Việc họ cở làng Hội Phụ trƣớc đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 33 - 34)

Năm 1075 dưới triều nhà Lý, vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Tam trường đầu tiên (nghĩa là thi ba kỳ để tuyển chọn nhân tài), sự kiện này mở đầu cho nền giáo dục khoa cử nho học của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Trải qua các thế kỷ tiếp sau đến thời nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn về sau, chế độ khoa cử nho học ngày càng được củng cố, coi trọng và trở thành con đường chính yếu để các triều đình phong kiến tuyển lựa đội ngũ quan lại phục vụ nhà nước.

Trong thời kỳ phong kiến, việc học hành, thi cử được phát triển và mở rộng đến các làng xã ngồi kinh đơ Thăng Long. Từ triều Lê đến cuối triều Nguyễn làng Hội Phụ khi đó được mang tên chữ là Cự Trình bởi vì làng có nhiều người đỗ đạt trong các kỳ thi Nho học. Tên làng Cự Trình vừa là thể hiện truyền thống khoa cử của làng và phần nào nói lên mong ước của người dân.

Trọng thầy là biểu hiện của truyền thống hiếu học trong thời kỳ phong kiến ở làng Cự Trình xưa. Làng tổ chức ra hội đồng mơn bao gồm những trị cùng học chung một thầy được lập ra nhằm động viên khuyến khích thi đua nhau học hành và thực hiện đối với thầy dạy học một trong các nghĩa vụ đó là “Sống tết, chết giỗ”, thầy sống, ngày tết rủ nhăm đến thăm thầy, thầy mất, ngày giỗ cùng rủ nhau ra mộ thầy thắp hương”[ 2, tr.62].

Trong hương ước của làng Cự Trình cũ nay là là làng Hội Phụ còn ghi lại như sau “để khuyến khích học chữ Nho, làng dựng Văn Chỉ thờ Khổng Tử và 72 vị

tiên hiền của nho giáo, trong hương ước có điều khoản mang nội dung khuyến học. Làng lập ra Phe Tư Văn, là tổ chức của những người có trình độ từ biết chữ trở lên đến những người đỗ đạt. Phe Tư Văn được làng cấp ruộng gọi là ruộng Tư Văn hay ruộng học điền, (2,2 mẫu)” [2, tr.61].

Truyền thống khoa bảng của làng Cự Trình xưa với nhiều đặc điểm tiêu biểu như: Người đỗ đại khoa đầu đầu tiên của làng là (Nguyễn Đình Liêu), đỗ Đệ nhị giáp xuất thân (Hồng giáp), đời vua Lê Thánh Tơng (1463), làm quan đến Thượng Thư. Có gia đình 4 đời đều đỗ Tiến sĩ, (Chử Phong (1472), Chử Thiên Khải (1502), Chử Sư Đổng (1514), Chử Sư Văn (1544). Hai cha con (Phạm Quyên, Phạm Hồn) đỗ cử nhân thời nhà Nguyễn (1878, 1884), một số người đỗ đạt cao khơng ra làm quan, ở q dạy học hoặc có ra làm quan một thời gian rồi lại cáo quan về quê làm

nghề dạy học, (Phạm Quyên, Phạm Hồn), hay có các vị sứ thần lỗi lạc như tiến sĩ Ngơ Thế Trị được vua ban Quốc tính là Lê Hữu Dụng và cắm dinh cơ giữa làng nay vẫn còn nhà thờ.

Bảng 1.1: Số tiến sĩ của các làng khoa bảng Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ

TT Làng (thuộc huyện, quận hiện nay Tổng số Tiến Các thời kỳ Lý, trần Mạc và Lê Trung hƣng Trịnh Nguyễn 1 ĐôngNgạc (Từ Liêm) 21 1 2 1 8 9

2 Tả Thanh Oai (Thanh Trì) 12 - 2 - 9 1

3 Nguyệt Áng (Thanh Trì) 11 - - - 10 1

4 Hạ Yên Quyết (Cầu Giấy) 10 1 3 3 3 -

5 Phú Thị (Gia Lâm) 10 - - - 10 -

6 Thượng Yên Quyết (Cầu Giấy) 9 - 2 2 5 -

7 Bát Tràng (Gia Lâm) 8 - - 1 6 1

8 Tây Mỗ (Từ Liêm) 7 - 2 1 2 2

9 Vân Điền (Đông Anh) 7 - - - 7 -

10 Hà Lỗ (Đông Anh) 7 - 4 2 1 -

11 Hạ Đình (Thanh Xuân) 7 - - - 4 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)