BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 160 - 165)

7. Câu 24 Theo ông bà/anh chị việc học tập đã tác động đến xã hội, văn hóa ở làng Hội Phụ nhƣ thế nào ?

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Phiếu số 8: Phỏng vấn sâu học sinh lớp 12 ngƣời làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội

Hỏi: Em có thể cho anh biết, em đang học lớp mấy không ? Đáp: Dạ, em học lớp 12A2 trường THPT Cổ Loa ah

Hỏi: Em có bao giờ đặt ra cho mình một mục tiêu nào đó trong học tập khơng? Đáp: Có chứ, em muốn năm nay em sẽ thi đỗ vào trường học viện ngoại giao Hỏi: Thế ah, vậy em có nghĩ mình đạt được mục tiêu đó khơng?

Đáp: Em cũng chưa biết những em sẽ cố gắng để thi đỗ được vào trường Hỏi: Vì sao em lại thích thi vào học viện ngoại giao

Đáp: Vì em thấy mình có khả năng học tốt tiếng anh, em lại rất mê tiếng anh, mấy

năm vừa rồi em đều đạt trên 8.0 môn tiếng Anh, với lại học ngoại giao được đi đây đi đó ra nước ngồi nhiều, em thì rất thích được đến nhiều nước.

Hỏi: Em có lên kế hoạch học tập cho mình khơng?

Đáp: Có ah, em đặt ra mục tiêu cho từng môn học, tập trung hơn vào những môn

khôi D1 mà em sẽ thi đại học.

Hỏi: Ở nhà, em giành bao nhiêu thời gian cho việc tự học?, em thường học vào lúc

nào?

Trả lời: khoảng 4-5tiếng/ngày, em thường học từ 20h – 12h tối ah.

Hỏi: Em hay sử dụng những phương pháp học tập như thế nào ?(chỉ học một mình

miệt mài học, học theo nhóm, chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa, hay chủ động tìm thêm sách tài liệu tham khảo để học, hỏi những người có trình độ cao hơn, học qua các phương tiện thông tin như tivi internet…)

Đáp: Ở nhà em thường học một mình, lớp em có mấy nhóm học thêm theo khối thi

đại học ở nhà thầy, cơ, em cũng tham gia học nhóm, ngồi sách giáo khoa em học thêm trong sách nâng cao, luyện kỹ năng giải đề thi đại học

Hỏi: Em có đi học thêm khơng? đi học thêm từ lớp mấy ? học vì mục đích gì ? bao

nhiều tiền/ buổi học thêm ?

Đáp: Có ah, em đi học thêm từ năm lớp 10 đến bây giờ. Mục đích để học tốt hơn

những mơn mà sau này mình sẽ thi đại học anh ah, 40 nghìn/ buổi học 2 tiếng.

Hỏi: em nghĩ học thêm có quan trọng khơng ? Nếu thầy cô giáo không tổ chức dạy

thêm nữa thì liệu em có tự tin với kiến thức để thi đại học không?

Đáp: Em nghĩ là cũng cần phải học thêm,vì khi học trên lớp các buổi chính các

thầy cô chỉ dạy theo kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nếu những chỗ muốn mở rộng khơng có nhiều thời gian. Nên đi học thêm sẽ được học nâng cao và luyện thi cho mình.

Hỏi: Bố mẹ em làm nghề gì?

Đáp: Bố em công tác bên xã, mẹ em dạy bên trường tiểu học.

Hỏi: Cha mẹ quan tâm đến việc học hành của em như thế nào? (thời gian, đầu tư

chi phí học thêm). Ngồi đi học ra em có phải làm việc gì để phụ giúp bố mẹ không ?

Đáp: Bố mẹ em quan tâm lắm ah, em khơng phải làm gì chỉ đi học ở lớp rồi về nhà

tự học, còn lại đi học thêm 3 môn ở nhà thầy cô. Bố em động viên em rất, bố em bảo nếu thi đỗ đại học sẽ tặng cho em một máy tính laptop để học.

Hỏi: Bố mẹ có hay trò truyện thảo luận với em về học hành, thi cử, nghề nghiệp

Đáp: có thường xuyên ah, bố mẹ để em lựa chọn ngành học rồi đăng ký trong kỳ thi

sắp tới, miễn là phù hợp với sở thích và khả năng em thi đỗ được.

Hỏi: Em chủ động hỏi bố mẹ về việc trên hay bố mẹ chủ động hỏi chuyện em Đáp: Bố mẹ chủ động ah

Hỏi: Em có nghe theo lời khuyên của bố mẹ trong việc học hành, thi cử, chọn

ngành nghề không? hay tự các em quyết định

Đáp: Em sẽ quyết định ah

Hỏi: Em cảm nhận như thế nào về sự quan tâm dòng họ và thôn với việc học của

học sinh trong thôn?

Đáp: Họ Chử nhà em năm nào cũng phát thưởng và trao quà cho những học sinh

giỏi và cho anh chị trong họ thĩ đỗ đại học, thôn cũng vậy ah.

