50 100 35 100 15 100 Rất quan trọng 32 64 30 86 15
3.2. Một số gợi ý và kinh nghiệm từ việc họ cở Hội Phụ 1 Mộ số gợi ý phát triển việc học
3.2.1. Mộ số gợi ý phát triển việc học
Tìm hiểu, nghiên cứu việc học ở Hội Phụ trong những năm qua cho thấy, sự học ở làng quê ngoại thành này thực sự đi vào cuộc sống, có những ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế, xã hội, văn hóa. Việc học, chăm lo cho sự trở thành ưu tiên, lựa chọn hàng đầu của người đi học, của từng gia đình, dịng họ và cộng đồng. Từ đó, Hội Phụ trở thành điểm sáng trong phong trào khuyến học, khuyến tài của xã Đông Hội và huyện Đông Anh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tìm hiểu, luận văn đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hơn nữa sự học ở Hội Phụ trước mắt cũng như lâu dài.
Thứ nhất, phát huy tính chủ động tự giác trong việc học của học sinh; Đông Hội là một xã ngoại thành, trong thời kỳ đổi mới, tình hình giáo dục có nhiều bước phát triển và thay đổi mạnh mẽ: hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất cho dạy và học không ngừng được đầu tư, đội ngũ giáo viên từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Học tập trong môi trường giáo dục tốt, học sinh ở Hội Phụ ở các cấp học khác nhau từ tiểu học, THCS, THPT có nhiều cố gắng, nỗ lực, ý chí vươn lên đạt được những kết quả cao trong học tập, số lượng học sinh đạt loại khá giỏi tăng lên, đặc biệt là tỷ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ ngày càng cao. Tuy vậy, từ kết quả nghiên cứu tình hình học tập của học sinh ở Hội Phụ cho thấy để có kết quả học tập tốt hơn, mỗi một học sinh cần quan tâm, chú ý đến việc lập kế hoạch trong học tập, sắp xếp thời gian, chủ động tự học và có phương pháp học tập phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, học sinh chú ý cân
bằng giữa học trên lớp với việc học thêm, phải giành nhiều thời gian cho việc tự học ở nhà. Thực tế hiện nay việc học của học sinh ở Hội Phụ cho thấy, học sinh giành nhiều thời gian cho việc học trên lớp, học thêm hơn là thời gian cho việc tự học ở nhà, học sinh chưa biết sắp xếp thời gian vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn một cách hợp lý. Do đó, với việc học trên lớp, học sinh cần rèn luyện kỹ năng tự tìm hiểu, sáng tạo, phát hiện hơn là thụ động tiếp thu từ một phía từ phía người dạy. Thầy cơ giáo ở trường cần tăng cường việc hướng dẫn, khích lệ, rèn luyện khả năng chủ động, sáng tạo ở học sinh tạo cho người học khơng khí học tập thoải mái, say mê học tập ở học sinh.
Kết quả nghiên cứu việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh lớp 12 Hội Phụ đang học tại trường THPT Cổ Loa cho thấy, hầu hết các học sinh xác định và lựa chọn nghề nghiệp tương lai bằng việc lựa chọn thi vào ĐH, CĐ. Ở một làng nông nghiệp như Hội Phụ, việc học sinh xác định con đường vươn lên bằng những nỗ lực, học thực, thi thực để “lập thân, lập nghiệp” trên con đường học vấn và tri
thức cần được khuyến khích và động viên khích lệ từ phía nhà trường, thầy cơ giáo và gia đình.
Thứ hai, phải đẩy mạnh hơn nữa vai trị của giáo dục gia đình trong việc học tập của con cái; từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa cha mẹ với việc học tập của con cái trên một số mặt như: sự tham gia của cha mẹ trong việc học của con như họp phụ huynh, giúp con học thêm ở nhà, dạy bảo đưa con vào nề nếp học tập, đầu tư cho thời gian, tiền bạc cho việc học tập của con cái, định hướng nghề nghiệp cho con cái. Cho thấy, vai trò và ảnh hưởng to lớn của gia đình với việc học tập nói riêng và hình thành nhân cách cho mỗi học sinh nói chung. Trong đó, vai trị của người mẹ vơ cùng quan trọng, cha mẹ phải thực sự sống gương mẫu, nâng cao kĩ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, quan tâm, quản lý con cái chặt chẽ. Các bậc phụ huynh ở Hội Phụ cần chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi của con em mình để có định hướng, hướng dẫn nề nếp học tập cho phù hợp, giành thời gian hợp lý để con cái học hành tiến bộ, nhằm động viên, khuyến khích, phát huy tính chủ động, sáng tạo của con em trong việc học.
