 0 0 0 2 13.3 4. Học vì danh dự cá nhân và gia đình 13 26 3 8.5 1 6.6 5. Các mục tiêu khác 1 6.6 Tổng 50 100% 35 100% 15 100%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phiếu điều tra dành cho người học,tháng 7/2011)

Từ mục tiêu đi học để thay đổi cuộc sống, sau đó thay đổi chính thân phận của mình, người đi học đã nhận được từ cha mẹ sự quan tâm , chăm lo chu đáo. Cha mẹ tiếp thêm động lực làm cho con cái vững tin và có thêm ý chí nghị lực vươn lên trong học tập để thốt nghèo mà hướng chính là đi học, sau này có cơng việc và thu nhập ổn định, đáp ứng niềm mong mỏi của cha mẹ. Từ tâm lý học để thay đổi cuộc sống cho tới ý thức đi học để đổi đời và thay đổi thân phận mình tạo nên giá trị cộng hưởng từ nhỏ đến lớn hình thành nên ý thức coi trọng việc học góp phần hình thành nên động lực và mục đích đi học của người học. Mặc dù, cuộc sống cịn nhiều khó khăn nhưng trong những câu chuyện của người dân Hội Phụ hôm nay, việc học hành thi cử của con cái ln chiếm vị trí hàng đầu. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy các bậc cha mẹ ở Hội Phụ quanh năm tần tảo để mong con cái học hành thành tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)