Cảm ơn em, chúc em học tập tốt, đạt được mong ước của mình!

- Họ tên người được phỏng vấn Chử Thu Hằng

- Tuổi 18: Giới tính: nữ

- Lớp học: 12A2, trường THPT Cổ Loa

- Là con thứ mấy trong gia đình 3 trong gia đình

Phiếu số 9: Phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh ở làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đơng Anh, Hà Nội

Hỏi: Gia gia mình có được bao nhiêu diện tích đất nơng nghiệp để canh tác và sản

xuất hở cơ?

Đáp: Nhà cơ có 100m2

.

Hỏi : Gia đình cơ thường trồng những loại cây lương thực nào trên diện tích đất

canh tác?

Đáp: Đất đồng chiêm trũng chỉ phù hợp với trồng được lúa Hỏi: Năng suất có cao khơng cơ ?

Đáp: thường thì khoảng 2 tạ đến 2 tạ hai một sào

Hỏi: Ngồi trồng lúa ra, gia đình mình có trồng thêm cây khác khơng ? Đáp: Nhà cơ trồng ngô vụ đông, bán bắp non

Hỏi: Gia đình mình có làm thêm nghề phụ gì khơng cơ? Đáp: Nhà cô làm chổi tre

Hỏi: Thu nhập của nghề này thế nào cô ?

Đáp: Mỗi tháng nếu làm đều khoảng 3 triệu, thường thì từ 2,5 triệu đến 2,8

triệu/tháng

Hỏi: So với làm ruộng thì thu nhập của nghề này thế nào hở cô ?

Đáp: Cũng tạm thơi, gia đình sống chủ yếu bằng nghề này, chứ làm ruộng thì trừ

chi phí, đầu tư, giống, phân bón, thuê máy cầy bừa, cịn chẳng bao nhiêu, nhưng chẳng nhẽ có ruộng mà khơng làm.

Hỏi: Số người làm trong gia đình gồm những ai cơ?

Trả lời: Chỉ có hai cơ chú làm, các em đi học, ngày nghỉ về thì phụ giúp

Hỏi: Gia đình mình có chăn ni thêm các loại loại gia súc, gia cầm nuôi thủy sản

gì khơng cơ?

Đáp: Khơng có

Hỏi: Tổng thu nhập hàng năm của gia đình là bao nhiêu hở cơ? Đáp: Mỗi năm trung bình nhà cơ thu nhập được từ 35 đến 40 triệu Hỏi: Khó khăn lớn nhất của gia đình trong sản xuất hiện nay là gì?

Đáp: Thiếu vốn để đầu tư sản xuất, cô chú định vay vốn, đầu tư mở rộng xưởng làm

nghề phụ.

Hỏi: Cơ có những ý kiến, kiến nghị đề xuất gì về phát triển kinh tế gia đình khơng a

?

Đáp: Cơ mong muốn ngân hàng nông nghiệp có thể cho vay vốn dài hạn để phát

triển sản xuất

Hỏi: Gia đình hiện tại có sử dụng các loại phương tiện thơng tin sau đây ? Đáp: Có Ti vi và điện thoại cố định

Hỏi: Gia đình mình sử dụng nước sinh hoạt nào

Đáp: Nước giếng khoan, ở đây tất cả các hộ gia đình đều sử dụng nước giếng

khoan.

Hỏi: Trong những năm qua, gia đình cơ chú có tham gia lễ hội của làng như thế

nào?

Đáp: Ở đây hàng năm vào dịp 15/3 âm lịch, làng tổ chức hội làng, nên mỗi gia đình

bên hội nơng dân nên hàng năm vào dịp lễ hội, cô tham gia trong ban tổ chức hoạt động của ở hội làng.

Hỏi: tham gia hội làng các gia đình có phải đóng góp kinh phí khơng cơ ? Đáp: Khơng, kinh phí tổ chức hội làng do kinh phí chung của thơn

Hỏi: Cô thấy hoạt động hội làng của mình trong những năm qua tổ chức như thế

nào

Đáp: Nhìn chung là tốt, hoạt động của hội làng diễn ra đều đặn, mọi người đều tích

cực tham gia

Hỏi: Gia đình tham gia vào các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở thơn, xóm

như thế nào ?

Đáp: gia đình tích cực tham gia tất cả các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở

xóm thơn và xã phát động.

Hỏi: Gia đình có mấy cháu đang đi học

Đáp: cơ chú có hai em đang học đại học bên Hà Nội, một em gái lớn học đang học

năm thứ 3, đại học ngoại ngữ, em trai học đại học xây dựng Hà Nội năm thứ nhất.

Hỏi: Cơ chú gặp những khó khăn như thế nào khi đầu tư cho hai em đi học đại học

hiện nay không ?