Thứ ba, tăng cường hơn nữa công tác khuyến học, khuyến tài ở từng gia đình, dịng họ và cộng đồng địa phương, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục.
Trong thời gian qua, phong trào khuyến học, khuyến tài thực sự đi vào cuộc sống có ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng từng gia đình, dịng họ, xóm làng, động viên, khích lệ kịp thời việc học tập, thi cử đỗ đạt của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, một số dòng họ ở Hội Phụ chưa thành lập được ban khuyến học dịng họ, ở một số gia đình, dịng họ chưa quan tâm đúng mức đến sự học. Việc học, thi cử đỗ đạt và học hành thành tài thường tập trung ở những dịng họ (họ Phạm, Chử, Ngơ, Tạ, Nguyễn…). Do đó, thời gian tới công tác khuyến học cần phát triển rộng khắp tất cả các dòng họ, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân chung tay phát triển mở rộng qũy khuyến học, quan tâm hơn nữa đến xây dựng những mơ hình gia đình, dịng họ khuyến học tiêu biểu nhằm phát triển và mở rộng ra tất cả các dịng họ trong thơn Hội Phụ, xã Đông Hội.
Thứ tư, với các trường học trên địa bàn xã Đông Hội cần tiếp tục nâng cao, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh địa phương, trong đó có học sinh Hội Phụ. Các trường trên địa bàn xã cần chủ động phối hợp chặt chẽ với địa phương (xã, thôn), làm tốt cơng tác giáo dục đạo đức, giáo dục phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục ý thức, phương pháp học tập, công tác khuyến học, xây dựng môi trường giáo dục “tích cực, lành mạnh, thân thiện” trên cở sở kết hợp giữa nhà trương – gia đình và xã hội ở địa phương.
3.2.2. Bài học kinh nghiệm từ việc học
Nghiên cứu việc học ở làng Hội Phụ trong những năm đổi mới cho đến nay, chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm, từ đó có thể được ứng dụng vào việc phát triển việc học ở làng Hội Phụ nói riêng và làng xã ngoại thành ven đơ nói chung trong những năm tiếp theo.
Bài học thứ nhất, tạo ra môi trường trọng sự học ở các làng xã hiện nay; thực tiễn hơn 20 năm đổi mới đất nước cho thấy, từ một làng ngoại thành, đất chật người đơng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Nhưng với quan niệm muốn thay đổi cuộc sống thì phải học, tâm lý chung của các bậc cha mẹ là tạo mọi điều kiện nhằm phát triển sự học của con em, coi đây là bước đột phá đưa quê hương đi lên
thoát nghèo, thái độ coi trọng sự học lan tỏa từ các ban ngành đoàn thể đến từng người dân. Từ năm 1993 đến nay, việc học đi vào cuộc sống, được cả cộng đồng địa phương cùng đầu tư và chăm lo và sự học trở thành ưu tiên và lựa chọn hàng đầu của người đi học. Từ đó, hình thành mơi trường coi trọng sự học, tạo ra phong trào thi đua tích cực từ phía những người đi học cho tới những gia đình, giữa các dịng họ với nhau góp phần thúc đẩy sự học ở Hội Phụ ngày càng phát triển. Như vậy, muốn phát triển sự học các làng xã cần xây dựng được môi trường trọng sự học.
