12 Cự Trình (Đơng Anh) 6-4 11-
THCS Học sinh
đến môi trường tương lai tốt đẹp.
2.2.1.4: Mục đích đi học thêm
Hiện nay, tình hình học thêm của học sinh THCS, THPT, không chỉ diễn ra ở những ở các thành phố, đô thị lớn mà tại các trường ở nông thôn, ngoại thành học thêm cũng rất phổ biến. Kết quả khảo sát cho thấy 100% học sinh THCS, THPT ở Hội Phụ được hỏi trả lời có đi học thêm tại trường, việc đi học thêm của học sinh có nhiều mục đích và chịu những tác động của những yếu tố khác nhau.
Học sinh THCS việc đi học nhằm mục đích để học tập tốt hơn là (30%), trong khi đó tác động từ bố mẹ yêu cầu con cái đi học thêm chiếm tỷ lệ cao nhất (58%), đi học thêm với mục tiêu lên lớp là (8%). Học sinh THPT đi học thêm với mục đích để học tốt hơn chiếm tỷ lệ cao nhất (54.2%), tác động của từ bố mẹ yêu cầu con cái đi học thêm là 28.5%, với sinh viên ĐH được khảo sát cho rằng việc đi học thêm là nhằm mục đích giúp cho việc học tập được tốt hơn (60%), trong khi đó 40% sinh viên đi học thêm vì sự say mê. Một điều dễ nhận thấy từ bảng số liệu là việc đi học thêm để được lên lớp chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở học sinh THCS (8%), đối với học sinh THPT, sinh viên ĐH là 0%.
Bảng 2.7: Mục đích đi học thêm của học sinh, sinh viên Hội Phụ Mục đích đi học thêm Học sinh
THCS Học sinh Học sinh THPT Sinh viên Đại học SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Để học tốt hơn 15 30 19 54.2 9 60 Để được lên lớp 4 8 0 0 0 0 Học vì lịng say mê 2 4 6 17.1 6 40 Thầy cô yêu cầu đi học thêm 0 0 0 0 0 0 Bố mẹ yêu cầu đi học thêm 29 58 10 28.5 0 0
Tổng 50 100% 35 100% 15 100%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phiếu điều tra dành cho người học, tháng 7/2011)
Kết quả từ bảng số liệu cho thấy tỷ lệ học sinh THCS, THPT đi học thêm vì lịng say mê chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các mục đích và tác nhân khác (6%) ở học sinh THCS và 17.1% ở học sinh THPT. Điều này phản ánh thực tế hiện nay, việc
học thêm đã trở thành phổ biến, đi học theo phong trào, đi học thêm vì áp lực thi cử nhiều hơn mục đích học thêm vì say mê học tập. Mặt khác phản ánh thực trạng ở các gia đình Việt Nam cả thành thị và nông thôn hiện nay vẫn rất coi trọng việc học hành của con cái, đầu tư thơi gian, tiền bạc cho con cái học tập với mong muốn con cái phải vào được đại học. Nhưng mặt khác, nói lên một thực tế ở hầu hết các bậc cha mẹ chưa thật sự hiểu hết được những áp lực từ việc học thêm mang lại cho con cái.
Từ kết quả tìm hiểu quan niệm của học sinh về học thêm của học sinh ở Hội Phụ tại trường THCS Đông Hội, THPT Cổ Loa, một số sinh viên ĐH người Hội Phụ. Chúng tôi thấy rằng gia đình, nhà trường phải có những định hướng và quản lý tốt thời gian học thêm của học sinh, tránh hiện tượng bỏ học đi chơi điện tử hay tụ tập bạn bè. Bên cạnh đó, học sinh phải ý thức được mục đích thực sự của việc học thêm ở trường của mình, để có ý thức học tập tốt hơn. Học sinh cần sắp xếp thời gian hợp lý trong việc học chính và học thêm, đồng thời giành thời gian cho việc tự học ở nhà, thời gian nghỉ ngơi và có ý thức trong việc phụ giúp cha mẹ trong những cơng việc gia đình.