Một số gợi ý và kinh nghiệm từ việc họ cở Hội Phụ 1 Mộ số gợi ý phát triển việc học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 93 - 95)

50 100 35 100 15 100 Rất quan trọng 32 64 30 86 15

3.2. Một số gợi ý và kinh nghiệm từ việc họ cở Hội Phụ 1 Mộ số gợi ý phát triển việc học

3.2.1. Mộ số gợi ý phát triển việc học

Tìm hiểu, nghiên cứu việc học ở Hội Phụ trong những năm qua cho thấy, sự học ở làng quê ngoại thành này thực sự đi vào cuộc sống, có những ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế, xã hội, văn hóa. Việc học, chăm lo cho sự trở thành ưu tiên, lựa chọn hàng đầu của người đi học, của từng gia đình, dòng họ và cộng đồng. Từ đó, Hội Phụ trở thành điểm sáng trong phong trào khuyến học, khuyến tài của xã Đông Hội và huyện Đông Anh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tìm hiểu, luận văn đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hơn nữa sự học ở Hội Phụ trước mắt cũng như lâu dài.

Thứ nhất, phát huy tính chủ động tự giác trong việc học của học sinh; Đông Hội là một xã ngoại thành, trong thời kỳ đổi mới, tình hình giáo dục có nhiều bước phát triển và thay đổi mạnh mẽ: hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất cho dạy và học không ngừng được đầu tư, đội ngũ giáo viên từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Học tập trong môi trường giáo dục tốt, học sinh ở Hội Phụ ở các cấp học khác nhau từ tiểu học, THCS, THPT có nhiều cố gắng, nỗ lực, ý chí vươn lên đạt được những kết quả cao trong học tập, số lượng học sinh đạt loại khá giỏi tăng lên, đặc biệt là tỷ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ ngày càng cao. Tuy vậy, từ kết quả nghiên cứu tình hình học tập của học sinh ở Hội Phụ cho thấy để có kết quả học tập tốt hơn, mỗi một học sinh cần quan tâm, chú ý đến việc lập kế hoạch trong học tập, sắp xếp thời gian, chủ động tự học và có phương pháp học tập phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, học sinh chú ý cân

bằng giữa học trên lớp với việc học thêm, phải giành nhiều thời gian cho việc tự học ở nhà. Thực tế hiện nay việc học của học sinh ở Hội Phụ cho thấy, học sinh giành nhiều thời gian cho việc học trên lớp, học thêm hơn là thời gian cho việc tự học ở nhà, học sinh chưa biết sắp xếp thời gian vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn một cách hợp lý. Do đó, với việc học trên lớp, học sinh cần rèn luyện kỹ năng tự tìm hiểu, sáng tạo, phát hiện hơn là thụ động tiếp thu từ một phía từ phía người dạy. Thầy cô giáo ở trường cần tăng cường việc hướng dẫn, khích lệ, rèn luyện khả năng chủ động, sáng tạo ở học sinh tạo cho người học không khí học tập thoải mái, say mê học tập ở học sinh.

Kết quả nghiên cứu việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh lớp 12 Hội Phụ đang học tại trường THPT Cổ Loa cho thấy, hầu hết các học sinh xác định và lựa chọn nghề nghiệp tương lai bằng việc lựa chọn thi vào ĐH, CĐ. Ở một làng nông nghiệp như Hội Phụ, việc học sinh xác định con đường vươn lên bằng những nỗ lực, học thực, thi thực để “lập thân, lập nghiệp” trên con đường học vấn và tri thức cần được khuyến khích và động viên khích lệ từ phía nhà trường, thầy cô giáo và gia đình.

Thứ hai, phải đẩy mạnh hơn nữa vai trò của giáo dục gia đình trong việc học tập của con cái; từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa cha mẹ với việc học tập của con cái trên một số mặt như: sự tham gia của cha mẹ trong việc học của con như họp phụ huynh, giúp con học thêm ở nhà, dạy bảo đưa con vào nề nếp học tập, đầu tư cho thời gian, tiền bạc cho việc học tập của con cái, định hướng nghề nghiệp cho con cái. Cho thấy, vai trò và ảnh hưởng to lớn của gia đình với việc học tập nói riêng và hình thành nhân cách cho mỗi học sinh nói chung. Trong đó, vai trò của người mẹ vô cùng quan trọng, cha mẹ phải thực sự sống gương mẫu, nâng cao kĩ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, quan tâm, quản lý con cái chặt chẽ. Các bậc phụ huynh ở Hội Phụ cần chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi của con em mình để có định hướng, hướng dẫn nề nếp học tập cho phù hợp, giành thời gian hợp lý để con cái học hành tiến bộ, nhằm động viên, khuyến khích, phát huy tính chủ động, sáng tạo của con em trong việc học.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa công tác khuyến học, khuyến tài ở từng gia đình, dòng họ và cộng đồng địa phương, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Trong thời gian qua, phong trào khuyến học, khuyến tài thực sự đi vào cuộc sống có ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng từng gia đình, dòng họ, xóm làng, động viên, khích lệ kịp thời việc học tập, thi cử đỗ đạt của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, một số dòng họ ở Hội Phụ chưa thành lập được ban khuyến học dòng họ, ở một số gia đình, dòng họ chưa quan tâm đúng mức đến sự học. Việc học, thi cử đỗ đạt và học hành thành tài thường tập trung ở những dòng họ (họ Phạm, Chử, Ngô, Tạ, Nguyễn…). Do đó, thời gian tới công tác khuyến học cần phát triển rộng khắp tất cả các dòng họ, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân chung tay phát triển mở rộng qũy khuyến học, quan tâm hơn nữa đến xây dựng những mô hình gia đình, dòng họ khuyến học tiêu biểu nhằm phát triển và mở rộng ra tất cả các dòng họ trong thôn Hội Phụ, xã Đông Hội.

Thứ tư, với các trường học trên địa bàn xã Đông Hội cần tiếp tục nâng cao, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh địa phương, trong đó có học sinh Hội Phụ. Các trường trên địa bàn xã cần chủ động phối hợp chặt chẽ với địa phương (xã, thôn), làm tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục ý thức, phương pháp học tập, công tác khuyến học, xây dựng môi trường giáo dục “tích cực, lành mạnh, thân thiện” trên cở sở kết hợp giữa nhà trương – gia đình và xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)