Bài học thứ hai, muốn phát triển sự học phải xây dựng được những mơ hình làm khuyến học hiệu quả phù hợp với đặc điểm của địa phương; từ việc xây dựng chi hội khuyến học của thôn Hội Phụ đến việc xây dựng ban khuyến học ở từng dịng họ, động viên, khuyến khích việc học bằng nhiều hình thức: liên hệ chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh và con em đang đi học, tổ chức đưa đón học sinh đi thi cử, tổ chức lớp học hè miễn phí cho con em trong hè, hỗi trợ giúp đỡ những gia đình khó khăn trong việc ni con ăn học. Đồng thời chú ý động viên, khích lệ khuyến khích con em học giỏi, thi cử đỗ đạt bằng những hình thức trao thưởng, tuyên dương, vận động sự ủng hộ, quyên góp của những người con Hội Phụ thành đạt chung tay với việc học của thế hệ sau.
Chi hội khuyến học của thôn, cũng như ban khuyến học ở các dòng họ đề ra phương hướng, chỉ tiêu, việc làm cụ thể theo từng năm, cuối năm có tổng kết đánh giá về những việc đã làm được, chưa làm được, công khai chi tiêu quỹ khuyến học. Đồng thời chi hội khuyến học của thôn phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đồn thể trong thơn triển khai công tác khuyến học đến từng gia đình, kịp thời biểu dương cá nhân, gia đình, dịng họ làm tốt cơng tác khuyến học, có biện pháp hỗi trợ, giúp đỡ các gia đình, khó khăn ni con ăn học, huy động cả cộng đồng xã hội ở địa phương cùng khuyến khích, hỗ trợ tạo ra điều kiện tốt nhất cho việc học của con em.
Bài học thứ ba, muốn phát triển sự học cần coi trọng công tác giáo dục trong gia đình; thực tiễn trong những năm qua, con em người làng Hội Phụ học hành thành đạt, hàng năm số học sinh giỏi, học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ với tỷ lệ cao. Kết quả đó có tác động từ nhiều phía nhưng phải nói đến vai trị quyết định của từng gia đình, từ các bậc cha mẹ đến việc học tập của con em ngay từ những năm
đầu tiên đi học, sự tham gia vào việc giúp con học thêm ở nhà, dạy bảo đưa con vào nề nếp học tập, định hướng nghề, kết hợp, gia đình, dịng họ, nhà trường giáo dục ý thức đạo đức, ý thức học tập cho con cái có tác dụng rất lớn đến việc học tập và rèn luyện ở người học. Các gia đình ở Hội Phụ biết coi trọng giá trị truyền thống, tự hào của dòng họ, giáo dục tinh thần hiếu học động viên tinh thần học tập của con em trong gia đình. Do đó, xây dựng được môi trường giáo dục gia đình tốt, cha mẹ gương mẫu, quan tâm chăm lo tạo mọi điều kiện cho việc học của con là cơ sở nền tảng thúc đẩy việc học của cá nhân người học theo hướng bền vững nhất.
Hiện nay, vùng ven đô đang chịu ảnh hưởng tác động của đô thị hóa, ảnh hưởng của lối sống kinh tế thị trường, cuộc sống hiện đại, với đầy đủ các phương tiện phục vụ nhu cầu giải trí của người dân, dẫn đến cấu trúc kinh tế, xã hội của nhiều làng quê ngoại thành có nhiều những biến đổi sâu sắc. Trong đó, một bộ phận học sinh làng quê ngoại thành đang bị tác động, ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Do vậy, sự quan tâm, chăm lo, quản lý thời gian học tập, rèn luyện cho con cái vào nề nếp ngay từ khi cịn nhỏ, động viên khích lệ con cái chăm ngoan, học giỏi phát huy truyền thống của gia đình, dịng họ, phối hợp chặt chẽ với địa phương, nhà trường cùng giáo dục con cái, học sinh, chính là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành đạt của học sinh ở Hội Phụ trên con đường “lập thân, lập nghiệp”.
Trong bối cảnh nền giáo dục nước ta hiện nay việc phát huy các nguồn lực cho giáo dục có ý nghĩa thiết thực đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Từ việc học ở Hội Phụ, thiết nghĩ mỗi làng quê cần coi trọng xây dựng môi trường trọng sự học, phát huy vai trị của giáo dục ở từng gia đình, dịng họ, đồng thời phát huy và nhân rộng những mơ hình và cách làm khuyến học, khuyến tài hay ở các làng xã nhằm bổ sung và hỗi trợ, kết hợp cùng với giáo dục nhà trường hướng đến xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, phát triển.