Đáp: nhà cô chú làm ruộng, nghề phụ, tiết kiệm tất cả các chi tiêu để lo cho hai em

ăn học, cả nhà chỉ trông vào mấy sào ruộng với làm nghề trẻ nan đan trổi tre, kinh tế khó khăn, nhưng dù vất vả thế nào miễn là các con học giỏi là cô chú cũng mừng cố găng lo toan cho chúng nó học đến nơi đến chốn.

Hỏi: Chi phí mỗi tháng cho hai em học đại học là bao nhiêu vậy cô ?

Đáp: Hai đứa nhà cô, được cái chăm chỉ học, cuối tuần chúng nó lại đi xe bus về

giúp cơ chú, chi phí mỗi tháng của mỗi em là 1triệu, hiểu hồn cảnh bố mẹ nên hai em tiết kiệm và cũng đi làm thêm phụ giúp việc học hành.

Hỏi: Theo cơ trình độ học vấn có quan trọng khơng, cơ mong muốn gì ở các con

mình trong học tập?

Đáp: Ở đây, nhiều năm qua phong trào học tập được quan tâm lắm, từ gia đình, họ,

đến thơn, hàng năm số học sinh đỗ đại học nhiều nên mọi người phấn khởi, cố gắng lo cho con cái học hành, cô chú chỉ mong sao cho các con học hành thành đạt, ra trường có việc làm khơng phải làm nơng vất vả như bố mẹ. Với lại muốn thay đổi chỉ có cách cho con đi học chứ ở nhà thì khơng thể làm gì mà sống nổi với đồng đất này mà việc trồng lúa hiện nay thì các cơ vất vả lắm, chẳng nhẽ có ruộng mà lại bỏ, cô chú tranh thủ vừa làm ruộng vừa ở nhà làm chổi tre nhưng cũng chỉ đủ chắt bóp cho 2 em học.

Hỏi: Khi các em cịn học phổ thơng, trong gia đình cơ hay chú thường đi họp phụ

huynh cho các em ?

Đáp: Thường thì cơ đi họp, hễ có thơng báo việc họp phụ huynh là dù bận thế nào,

cô hoặc chú cũng đi họp.

Hỏi: ở nhà cơ có thường xun phải nhắc nhở các em học bài không ?

Đáp: hai đứa nhà cơ có ý thức và cũng chịu khó học, khơng cần phải nhắc nhở việc

này

Hỏi: Gia đình quan niệm thế nào về việc dậy bảo đưa con vào nề nếp học tập ? ai là người làm việc này ?

Đáp: cả cô chú cùng bảo ban vào nề nếp học tập

Đáp: có, hai đứa nhà cơ đi học thêm từ học cấp 2, lên cấp 3 chúng nó đi học thường

xun, học phí khơng cao, chỉ vài nghìn một buổi, học theo lớp. Cô thấy, học thêm là tốt chứ bây giờ kiến thức càng ngày càng khó, nếu khơng đi học thì khơng thể thi cử vào đại học được.

Hỏi: Trước đây cơ chú có dự định cho con theo học ngành nghề gì khơng ? Mong

muốn của cơ chú với nghề nghiệp của các em sau này là gì ?

Đáp: không, cô chú ở nhà làm nông cũng không biết ngành nghề thế nào, các em tự

đăng ký và quyết định chọn ngành nghề thi đại học. bây giờ cả hai đứa nhà cô đang học đại học rồi, chưa biết sau này thế nào nhưng cũng chỉ mong sao cho chúng nó học giỏi, ra trường xin được công việc phù hợp là được.

Hỏi: gia đình cơ chú đã có những việc làm cụ thể nào để khuyến khích và thúc đẩy

việc học tập của các em khơng ?

Đáp: Có chứ, cơ chú làm việc vất vả tất cả vì lo cho các em học tập, cơ chú thường

xuyên động viên các con học tập.

Hỏi dòng họ, địa phương quan tâm việc học hành của con em trong họ như thế nào

?

Đáp: Trong họ Chử của nhà chú có ban khuyến học, có quỹ khuyến học, rồi chi hội

khuyến học ở thôn năm nào cũng tổ chức tuyên dương, mấy đứa nhà cô đều được cả nên cả nhà cũng phấn khởi, tự hào.

Hỏi: Gia đình có những ý kiến và khuyến nghị gì về cơng tác khuyến học ở gia đình

và địa phương hiên nay ?

Đáp: Việc học tập chủ yếu ở các cháu học sinh, tùy thuộc vào điều kiện từng gia

đình nhưng nếu gia đình nào cũng quan tâm đến các cháu thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn !

Vâng cháu xin trân thành cảm ơn cô !

Tên người được phỏng vấn: Hồng Thị Nga Tuổi: 47

Giới tính: Nữ

Trình độ học vấn: 12/12

Nghề nghiệp: Làm nông nghiệp

PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH HỌC SINH, SINH VIÊN, VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH Ở HỘI PHỤ THAM GIA TRẢ LỜI PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) the learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present (Trang 160 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)