Tiểu kết
Việc học không chỉ làm thay đổi nhận thức của người dân Hội Phụ mà còn trở thành chủ trương được địa phương quan tâm phát triển và coi đó là hướng đi bền vững của làng. Việc học ban đầu là của người đi học nhưng được gia đình, dịng họ và cộng đồng địa phương tạo những điều kiện khuyến khích hỗ trợ, động viên cổ vũ thúc đẩy phát triển. Đây chính là con đường lựa chọn đúng đắn và bền vững nhất trên đường phát triển của các làng quê ngoại thành như Hội Phụ hiện nay.
Người Hội Phụ hôm nay đang tiếp nối truyền thống khoa bảng xưa, hiện nay ở làng Hội Phụ xuất hiện những tấm gương là những cá nhân, dịng họ, những gia đình tiêu biểu trong công tác khuyến học, khuyến tài. Yếu tố truyền thống hiếu học được phát huy, nét văn hóa được giữ gìn đó chính là động lực để việc học ở Hội Phụ ngày càng được phát triển.
Việc học phát triển ở Hội Phụ trong khoảng 17 năm trở lại đây có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển mọi mặt ở Hội Phụ từ kinh tế hộ gia đình đến xã hội, văn hóa chung của làng. Đây là q trình ảnh hưởng qua lại, tác động hai chiều, chính điều kiện kinh tế, xã hội đã giúp người Hội Phụ tìm đến với việc học, chăm lo cho sự học để thay đổi và thốt nghèo. Việc học phát triển, dân trí nâng cao, đội ngũ con em học hành thành đạt có nghề nghiệp, thu nhập ổn, hình thành nề nếp, truyền thống thi đua học tập trong gia đình, dịng họ, tác động trở lại làm thay đổi diện mạo kinh tế xã hội văn hóa ở Hội Phụ.
Việc học ở Hội Phụ trong những năm qua không chỉ mang lại những thành tựu đáng tự hào cho từng gia đình, dịng họ và địa phương mà cịn có những bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khuyến khích, cổ vũ việc học tạo ra môi trường coi trọng việc học. Đó chính là những kinh nghiệm và gợi ý giúp cho việc học của làng phát triển đồng thời các làng xã khác có thể học hỏi và áp dụng.
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu đề tài: Việc học ở làng Hội Phụ (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội) trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, giúp cho tác giả có thêm những hiểu biết thấu đáo về việc học trong thời kỳ đổi mới một làng quê vốn có truyền thống khoa cử như Hội Phụ. Đồng thời làm sâu sắc hơn những đặc điểm tâm lý và ý thức trọng việc học, coi trọng học vấn ở làng xã xưa và nay ở một làng khoa bảng. Hội Phụ là một làng ngoại thành tiêu biểu cho quá trình phát huy, tiếp nối truyền thống khoa cử của làng khoa bảng trước đây trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Hội Phụ cũng như nhiều làng xã khác ở nơng thơn có nhiều người đi học, đỗ đạt thời phong kiến để lại một truyền thống hiếu học và khoa bảng qua nhiều thế hệ. Trong những năm đổi mới với vị trí một làng ngoại thành Hà Nội, người dân Hội Phụ bước vào q trình xây dựng q hương, xây dựng nơng thơn mới, khắc phục khó khăn về điều kiện sản xuất, canh tác ở một làng nông nghiệp, đất chật người đông, phát huy truyền thống khoa cử, hiếu học, người Hội Phụ lựa chọn con đường đi lên bằng việc học, coi trọng việc học để thay đổi diện mạo của quê hương trong quá trình xây dựng nơng thơn mới. Con đường học vấn đã mang lại những đổi thay to lớn góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội văn hóa và hướng phát triển bền vững ở làng ven đô như Hội Phụ.
2. Trong những năm đổi mới, đứng trước nhiều vấn đề biến đổi của làng xã